Viêm thanh quản là bệnh đường hô hấp phổ biến ở những người có đặc thù nghề nghiệp thường xuyên phải nói nhiều như giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên… Vậy triệu chứng viêm thanh quản thường gặp là gì? Cách khắc phục tình trạng này ra sao? Tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết này.

Các triệu chứng viêm thanh quản thường gặp

Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh âm bị viêm do virus, vi khuẩn hoặc sử dụng giọng nói với cường độ cao. Viêm thanh quản có thể chỉ kéo dài trong một vài ngày, thường khoảng 5-7 ngày (viêm thanh quản cấp). Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp viêm thanh quản kéo dài, hoặc tái phát nhiều lần, khi không có các biện pháp điều trị tích cực, bệnh có thể phát triển thành mạn tính.

Triệu chứng viêm thanh quản thường xuất hiện đột ngột và diễn biến nặng trong 5-7 ngày đầu, thường gặp như:

- Khàn tiếng, giọng nói khàn khàn, nói hụt hơi, yếu giọng.

- Thỉnh thoảng mất giọng, nói không ra tiếng.

- Xuất hiện những cơn ho khó chịu, thường là ho khan.

- Có nhu cầu hắng giọng thường xuyên do cổ họng thấy vướng víu, nuốt khó.

Viêm thanh quản cũng có thể liên quan đến nhiễm cúm. Do đó, các triệu chứng sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ… cũng có thể xuất hiện. Các triệu chứng viêm thanh quản thực thể bao gồm:

- Quan sát thấy niêm mạc họng đỏ, amidan có thể sưng, 

- Niêm mạc thanh quản, dây thanh âm sung huyết, phù nề có xuất tiết nhầy ở mép trước dây thanh.

Ngoài ra, tình trạng viêm nắp thanh quản (viêm thanh thiệt) là tình trạng viêm sưng mô ở dưới đáy lưỡi cũng có thể xảy ra, nhất là ở trẻ em. Khi bị viêm nắp thanh quản, mô sưng lên, gây hẹp đường thở, dẫn đến khó thở.  

Viêm thanh quản gây khàn giọng, mất tiếng

Viêm thanh quản gây khàn giọng, mất tiếng


>>> Xem thêm: U nang thanh quản có sao không? Mách bạn cách chữa không cần mổ

Triệu chứng viêm thanh quản gây ra hệ lụy gì?

Viêm thanh quản ở người lớn không nghiêm trọng nhưng bạn nên đi khám nếu bị khàn tiếng kéo dài hơn 2 tuần, sốt, ho hoặc khó thở. Bên cạnh đó, triệu chứng khàn tiếng do viêm thanh quản khiến giao tiếp khó khăn, ảnh hưởng tới công việc, cuộc sống, đặc biệt ở những người có công việc phải nói thường xuyên. Nhất là khi khàn tiếng viêm thanh quản kéo dài, hoặc tái đi tái lại nhiều lần thì triệu chứng viêm thanh quản này có thể khiến bạn không thể tiếp tục công việc.

Đối với trẻ em, viêm thanh quản có thể gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dó đó, với trẻ bị viêm thanh quản, cần đi khám ngay khi cha mẹ thấy trẻ có các biểu hiện:

- Khó nuốt, nuốt thấy đau, cảm giác như có dị vật trong cổ họng.

- Trẻ khóc không ra tiếng hoặc khàn giọng nhiều.

- Khó thở, phát ra âm thanh khò khè khi hít vào hoặc chảy nhiều nước dãi hơn bình thường

Lưu ý, biến chứng viêm thanh quản ở trẻ có thể gây hẹp đường thở, viêm phế quản phổi… nguy hại hơn có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, hãy điều trị cấp cứu nếu trẻ bị viêm thanh quản và xuất hiện dấu hiệu thở hổn hển hoặc khó thở.

Trẻ cần được khám chữa kịp thời khi có các triệu chứng viêm thanh quản nặng

Trẻ cần được khám chữa kịp thời khi có các triệu chứng viêm thanh quản nặng

>>> Xem thêm: Strepsils - Viên ngậm trị ho, đau họng và những điều cần nhớ

Cách khắc phục triệu chứng viêm thanh quản

Để cải thiện các triệu chứng viêm thanh quản, ngoài dùng thuốc theo chỉ định, bạn cần kết hợp với việc giữ dây thanh âm nghỉ ngơi, có chế độ ăn uống hợp lý.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc điều trị viêm thanh quản phổ biến như chống viêm, giảm đau kết hợp kháng sinh trong trường hợp có nhiễm trùng do vi khuẩn. Nếu có tiền sử trào ngược dạ dày, bạn cần sử dụng thuốc giảm tiết axit và thay đổi lối sống nhằm hạn chế dịch vị tác động đến thanh quản.

Nghỉ ngơi hợp lý

Để giọng nói được nghỉ ngơi, bạn cần tránh la hét, nói to hay thì thầm để tổn thương có thời gian lành lại. Trong thời gian này, thực hiện một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh cũng rất quan trọng. Cụ thể:

- Uống nhiều nước ấm giúp giảm khô họng, tăng tiết nước bọt, làm dịu họng, thanh quản.

- Súc họng với nước muối thường xuyên để sát khuẩn, loại bỏ vi khuẩn, tránh làm tình trạng viêm nhiễm thêm trầm trọng.

- Ưu tiên ăn các món lỏng, mềm để không gây kích ứng thêm cho thanh quản. Tránh xa những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và chất kích thích.

- Tăng sức đề kháng cơ thể bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như rau xanh, thịt, trứng, tập thể dục thường xuyên…

Tập thể dục giúp nâng cao sức đề kháng, giảm thời gian kéo dài bệnh

Tập thể dục giúp nâng cao sức đề kháng, giảm thời gian kéo dài bệnh

Cải thiện triệu chứng viêm thanh quản mạn, giảm tái phát nhờ sản phẩm từ thảo dược

Bên cạnh việc dùng thuốc và chăm sóc giọng nói, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược được coi là một giải pháp tối ưu trong cải thiện triệu chứng viêm thanh quản mạn vừa hiệu quả và an toàn. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính từ cây rẻ quạt.

Nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc năm 2015 cho thấy: Trong thân, rễ rẻ quạt chứa nhiều nhóm hoạt chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid. Những hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa tự nhiên nên còn được gọi là kháng sinh thực vật. Vì thế, dược liệu này đặc biệt hiệu quả với các tình trạng nhiễm trùng hô hấp như: Viêm thanh quản, khàn tiếng, mất tiếng…

Để nâng cao tác dụng, rẻ quạt còn được phối hợp với các thảo dược khác như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng dây thanh. Nhờ đó, sản phẩm này giúp giảm các triệu chứng: Ho, đau họng, khản tiếng, mất tiếng, viêm họng, viêm thanh quản hiệu quả.

Rẻ quạt - Dược liệu quý chữa các bệnh về họng, thanh quản

Rẻ quạt - Dược liệu quý chữa các bệnh về họng, thanh quản

Qua bài viết, hẳn bạn đã nắm được các triệu chứng viêm thanh quản thường gặp cũng như cách đối phó hiệu quả. Hãy chú ý hơn trong ăn uống và sinh hoạt, kết hợp sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính rẻ quạt để giọng nói luôn khỏe mạnh, bạn nhé!

Bình luận