Hỏi: Tôi mang thai tháng thứ 6, xuất hiện vảy bạc trắng hơi nhô lên bề mặt da, da khô và ngứa rất khó chịu. Triệu chứng này có nguy hiểm không, chăm sóc thế nào? (Nguyễn Thị Hạnh - Yên Bái). 

Trả lời:

Chào chị Hạnh! 

Cảm ơn chị đã quan tâm và đặt câu hỏi cho đội ngũ chuyên gia chúng tôi. Với thắc mắc vừa rồi, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Vảy nến không ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phụ nữ, không gây dị tật bẩm sinh, sảy thai hay nguy hiểm trong thai kỳ nhưng có nguy cơ sinh con nhẹ cân hơn.

Vảy nến thai kỳ gây ngứa ngáy khó chịu

Trong thai kỳ, điều đáng lo ngại nhất cho phụ nữ bị vảy nến là thuốc điều trị vảy nến. Có những loại thuốc an toàn, nhưng có nhiều loại cũng gây sảy thai, dị tật thai nhi.

Để giảm tình trạng ngứa hay khô da, chị Hạnh có thể sử dụng kem bôi ngoài da không chứa corticoid mà chứa các thành phần tự nhiên như chitosan, dầu dừa… để dưỡng ẩm. Tránh sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch hệ thống như methotrexate, acitretin, thuốc sinh học…

Để đẩy lùi nguyên nhân gây vảy nến là do hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn thì chị có thể uống sản phẩm từ cây sói rừng liều 8 viên/ ngày/ 2 lần. Khi uống đủ liệu trình, chị sẽ thấy cải thiện triệu chứng viêm ngứa, căng rát da dần dần và ít tái phát bệnh hơn.

Sản phẩm chứa sói rừng được đánh giá là giúp cải thiện vảy nến an toàn

Ngoài ra, các yếu tố khởi phát và làm trầm trọng bệnh hơn như nhiễm khuẩn, chấn thương, sử dụng thuốc corticoid toàn thân, NSAIDS..., stress gây suy sụp thể chất và tinh thần. Trong đó, vấn đề tâm lý là rất quan trọng. Hầu hết bệnh nhân bị vảy nến đều gặp ở các mức độ khác nhau.

Vì vậy, nếu chị bị vảy nến và đang mang thai, cần đến khám và theo dõi với bác sĩ sản phụ khoa và da liễu để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

Nếu còn thắc mắc về bệnh vảy nến thai kỳ, chị Hạnh hãy liên hệ với các chuyên gia để được giải đáp nhé. 

Chúc chị có một thai kỳ khỏe mạnh!

 

Dược sĩ Thu Hiền

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-kim-mien-khang.webp

Bình luận