Thoái hóa khớp gối là bệnh thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay, căn bệnh này cũng có thể bắt gặp ở nhiều người trẻ tuổi do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Lựa chọn phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối đúng cách sẽ giúp nâng cao hiệu quả trị liệu. Cùng tìm hiểu ngay những cách điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến qua bài viết sau đây.

Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối

Khi cơn đau nhức cấp tính do thoái hóa khớp gối xuất hiện, việc cần thiết nhất là cải thiện nhanh cơn đau, giúp người bệnh vận động dễ dàng. Các thuốc thường được chỉ định có thể kể đến như:

- Thuốc giảm đau Paracetamol (1000-2000 mg/ngày). Có thể kết hợp với Tramadol liều 1000-2000 mg/ngày giúp giảm đau nhanh hơn.

- Thuốc chống viêm không steroid: Thông thường, với người bệnh bị thoái hóa khớp gối, bác sĩ thường chỉ định sử dụng Etoricoxib (30-60 mg/ngày), Meloxicam (7,5-15 mg/ngày), Piroxicam (20mg/ngày), Diclofenac (50-100 mg/ngày).

- Thuốc bôi ngoài da như Voltaren Emugel vừa giúp giảm đau nhanh lại ít có tác dụng phụ.

- Thuốc tiêm nội khớp: Acid hyaluronic (dưới dạng hyaluronate 1 ống/1 tuần x 5 tuần), Hydrocortison acetat (thường được tiêm theo đợt, mỗi đợt 2-3 mũi tiêm cách nhau 5-7 ngày, không vượt quá 4 mũi/đợt).

- Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm như Glucosamine sulfate, Chondroitin sulfate…

Tuy nhiên, khi dùng thuốc cần lưu ý rằng các loại thuốc này chỉ có hiệu quả điều trị triệu chứng của bệnh, chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Các thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến trong điều trị thoái hóa khớp gối

Các thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến trong điều trị thoái hóa khớp gối

Giảm cân, duy trì cân nặng

Nghiên cứu cho thấy, người bị thừa cân béo phì có nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp cao hơn bình thường. Khi cân nặng ở quá mức cho phép, sức nặng đè lên khớp gối càng lớn khiến bệnh càng trở nên nặng hơn. Do đó, nên duy trì cân nặng ở mức phù hợp giúp giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống của thoái hóa khớp gối. Càng ít chịu áp lực thì khớp gối càng ít có nguy cơ bị thoái hóa khớp.

Bên cạnh đó, duy trì cân nặng cũng giúp hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh lý khác như tiểu đường tuýp 2, tăng huyết áp…

Duy trì cân nặng ở mức bình thường giúp ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa khớp gối

Duy trì cân nặng ở mức bình thường giúp ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa khớp gối

Tập thể dục thường xuyên trị thoái hóa khớp gối

Tập thể dục thường xuyên giúp tạo sự linh hoạt, dẻo dai cho cơ thể. Tập thể dục nhẹ nhàng, đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức do thoái hóa khớp gối gây ra.

Trường hợp người bệnh thoái hóa khớp gối nặng nên hạn chế đi lại hoặc nên chuyển sang các môn thể thao khác như đạp xe, dưỡng sinh. Đặc biệt, bạn nên chú ý tránh những động tác mạnh, đột ngột như xoay gối, cúi gặp người, bê vật nặng… Những động tác này có thể gây hại cho các khớp.

Các bài tập, hoạt động rèn luyện phù hợp tốt cho khớp gối bị thoái hóa với cường độ vận động thấp có thể kể đến như sau đi bộ, đạp xe, bơi lội, các bài tập co duỗi cơ, yoga…

Đi bộ tốt cho người bị thoái hóa khớp gối

Đi bộ tốt cho người bị thoái hóa khớp gối

Chườm lạnh hoặc chườm nóng

Liệu pháp chườm lạnh và chườm nóng có khả năng làm dịu cơn đau khớp gối hiệu quả. Với trường hợp cơn đau xuất hiện đột ngột, người bệnh nên chườm lạnh trước. Đối với cơn đau mạn tính, bạn nên chườm nóng để tăng cường lưu thông máu, giảm đau hiệu quả.

Đối với người bệnh thoái hóa khớp, sau khi chườm lạnh giúp khớp gối giảm sưng, người bệnh nên chườm nóng để cải thiện tình trạng cứng khớp, phục hồi khả năng vận động.

Chế độ dinh dưỡng cho thoái hóa khớp gối

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị thoái hóa khớp gối. Trong quá trình điều trị bệnh, bạn cũng cần để ý đến vấn đề ăn uống hàng ngày. Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp người bệnh thoái hóa khớp gối, giàu chất chống oxy hóa như omega-3, vitamin C, beta-carotene… có thể đem lại những lợi ích như duy trì cân nặng ở mức độ bình thường, cải thiện tình trạng sưng viêm khớp gối.

Người bệnh thoái hóa khớp gối nên bổ sung dinh dưỡng từ các thực phẩm như táo, hành tây, cá hồi…

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý rất tốt cho khớp gối

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý rất tốt cho khớp gối

Tiêm nội khớp

Tiêm nội khớp hay còn gọi là tiêm khớp là thủ thuật đơn giản, an toàn và ít tốn kém trong điều trị các bệnh lý xương khớp, giúp làm giảm sưng, nóng, đau nhanh chóng.

Tiêm trực tiếp vào khớp gối giúp hạn chế tác dụng phụ lên cả cơ thể và phát huy hiệu quả ở vùng khớp cần điều trị. Ngoài ra, khi tiêm nội khớp bác sĩ có thể hút bớt dịch viêm và đưa một số dưỡng chất vào sụn khớp như collagen, acid hyaluronic, huyết tương giàu tiểu cầu, corticoid…

Các loại thuốc tiêm có tác dụng giảm đau nhanh, thường bị lạm dụng nhiều, điều này có khả năng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm khuẩn ổ khớp sau tiêm.
  • Teo da, tổn thương thần kinh, đứt gân… do lạm dụng corticoid.
  • Nhiễm khuẩn ở khớp, tiểu đường, cao huyết áp…

Do đó, người bệnh thoái hóa khớp gối chỉ tiêm theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng phương pháp này.

Tiêm khớp gối có thể để lại nhiều tác dụng phụ nếu lạm dụng

Tiêm khớp gối có thể để lại nhiều tác dụng phụ nếu lạm dụng

Phẫu thuật khớp gối

Khi các biện pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả như mong muốn, đồng thời tình trạng đau nhức khớp gối trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật. Các loại phẫu thuật thoái hóa khớp gối thường được áp dụng như phẫu thuật nội soi khớp gối, thay khớp gối, phẫu thuật đục xương chỉnh trục (osteotomy).

Sau khi phẫu thuật khớp gối, thời gian hồi phục mất khoảng 8 - 10 tuần. Do đó, bạn cần phải cân nhắc kỹ trước khi phẫu thuật. Trường hợp thay khớp gối nhân tạo có thể đạt hiệu quả trong khoảng 30 - 40 năm. Sau khi phẫu thuật, để tăng tuổi thọ, người bệnh nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng, tập luyện phục hồi chức năng thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo vận động, di chuyển dễ dàng.

Phẫu thuật khớp gối chỉ nên thực hiện khi các giải pháp điều trị không mang lại hiệu quả

Phẫu thuật khớp gối chỉ nên thực hiện khi các giải pháp điều trị không mang lại hiệu quả

Giải pháp mới giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối

Hiện nay, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối đang được nhiều người ưa chuộng. Trong đó, phải kể đến một giải pháp mới đó là màng vỏ trứng tự nhiên chứa nhiều collagen tuýp 1. Collagen tuýp 1 giúp phục hồi và duy trì độ dẻo dai, chắc khỏe của gân, dây chằng khớp, giúp cải thiện tình trạng khô khớp gối, đau khớp gối, do thoái hóa, chấn thương khớp gối. Bổ sung collagen tuýp 1 sẽ giúp gân cơ, dây chằng, chắc khỏe, đàn hồi tốt, dẻo dai.

Màng vỏ trứng giúp cải thiện tình trạng đau khô khớp gối do thoái hóa khớp

Màng vỏ trứng giúp cải thiện tình trạng đau khô khớp gối do thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp gối không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh. Do đó, ngoài việc sử dụng thuốc, điều chỉnh chế độ sinh hoạt thì người bệnh nên kết hợp thêm các sản phẩm từ thiên nhiên để tăng cường hiệu quả điều trị. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc thêm về cách điều trị thoái hóa khớp gối, hãy để lại bình luận ở phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp một cách nhanh nhất.

 

Link tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2711914/

https://www.webmd.com/osteoarthritis/ostearthritis-of-the-knee-degenerative-arthritis-of-the-knee

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK507884/

Dược sĩ Phương Mai

Bình luận