Theo thống kê của WHO, mỗi năm có khoảng 17 triệu người bị đột quỵ, trong đó có khoảng 5 triệu người tử vong. Những con số đáng báo động về đột quỵ khiến bất kỳ ai cũng lo lắng. Vậy bạn cần làm gì để phòng ngừa đột quỵ? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, xin hãy dành ít phút đọc ngay bài viết dưới đây để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và gia đình.

Kiểm soát huyết áp ở mức lý tưởng

Người bị tăng huyết áp có nguy cơ đột quỵ rất cao vì tăng huyết áp thúc đẩy sự hình thành của mảng xơ vữa trong mạch máu, gây tắc nghẽn mạch máu. Do đó, những ai có tiền sử cao huyết áp cần phải kiểm soát huyết áp ở mức lý tưởng (dưới 120/80 mmHg) để phòng ngừa đột quỵ.

Cụ thể: 

  • Người bệnh cần giảm muối trong chế độ ăn uống, không ăn quá 1,5g muối mỗi ngày.  
  • Hạn chế những thực phẩm nhiều cholesterol, điển hình như đồ chiên, thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh. 
  • Ăn nhiều trái cây và rau củ, đặc biệt là những thực phẩm chứa hàm lượng kali cao như chuối, khoai lang, khoai tây, cà chua và các loại đậu.

kiem-soat-huyet-ap-duoi-120-80-mmhg-giup-phong-ngua-dot-quy.jpg

Kiểm soát huyết áp dưới 120/80 mmHg giúp phòng ngừa đột quỵ

Duy trì cân nặng cơ thể ở mức hợp lý

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Ý, người bị thừa cân có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 22% so với người bình thường. Trong khi đó, người bị béo phì có nguy cơ lên đến 64%. Qua đó có thể thấy được, nguy cơ dẫn đến đột quỵ ở người bị béo phì rất cao. 

Hiện nay, chỉ số khối cơ thể (BMI) lý tưởng là 25 hoặc thấp hơn, vượt quá 25 là bạn bị thừa cân và trên 30 đồng nghĩa bạn đang bị béo phì. Để duy trì cân nặng ở mức hợp lý, bạn không được ăn quá 1500-2000 calo mỗi ngày và thường xuyên hoạt động thể chất.

nguoi-bi-thua-can-beo-phi-co-nguy-co-dot-quy-rat-cao.jpg

Người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ đột quỵ rất cao

Điều trị bệnh tiểu đường để phòng ngừa đột quỵ

So với người khỏe mạnh, người bị bệnh tiểu đường có lượng cholesterol trong máu cao, làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Lâu ngày, các mảng xơ vữa tích tụ trong lòng động mạch làm cản trở lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể, gây thiếu hụt oxy và chất dinh dưỡng, từ đó dẫn đến đột quỵ. 

Người bị bệnh tiểu đường cần phải theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên, kiểm soát cân nặng, kiêng những thực phẩm chứa nhiều cholesterol, nội tạng động vật và các loại bánh, kẹo… để phòng ngừa đột quỵ.

Điều trị rung nhĩ

Rung nhĩ (hay rung tâm nhĩ) là một dạng rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh và không đều. Khi bị rung nhĩ, người bệnh có nguy cơ hình thành cục máu đông trong tâm nhĩ, dẫn đến đột quỵ. 

Khi cảm thấy nhịp đập của tim bất thường, kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, đánh trống ngực hoặc đau thắt ngực… thì người bệnh cần đến trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Thông thường, đối với trường hợp rung nhĩ nhẹ, người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc làm loãng máu, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc chẹn beta… Đối với trường hợp nặng hơn, người bệnh cần được sốc điện hoặc phẫu thuật để phòng ngừa đột quỵ có thể xảy ra. 

dieu-tri-rung-nhi-de-phong-ngua-nguy-co-dot-quy.jpg

Điều trị rung nhĩ giúp phòng ngừa đột quỵ não

Bỏ thuốc lá giúp phòng ngừa tai biến đột quỵ

Không chỉ tác động xấu đến phổi, thuốc lá còn làm tăng tốc độ hình thành huyết khối và mảng xơ vữa trong động mạch. Bên cạnh đó, khói thuốc kích thích cơ thể tăng tiết catecholamine gây rối loạn nhịp tim.

Bỏ thuốc lá là một trong những phương pháp phòng ngừa đột quỵ bạn phải thực hiện sớm. Để cai thuốc lá, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cai thuốc lá như miếng dán, nước súc miệng hoặc viên ngậm nicotine.

cai-thuoc-la-giup-phong-ngua-dot-quy.jpg

Cai thuốc lá giúp phòng ngừa đột quỵ

Hạn chế rượu bia

Giống như thuốc lá, rượu bia làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và mảng xơ vữa động mạch. Đồng thời, rượu bia còn làm rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp và suy tim. 

Do đó, bạn không nên uống rượu bia, nếu uống thì cần phải kiểm soát. Đối với nam giới, có thể uống tối đa 2 ly/ngày và 1 ly/ngày đối với phụ nữ không mang thai. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng rượu vang đỏ thay cho các loại rượu nặng. Theo nghiên cứu, thành phần flavonoid và các chất chống oxy hóa trong rượu vang đỏ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. 

Tập thể dục thường xuyên là cách phòng ngừa đột quỵ từ sớm

Tập thể dục thường giúp cơ thể duy trì cân nặng ở mức hợp lý, giảm cholesterol và hạ huyết áp. Bạn nên duy trì các bài tập thể dục đều đặn ít nhất 5 ngày/tuần và ít nhất 30 phút/ngày. Bên cạnh đó, bạn chỉ nên tập các bài tập vừa sức như đi bộ, đi cầu thang thay vì đi thang máy, đạp xe hoặc bơi lội. Ngoài các bài tập thể dục, bạn cũng có thể thực hiện các động tác đơn giản như nắm tay, nhún vai, lắc đầu hoặc massage cổ để tăng cường lưu thông.

tap-the-duc-deu-dan-giup-phong-ngua-dot-quy-som.jpg

Tập thể dục đều đặn giúp phòng ngừa đột quỵ sớm

Ăn uống lành mạnh để phòng ngừa đột quỵ

Ông cha ta có câu “Bệnh từ miệng mà vào”. Thật vậy, việc ăn các thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa, muối, đường… sẽ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Thay vào đó, bạn nên áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, kali, thực phẩm nhiều màu sắc. Một số thực phẩm giúp phòng ngừa đột quỵ bao gồm: Các loại rau xanh có màu đậm, cá hồi, các loại đậu, cà chua, chanh, bưởi, chuối, táo…

Bổ sung sản phẩm thảo dược thiên nhiên

Bên cạnh những phương pháp phòng ngừa đột quỵ kể trên, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm có chứa thành phần enzym Nattokinase. Đây là enzyme được chiết xuất từ Natto - một món ăn truyền thống từ đậu nành lên men của người Nhật Bản.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, enzym Nattokinase có khả năng làm tiêu sợi huyết, chống kết tập tiểu cầu, từ đó làm loãng máu và làm tan cục máu đông. Ngoài ra, enzym nattokinase còn có tác dụng hạ huyết áp, giảm mỡ máu, giảm xơ vữa động mạch và cải thiện trí nhớ…

GS.TS Nguyễn Văn Thông cho biết, nên lựa chọn sản phẩm có thành phần nattokinase có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được nghiên cứu lâm sàng, được người bệnh đánh giá cao, cải thiện tốt khi sử dụng. Do đó, để phòng ngừa đột quỵ não, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm chứa nattokinase đã được kiểm chứng lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Quân y 103…), giúp phòng ngừa tốt hơn

enzym-nattokinase-co-kha-nang-lam-tan-huyet-khoi-ha-huyet-ap-tu-do-phong-ngua-dot-quy.jpg

Enzym Nattokinase có khả năng làm tan huyết khối, hạ huyết áp, từ đó phòng ngừa đột quỵ

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới trong những năm qua. Do đó, phòng ngừa đột quỵ từ sớm là việc làm cần thiết của mỗi người để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các phương pháp phòng chống đột quỵ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.

Nguồn tham khảo:

https://www.health.harvard.edu/womens-health/8-things-you-can-do-to-prevent-a-stroke

https://www.cdc.gov/stroke/prevention.htm

https://www.nhs.uk/conditions/stroke/prevention/

https://www.webmd.com/stroke/guide/understanding-stroke-prevention

https://www.heart.org/en/news/2021/05/05/5-critical-steps-to-help-prevent-a-stroke

Dược sĩ Lan Khuê

Bình luận