Câu hỏi từ mẹ Lan Khuê (Quảng Ninh): Chào chuyên gia. Mấy hôm nay thời tiết thay đổi liên tục nên con tôi bị ngứa, phát ban và nổi mề đay khắp người, chi chít cả tay, chân. Hàng xóm mách tôi lấy các loại lá tự nhiên nấu thành nước cho con bớt ngứa. Xin hỏi chuyên gia, liệu phương pháp này có hiệu quả không và trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì hiệu quả, an toàn?

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn Khuê!

Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh ngoài da như mề đay mẩn ngứa do hệ miễn dịch còn yếu. Với thắc mắc: “Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì?” của bạn, chuyên gia sẽ giải đáp bằng một số nội dung dưới đây:

Lá chè xanh

Thảo dược này có vị chát, tính mát, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và sát khuẩn tốt nên hay được dùng trong các tình trạng mẩn ngứa, nổi mẩn ngoài da. Thêm nữa, trong chè xanh còn chứa các chất chống oxy hóa như EGCG, quercetin hay flavonoid giúp làm dịu vùng da bị kích ứng, làm lành vết thương.

Bạn lấy 1 nắm lá chè xanh già rửa sạch rồi đun sôi với nước trong 15 phút, sau đó pha thêm với nước lạnh và tắm cho trẻ mỗi ngày.

trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì - chè xanh 

Chè xanh giúp kháng viêm, tiêu sưng, giảm ngứa

Lá ngải cứu

Trong ngải cứu có chứa các chất kháng sinh giúp kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, sạch nấm. Cách nấu nước lá ngải cứu trị nổi mề đay cho trẻ cũng rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu tươi đã rửa sạch, đem nấu cùng nước sôi trong 5 đến 10 phút, sau đó thêm ít muối hạt và pha loãng với nước nguội rồi tắm cho trẻ.

Lá mướp đắng

Mướp đắng có tác dụng giảm ngứa, phù nề, đau nhức do bệnh mề đay gây ra. Nghiên cứu cũng cho thấy, trong mướp đắng chứa các vitamin, khoáng chất giúp phục hồi tế bào bị tổn thương, tiêu viêm, giảm kích ứng.

Dùng 1 lượng lá mướp đắng non đủ dùng, có thể thêm quả để tăng tác dụng. Rửa sạch các nguyên liệu rồi đun sôi với 2 lít nước trong 5-10 phút, pha thêm nước mát cho nguội bớt để tắm cho trẻ.

Cho đến nay, hiệu quả thực sự của những loại lá trị mề đay trong dân gian vẫn chưa được các nhà khoa học công nhận mà chỉ là kinh nghiệm đúc kết từ ông cha ta để lại. Do đó, tắm lá chỉ phù hợp với một vài trường hợp nhất định.

Vì vậy, ngoài việc quan tâm trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì, phụ huynh cũng cần lưu ý một số khía cạnh để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng:

  • Làm sạch lá trước khi tắm cho trẻ, nên ngâm muối trước để loại bỏ bụi bẩn bám vào.
  • Tắm nước ấm, không để nhiệt độ quá cao có thể khiến trẻ bị bỏng.
  • Không chà xát mạnh khi tắm cho trẻ và tắm quá lâu.

Để cải thiện mề đay mẩn ngứa cho trẻ hiệu quả, an toàn và giảm nguy cơ tái phát, bên cạnh việc chú trọng đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, cha mẹ cần tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của trẻ, từ đó đẩy lùi bệnh từ bên trong. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược chứa 3 thành phần là cao gan, cao nhàu và L-carnitine fumarate đem đến công dụng:

  • Cải thiện triệu chứng viêm, ngứa, mẩn đỏ: Thành phần cao nhàu có tác dụng chống viêm, giảm đau, giúp làm dịu cơn ngứa, đồng thời ức chế sự phát triển của các thương tổn mới. Trong nhàu còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp vết thương mau lành, chóng lên da non, hạn chế hình thành sẹo.
  • Tăng cường chức năng giải độc, thải độc: Cao gan giúp tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu. Kết hợp với cao nhàu sẽ tăng cường chức năng thận, tăng khả năng đào thải chất độc, từ đó loại bỏ các chất thừa tích tụ trong cơ thể.
  • Tăng cường năng lượng tế bào: L-carnitine fumarate là một acid amin cung cấp năng lượng cho tế bào, bảo vệ tế bào, từ đó nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.

wp-9-4.png

Bình luận