Bật mí 4 cách CHỮA VIÊM PHẾ QUẢN bằng tỏi an toàn, hiệu quả
Chữa viêm phế quản bằng tỏi là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng bởi tính an toàn và hiệu quả của nó. Với nhiều tác dụng đặc biệt, tỏi giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của viêm phế quản, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tái phát. Để tìm hiểu thêm về phương pháp này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây!
Viêm phế quản là gì?
Phế quản là phần quan trọng của bộ máy hô hấp, giúp thực hiện chức năng thông khí của cơ thể. Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng lớp niêm mạc đường thở, khiến lòng ống bị sưng, phù nề, đường kính phế quản thu hẹp, gây cản trở sự trao đổi khí của cơ thể. Viêm phế quản gồm 2 loại:
Viêm phế quản cấp tính
Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản cấp tính là tình trạng kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần, các triệu chứng mờ nhạt nên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như: Cảm cúm, cảm lạnh,… Nếu bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây tái cấu trúc, làm giảm khả năng đàn hồi của đường thở, khiến cho niêm mạc phế quản, phổi tăng nhạy cảm với các tác nhân có hại. Đây chính là vòng xoắn bệnh lý của phổi, phế quản.
Viêm phế quản mạn tính
Viêm phế quản mạn tính là tình trạng nhiễm trùng đường thở kéo dài hàng tháng, hoặc nhiều năm. Quá trình viêm thường diễn ra âm thầm, khi gặp tác nhân kích thích sẽ bùng phát thành các đợt cấp tính.
Nguyên nhân gây viêm phế quản
Một trong những tác nhân chính khiến cho phổi bị viêm, nhiễm trùng, từ đó tổn thương nặng là do sự xâm nhập của: Vi khuẩn, virus và nấm.
- Vi khuẩn: Phế cầu khuẩn, vi khuẩn viêm màng não mủ, liên cầu.
- Virus: Các virus thường gặp nhất gây viêm phế quản là virus cúm, rhinovirus, coronavirus (gây dịch SARS), virus cúm gia cầm (H5N1), virus đại thực bào đường hô hấp.
- Nấm: Với những người có vấn đề sức khỏe mạn tính hoặc hệ thống miễn dịch yếu, khi hít phải lượng lớn nấm độc hại có thể bị viêm phổi.
Các nguyên nhân gây viêm phế quản
Hầu hết các mầm bệnh này đều có thể lây lan theo một số cách, bao gồm:
- Người bệnh bị ho hoặc hắt hơi làm vi trùng phát tán trong không khí.
- Dùng chung dụng cụ ăn uống và đồ vệ sinh cá nhân với người bệnh.
- Tiếp xúc với khăn giấy hoặc vật dụng khác sau khi người bị viêm phổi do vi khuẩn, virus đã dùng nó.
- Không vệ sinh sạch tay – chân – miệng sau khi ho, sổ mũi, hắt hơi,…
>>> XEM THÊM: Viêm phổi ở trẻ em có nguy hiểm không?
Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản là bệnh đường hô hấp dưới, thường có triệu chứng không điển hình. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp khi bị viêm phế quản:
- Sốt: Là phản ứng miễn dịch khi xuất hiện các tác nhân gây bệnh tấn công cơ thể.
- Ho: Ở giai đoạn đầu của bệnh, người mắc thường có biểu hiện ho khan, tiến triển nặng sẽ chuyển sang ho có đờm. Ho là phản ứng giúp đẩy các bụi bẩn, vi khuẩn ra khỏi đường thở nhưng nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống.
Ho là triệu chứng của viêm phế quản
- Khó thở: Viêm, nhiễm trùng phế quản làm cho niêm mạc đường thở bị tổn thương, thu hẹp, các tế bào chất nhầy tăng tiết dịch, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng thông khí của cơ thể. Khó thở thường xuất hiện trong các trường hợp viêm phổi mạn tính.
- Đau tức ngực: Ho, khó thở làm cho các cơ trơn của phế quản phổi co kéo, khiến người bệnh dễ gặp phải tình trạng đau tức ngực. Đây là biểu hiện thường gặp khi bị viêm nhiễm kéo dài.
4 cách chữa viêm phế quản bằng tỏi
Tỏi là vị thảo dược có nguồn gốc từ vùng Trung Á. Trong tỏi chứa tinh dầu cùng các chất kháng sinh như alixin có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp tái phát. Dưới đây là một số cách sử dụng tỏi giúp cải thiện hiệu quả các bệnh đường hô hấp:
Sử dụng nước cốt tỏi, gừng
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 500g tỏi, gừng tươi, đường trắng.
Cách thực hiện: Bóc tỏi và làm sạch gừng, sau đó nghiền lấy nước rồi trộn với đường. Người bị viêm phế quản, ho cảm lạnh hoặc ho có đờm uống hỗn hợp này ngày 2 lần để đạt được hiệu quả tốt.
Dùng tỏi để đắp lên huyệt dũng tuyền
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 200g tỏi tươi.
Cách thực hiện: Tỏi sau khi bóc sạch vỏ, đem xay nhuyễn và đắp vào huyệt dũng tuyền (nằm dưới lòng bàn chân). Các thầy thuốc thường khuyên nên thực hiện cách này vào buổi tối trước khi đi ngủ và rửa sạch chân vào sáng hôm sau. Cần kiên trì thực hiện hàng ngày để đạt kết quả tốt.
Tỏi giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh viêm phế quản
Tỏi ngâm đường đỏ, giấm ăn và mật ong
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 250g tỏi, 90g đường đỏ, giấm ăn và mật ong.
Cách thực hiện: Tỏi sau khi bóc sạch vỏ, đem nghiền nát và ngâm cùng mật ong, giấm ăn, đường đỏ trong khoảng 15 ngày. Khi có triệu chứng ho, đau tức ngực do viêm phế quản thì uống hỗn hợp trên ngày 3 lần, mỗi lần 200ml.
Cao tỏi mật ong
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Tỏi và mật ong.
Cách thực hiện: Tỏi sau khi bóc vỏ, làm sạch, đem xay nhuyễn và ninh cùng với mật ong cho đến khi cô đặc thành cao. Khi bị viêm phế quản, bạn có thể hòa cao tỏi với nước ấm uống 3 lần mỗi ngày sẽ giúp giảm ho hiệu quả.
Giải pháp mới cải thiện hiệu quả bệnh viêm phế quản
Có thể thấy rằng, tỏi giúp chữa viêm đường hô hấp rất tốt. Tuy nhiên, việc chế biến phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp, tốn nhiều thời gian và không phải ai cũng có thể dùng được vì vị cay, tính nóng của nó. Nhận thức được những ưu điểm vượt trội trong việc sử dụng thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và cho ra đời một giải pháp mới có chứa thành phần chính là Fibrolysin, kết hợp với nhiều thảo dược quý như: Xạ can, xạ đen, bán biên liên, nhũ hương, tạo giác và bổ sung thêm yếu tố vi lượng selen, iod. Nhờ đó, sản phẩm giúp mang đến công dụng:
- Chống xơ hóa, chống tái cấu trúc phổi, phế quản.
- Giảm kích thích niêm mạc đường thở, cải thiện triệu chứng ho, đờm, khó thở do viêm đường hô hấp.
- Tăng cường sức đề kháng tự nhiên, bảo vệ niêm mạc tế bào, ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh tái phát.
Với công thức tác động vào cả triệu chứng và nguyên nhân, hơn nữa còn giúp phòng ngừa bệnh viêm phế quản hiệu quả, sản phẩm có thành phần chính là Fibrolysin được nhiều chuyên gia khuyên dùng mỗi ngày, giúp hệ hô hấp của bạn khỏe mạnh hơn.
Bình luận