Hiểu về hạt xơ dây thanh - “Ác mộng” của người hay phải nói nhiều
Hạt xơ dây thanh quản là gì? Nguyên nhân hình thành
Hạt xơ dây thanh (hay hạt xơ dây thanh quản) là một tổn thương thực thể lành tính tại thanh quản, nằm ở ⅓ giữa dây thanh và mọc đối xứng nhau. Kích thước của hạt xơ thường bé như hạt đỗ xanh, xơ cứng và có chân rộng. Hạt xơ làm thay đổi cách không khí đi qua thanh quản và khiến dây thanh âm rung động thiếu nhịp nhàng, gây ra khàn tiếng.
Nguyên nhân nào gây hạt xơ dây thanh?
Nguyên nhân chính dẫn đến hạt xơ dây thanh là do dây thanh quản bị lạm dụng quá mức trong thời gian dài. Vì thế, hạt xơ dây thanh có thể coi là hệ quả của viêm thanh quản mạn tính. Khi thanh quản phải hoạt động liên tục trong thời gian dài sẽ bị viêm nhiễm, lâu ngày hình thành các hạt, thô cứng.
Thực tế, không chỉ người nói nhiều mới bị hạt xơ dây thanh mà trẻ em cũng có thể mắc phải. Ngoài ra, một số yếu tố cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Ô nhiễm môi trường, tiếp xúc với khói bụi, hóa chất độc hại.
- Viêm họng.
- Viêm xoang.
- Trào ngược dạ dày…
Tuy nhiên, theo chuyên gia nguyên nhân sâu xa là do hệ miễn dịch suy giảm khiến sức đề kháng dây thanh âm suy yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bất lợi, từ đó dẫn đến viêm nhiễm.
Nói to và liên tục trong thời gian dài có thể dẫn đến hạt xơ dây thanh
Hạt xơ dây thanh có nguy hiểm không?
Hạt xơ dây thanh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến giọng nói thay đổi một cách thiếu tự nhiên. Điều này không chỉ tác động tiêu cực tới công việc và cuộc sống của người mắc, mà còn ảnh hưởng tới tâm lý.
Ở giai đoạn nặng, khàn tiếng sẽ xảy ra nhiều hơn, thậm chí có thể mất hẳn giọng (tắt tiếng) và không thể nói bình thường. Ở những đối tượng phải sử dụng giọng nói nhiều thì khản tiếng, mất tiếng do hạt xơ dây thanh chính là kẻ thù, bởi nó vô tình làm giảm hiệu suất lao động. Không ít người vì mất tiếng hoàn toàn đã phải bỏ nghề do không thể đáp ứng yêu cầu công việc.
Nhiều trường hợp còn gặp các vấn đề ở cổ họng như sưng, đau rát, nổi hạch nên luôn thấy vướng víu khiến việc ăn uống cũng trở nên khó khăn. Đôi khi, hạt xơ dây thanh còn gây ra các biến chứng đường thở, xuất huyết thanh quản, nghiêm trọng nhất là ung thư thanh quản.
Cách chẩn đoán hạt xơ thanh quản
Nhận biết sớm các triệu chứng của hạt xơ dây thanh sẽ giúp người mắc tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Để chẩn đoán được hạt xơ dây thanh, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng và thực hiện các biện pháp chẩn đoán y khoa nếu cần thiết.
Chẩn đoán qua các triệu chứng
Khàn tiếng là biểu hiện đầu tiên và xuyên suốt của hạt xơ dây thanh. Điểm đặc trưng của tình trạng này là khàn tiếng từng đợt, ban đầu giọng nói chỉ thay đổi đôi chút do dây thanh vẫn còn khả năng đàn hồi. Theo thời gian, khi hạt xơ phát triển nhiều lên sẽ làm khàn tiếng nặng hơn khiến giọng nói bị méo mó.
Đồng thời, người bệnh còn bị đau, ngứa họng dẫn tới ho khan. Mặt khác, hạt xơ dây thanh còn gây hụt hơi, nói nhanh mệt bởi phải mở rộng thanh môn mới nói được làm hơi bị thoát ra ngoài.
Khàn tiếng kèm hụt hơi, tức ngực do hạt xơ dây thanh
Thực hiện chẩn đoán y khoa
Bởi khàn tiếng là biểu hiện của nhiều vấn đề khác nhau nên để biết chính xác có hạt xơ tại dây thanh không, nội soi sẽ giúp việc chẩn đoán dễ dàng hơn. Nội soi thanh quản có thể phát hiện các hạt xơ từ nhỏ đến lớn. Quan sát trong quá trình phát âm thấy khe thanh môn không khép chặt mà xếp thành chữ V hoặc hình thoi. Mặt khác, trên bề mặt dây thanh cũng có dịch nhầy dính trên vùng thanh môn.
Trong trường hợp nghi ngờ có ung thư, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết tổn thương để loại trừ. Khi đó, vi phẫu thanh quản sẽ được sử dụng để kiểm tra và chẩn đoán.
>>> Xem thêm: Tổng quan về polyp dây thanh - Thủ phạm gây khàn tiếng kéo dài
Hạt xơ dây thanh chữa như thế nào cho hiệu quả?
Điều trị hạt xơ dây thanh tùy vào mức độ nghiêm trọng và kích thước của chúng. Tuy nhiên, bước đầu và quan trọng nhất vẫn là để giọng nói nghỉ ngơi và có thời gian phục hồi. Cách này giúp giải quyết hầu hết các vấn đề ở giọng nói mà xuất phát từ những nguyên nhân lành tính như hạt xơ dây thanh, u nang, ngăn ngừa tái phát.
Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt
Ở giai đoạn đầu của hạt xơ dây thanh, khàn tiếng thường không quá nặng. Lúc này, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt có thể giúp cải thiện vấn đề:
- Uống nhiều nước giúp miệng bớt khô, tăng tiết nước bọt, cải thiện khàn tiếng.
- Súc họng với nước muối sinh lý thường xuyên để giảm viêm nhiễm.
- Lựa chọn các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để tăng cường sức khỏe.
- Nên ăn các món mềm, lỏng, dễ nuốt để không làm thanh quản bị tổn thương. Hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ và chứa nhiều gia vị.
- Tránh khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá…
- Không sử dụng rượu bia, chất kích thích và cafein.
Uống nước giúp làm ẩm niêm mạc họng, giảm khàn tiếng
Dùng thuốc điều trị
Khi hạt xơ dây thanh tiến triển đến một thời điểm nào đó khiến khàn tiếng, hụt hơi kéo dài thì người bệnh cần dùng thuốc để điều trị. Một số loại thuốc thường được kê là: Kháng sinh, giảm đau, chống viêm…
Mặc dù không thể loại bỏ hạt xơ hoàn toàn nhưng thuốc giúp làm giảm các triệu chứng khá tốt. Đồng thời, thuốc cũng ngăn chặn các ô viêm lan sang những vùng lân cận và kìm hãm sự phát triển của chúng.
Phẫu thuật
Phẫu thuật nội soi hạt xơ dây thanh được thực hiện nếu các biện pháp điều trị nội khoa không hiệu quả. Bóc tách giúp loại bỏ các hạt xơ to, kích thước lớn, từ đó giảm nhanh triệu chứng khó chịu. Thế nhưng, phương pháp này không thể tác động đến các hạt nhỏ nên vẫn có thể tái phát. Sau phẫu thuật, bệnh nhân nên tránh nói to, hét lớn và kiêng cữ trong ăn uống để vết thương nhanh lành.
Cùng với các biện pháp điều trị nội khoa hay can thiệp phẫu thuật, người bị hạt xơ dây thanh có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ nguồn gốc thảo dược như rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng. Những thảo dược này không chỉ có khả năng chống viêm, giảm đau, giảm triệu chứng đau rát họng, khản tiếng, mà còn hạn chế được các tác dụng phụ của thuốc, nâng cao hiệu quả điều trị.
Cách phòng tránh hạt xơ dây thanh hiệu quả
Ở người hay phải nói to và liên tục trong thời gian, nguy cơ dây thanh quản bị tổn thương do hạt xơ hay u nang rất cao. Để phòng tránh hiện tượng này, bạn cần lưu ý một số khía cạnh sau:
- Tránh sử dụng giọng nói với tần suất lớn trong một ngày. Nếu phải nói trong phòng đông người, hãy sử dụng các thiết bị khuếch tán âm thanh để không phải gắng sức nói.
- Không nói thầm vì sẽ làm tăng áp lực lên thanh quản.
- Chủ động điều trị các bệnh về tai, mũi, họng (nếu có).
- Hạn chế khạc nhổ, đằng hắng giọng.
- Sử dụng các loại thảo dược hỗ trợ giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng dây thanh, từ đó cải thiện khàn tiếng hiệu quả, lâu dài. Đặc biệt là các thảo dược như cây rẻ quạt, bán biên liên, sói rừng, bồ công anh,... Những loại thảo dược này có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ tiêu viêm, giảm sưng, bớt khàn tiếng và làm giọng nói trong sáng hơn. Theo một khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam vào tháng 1/2021 cho thấy, có đến 90,8% người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ cao rẻ quạt.
Sói rừng được đánh giá có khả năng tiêu viêm, bớt khàn tiếng hiệu quả
Hạt xơ dây thanh tuy lành tính nhưng nếu điều trị không đúng có thể tái phát nhiều lần khiến giọng nói bị biến dạng. Không ít người đến lúc khàn tiếng liên tục, thậm chí mất hẳn tiếng mới đi khám thì dây thanh quản đã bị tổn thương nghiêm trọng do có quá nhiều hạt xơ. Bởi vậy, đừng bỏ qua bất cứ dấu hiệu gì bất thường trong giọng nói để xử lý kịp thời, bạn nhé!
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến hạt xơ dây thanh hoặc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên khác, vui lòng liên hệ đến hotline 024. 38461530 – 028. 62647169 để được hỗ trợ.
Nguồn tham khảo:
Bình luận