Polyp dây thanh quản là gì?

Polyp dây thanh (hay polyp dây thanh quản) là những khối u nhú ở ⅓ giữa dây thanh và bờ trong lòng của thanh quản. Khác với hạt xơ thường mọc đối xứng với nhau, polyp có thể xảy ra trên một hoặc hai bên dây thanh.

Polyp trông giống như các mụn nước và có một mạch máu bên trên. Chúng thường to bằng hạt tấm hoặc đỗ xanh, bề mặt nhẵn bóng và có màu trắng hoặc hồng nhạt.

Polyp dây thanh có nguy hiểm không?

Polyp dây thanh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giọng nói. Điều này không chỉ gây ra những hạn chế trong giao tiếp, sinh hoạt mà còn làm giảm hiệu suất lao động ở một số đối tượng có đặc thù nghề nghiệp phải nói nhiều, ví dụ giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người bán hàng…

Mặt khác, polyp hay các tổn thương khác cũng không tự mất đi hay giảm dần nếu không điều trị. Vì vậy, chẩn đoán bằng nội soi giúp xác định chính xác kích thước, vị trí của polyp và cần thực hiện càng sớm càng tốt để có hướng xử lý kịp thời.

polyp-nam-o-giua-day-thanh-va-nhin-giong-mun-nuoc.webp

Polyp nằm ở ⅓ giữa dây thanh và nhìn giống mụn nước

Nguyên nhân nào dẫn đến polyp dây thanh quản?

Nguyên nhân chính dẫn đến polyp dây thanh là do thanh quản bị phù nề, tổn thương. Điều này có thể đến từ việc nói quá to hoặc quá nhiều, lạm dụng giọng nói vì đặc thù nghề nghiệp hoặc bị viêm nhiễm.

Ngoài ra, polyp dây thanh cũng có thể hình thành và phát triển khi có sự tác động của các yếu tố sau:

  • Mắc các bệnh viêm đường hô hấp như: Viêm họng cấp, viêm thanh quản, viêm amidan…
  • Dị ứng.
  • Ho kéo dài.
  • Hít phải các chất độc hại như khói công nghiệp, hóa chất.
  • Trào ngược dạ dày thực quản.
  • Uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích.
  • Các vấn đề về tuyến giáp.

Đôi khi, ở phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, nội tiết tố thay đổi cũng có thể làm dây thanh xuất huyết nhẹ. Khi kết hợp cùng nhiều yếu tố khác, nó sẽ làm tổn thương dây thanh quản, lâu ngày hình thành hạt xơ, polyp.

phat-thanh-vien-la-doi-tuong-de-mac-polyp-day-thanh-do-phai-noi-qua-nhieu.webp

Phát thanh viên là đối tượng dễ mắc polyp dây thanh do phải nói quá nhiều

Dấu hiệu nhận biết polyp dây thanh

Dấu hiệu đặc trưng của polyp dây thanh là khàn giọng, hụt hơi khi nói. Thực tế, tình trạng này rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu bởi các triệu chứng không thực sự rõ ràng và tương đồng với nhiều bệnh hô hấp khác.

Tuy nhiên, có một vài đặc điểm giúp bạn sớm nhận biết được các triệu chứng của polyp dây thanh để xử lý kịp thời. Cụ thể như sau:

Mức độ khàn tiếng

Tùy vào kích thước của polyp mà mức độ khàn tiếng mỗi thời điểm lại khác nhau. Lúc đầu, giọng nói có thể khàn nhẹ và chỉ xảy ra từng đợt, sau đó xuất hiện dần dần với tần suất liên tục. Lý do là khi polyp càng to sẽ làm thanh môn mở rộng nhiều hơn, dây thanh âm không thể khép kín làm giọng nói bị khàn.

Hụt hơi, mất sức khi nói

Khàn tiếng xảy ra càng lâu thì việc nói chuyện càng mất hơi, nhanh mệt vì phải gắng sức âm thanh mới phát ra. Thêm nữa, người bệnh có thể bị ho khan, khi nói có âm rít nên nghe không rõ tiếng. Tuy nhiên, hiếm khi polyp gây mất tiếng hoàn toàn.

Vướng víu cổ họng

Ở polyp có chân, chúng lên xuống theo từng chuyển động của thanh môn khi đóng, mở gây ra cảm giác vướng víu ở cổ họng. Khi đó, người bệnh có xu hướng muốn khạc và đằng hắng giọng nhưng chính hành động này sẽ làm polyp thêm phù, sưng nhiều hơn. Trong một số trường hợp còn bị tắc nghẽn đường thở do polyp phát triển với kích thước quá lớn.

Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng, dấu hiệu nào của polyp dây thanh ở trên, hãy tiến hành đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Bác sĩ sẽ sử dụng một số phương pháp đặc biệt như ống soi, kiểm tra vấn đề về dây thanh quản để xác định tình trạng chính xác hơn.

khan-tieng-la-bieu-hien-dien-hinh-cua-polyp-day-thanh.webp

Khàn tiếng là biểu hiện điển hình của polyp dây thanh

>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Zithromax trong điều trị bệnh lý nhiễm khuẩn

Các phương pháp điều trị polyp dây thanh hiện nay

Điều trị polyp dây thanh phụ thuộc vào nguyên nhân, kích thước và mức độ ảnh hưởng của chúng.

Điều chỉnh giọng nói, sinh hoạt

Nguyên tắc đầu tiên trong điều trị polyp dây thanh là can thiệp hành vi hoặc giọng nói. Điều này có nghĩa là giảm hoặc ngừng các hành động lạm dụng giọng nói để tránh gây áp lực cho dây thanh.

Trong thời gian chờ đợi khàn tiếng thuyên giảm, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Súc họng và làm sạch khoang miệng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn để giảm viêm nhiễm.
  • Uống nhiều nước giúp tăng tiết nước bọt, tránh khô họng.
  • Sử dụng các thuốc chống viêm, chống phù nề kết hợp kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thăm khám và điều trị triệt để các bệnh hô hấp (nếu có): Viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản...

Phẫu thuật polyp dây thanh

Khi polyp dây thanh phát triển với một kích thước quá lớn mà điều trị nội khoa không hiệu quả, phẫu thuật chính là giải pháp thay thế hiệu quả. Phẫu thuật có thể loại bỏ các polyp ở dây thanh nhưng không thể ngăn chúng tiếp tục tăng trưởng và phát triển.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp cắt polyp dây thanh nhưng chủ yếu là nội soi thanh quản gián tiếp hoặc nội soi vi phẫu. Ưu điểm của cách này là thời gian thực hiện nhanh, ít xâm lấn nên giúp giảm nguy cơ chảy máu và hầu như không có biến chứng. Nếu được nghỉ ngơi và chăm sóc hợp lý, giọng nói sẽ hồi phục gần như bình thường.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ cải thiện polyp

Bên cạnh thuốc hay phẫu thuật, một giải pháp đã và đang được ghi nhận về tính hiệu quả trong cải thiện polyp dây thanh hiện nay là sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược. Trong đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính từ cây rẻ quạt là một lựa chọn tiêu biểu. 

Nghiên cứu cho thấy, trong thân và rễ rẻ quạt có chứa các hoạt chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Nhờ vậy mà rẻ quạt có khả năng giảm khàn tiếng, cải thiện polyp hiệu quả, an toàn. Theo một khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam vào tháng 1/2021, có đến 90,8% người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ cao rẻ quạt

re-cay-re-quat-co-tac-dung-chong-viem-va-cai-thien-polyp-day-thanh.webp

Rễ cây rẻ quạt có tác dụng chống viêm và cải thiện polyp dây thanh

Phòng ngừa polyp dây thanh thế nào?

Để phòng tránh polyp dây thanh, bảo toàn giọng nói, bạn cần lưu ý một số khía cạnh sau:

  • Tránh nói quá nhiều hoặc quá to trong thời gian dài mà không cho thanh âm nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Ngừng hút thuốc và tránh khói thuốc lá vì nó sẽ gây kích ứng họng, thanh quản, lâu ngày dẫn tới khàn tiếng.
  • Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể. Không uống rượu bia, đồ có cồn, chất kích thích hoặc chứa cafein.
  • Ăn uống hợp lý, không bỏ bữa, giảm căng thẳng để hạn chế trào ngược dạ dày.
  • Sử dụng các thiết bị bảo hộ và vệ sinh mũi họng hàng ngày nếu thường xuyên phải tiếp xúc với các chất độc hại.
  • Rửa tay sạch sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp nói chung.
  • Tập luyện thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch.

Tóm lại, polyp dây thanh có thể là thủ phạm gây ra chứng khàn tiếng, hụt hơi kéo dài mà bạn không hề hay biết. Nếu đang gặp bất cứ vấn đề gì về giọng nói, đừng bỏ qua mà hãy đến gặp các chuyên gia để sớm phát hiện biến chứng, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin tham khảo liên quan đến Polyp dây thanh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc, câu hỏi liên quan đến viêm polyp dây thanh, vui lòng liên hệ đến tổng đài 024. 38461530 – 028. 62647169 để được hỗ trợ.

Nguồn tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15424-vocal-cord-lesions-nodules-polyps-and-cysts

https://www.asha.org/public/speech/disorders/Vocal-Cord-Nodules-and-Polyps/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6331298/ 

Dược sĩ Ngọc Hà

BOX-SP-TKT.webp

Bình luận