Tổng hợp 6 câu hỏi cần biết về viêm họng hạt để giảm đau rát
Viêm họng hạt là gì?
Viêm họng hạt là tình trạng các màng nhầy nằm ở phía sau cổ họng hoặc hầu bị viêm. Bệnh là sự tổng hợp 3 yếu tố gồm viêm, sốt và đau họng. Các tế bào lympho sau thành họng do phải hoạt động quá mức dẫn tới sưng to rồi hình thành hạt. Khi thời tiết thay đổi, viêm họng hạt có xu hướng phát triển nhiều hơn. Bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn.
Viêm họng hạt gây đau, khô và ngứa cổ họng
Làm sao để nhận biết viêm họng hạt?
Biểu hiện viêm họng hạt rất dễ nhận biết và không quá khác biệt so với viêm họng thông thường. Thời gian ủ bệnh khá ngắn, trung bình từ 2 đến 5 ngày. Để phát hiện viêm họng hạt, bác sĩ có thể dựa vào các biểu hiện điển hình và chẩn đoán y khoa.
Triệu chứng lâm sàng
Tùy vào mức độ viêm nhiễm mà người mắc viêm họng hạt sẽ gặp các tổn thương khác nhau. Hình ảnh viêm họng hạt thường có kích thước bé như đầu đinh tới to như hạt đỗ xanh.
Theo đó, các triệu chứng điển hình của bệnh gồm:
- Đau rát họng, đau tăng lên khi nuốt do niêm mạc họng bị tổn thương.
- Ngứa và vướng họng: Các hạt sưng to ở thành họng gây ra cảm giác ngứa, vướng víu cổ họng khiến người bệnh muốn khạc nhổ để tống dị vật ra ngoài.
- Ho: Họng bị kích thích kéo theo các cơn ho khan và ho có đờm do các ổ viêm nhiễm ở họng tiết ra.
Ngoài ra, bệnh còn đi kèm với một số dấu hiệu khác như: Amidan sưng to, sổ mũi, kích ứng mắt, sưng hạch bạch huyết, sốt cao, đau bụng, đau đầu, buồn nôn…
Chẩn đoán y khoa
Khi bệnh nhân viêm họng có dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định cấy dịch cổ họng để phục vụ cho việc chẩn đoán. Ngoài ra, nội soi thanh quản cũng được thực hiện nhằm đánh giá tất cả các nguyên nhân có thể gây ra viêm họng.
>>> Xem thêm: Thuốc kháng viêm Alpha Choay và 5 điều cần biết trước khi dùng
Nguyên nhân bị viêm họng hạt là gì?
Nguyên nhân gây ra viêm họng hạt là sự kết hợp giữa các điều kiện và yếu tố khác nhau. Những nguyên nhân phổ biến của viêm họng hạt gồm:
- Nhiễm virus: Nguyên nhân này chiếm từ 25 - 45% nguyên nhân gây ra tình trạng viêm họng hạt. Tác nhân thường gặp nhất là cảm lạnh, virus cúm, adenovirus, virus epstein-barr…
- Nhiễm khuẩn: Ít phổ biến hơn, nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây ra viêm họng, ví dụ Streptococcus nhóm A.
- Dị ứng: Dị ứng với phấn hoa, mạt bụi, lông vật nuôi hoặc nấm mốc có thể khiến cổ họng bị khô và ngứa. Tình trạng này khiến chất nhầy từ mũi chảy xuống phía sau cổ họng gây kích ứng và đau.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản có thể gây kích ứng niêm mạc họng. Khi điều này diễn ra trong thời gian dài, nó sẽ dẫn tới khô và ngứa họng.
- Lạm dụng giọng nói quá mức: Nói nhiều, la hét mà không để cho dây thanh âm nghỉ ngơi có thể kích thích họng làm khởi phát các cơn ho, ngứa nơi cổ họng.
- Sử dụng chất kích thích: Thực phẩm cay nóng, hút thuốc lá và đồ lạnh.
Virus, vi khuẩn tấn công gây ra viêm họng hạt
Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, một số yếu tố cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm họng hạt như:
- Tiền sử dị ứng hoặc mắc bệnh viêm xoang.
- Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc nhiều với khói thuốc.
- Làm việc trong môi trường ô nhiễm, hít phải các chất độc hại.
- Dùng thuốc kháng sinh liên tục gây nhờn thuốc mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Chủ quan không điều trị dứt điểm viêm họng khi bệnh ở giai đoạn cấp dẫn tới tái phát nhiều lần.
- Sức đề kháng kém: Viêm họng hạt chuyển thành mạn tính do hệ miễn dịch kém, tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn xâm nhập.
- Thói quen khạc, nhổ làm các mao mạch họng căng lên, rách, từ đó gây tổn thương niêm mạc họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm lấn.
Biến chứng viêm họng hạt có nguy hiểm không?
Biến chứng viêm họng hạt không nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường xuyên tái phát gây khó chịu cho người mắc, làm giảm chất lượng cuộc sống. Trong một số trường hợp, bệnh còn dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe, chẳng hạn:
- Viêm nhiễm hầu họng, sưng và áp xe amidan.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp: Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh quản…
- Ho ra máu.
Do đó, nếu bị viêm họng kéo dài hơn 10 ngày mà điều trị bằng các biện pháp thông thường không đỡ, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Viêm họng hạt có thể lan sang vùng lân cận như amidan gây viêm loét nặng
Các cách chữa viêm họng hạt hiện nay là gì?
Không giống viêm họng cấp, viêm họng hạt có tính chất dai dẳng và dễ tái phát. Vì vậy, điều trị viêm họng hạt cần tập trung đồng thời vào nguyên nhân và triệu chứng nhằm làm giảm khó chịu cho người bệnh.
Điều trị theo phương pháp Tây y
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của viêm họng hạt mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:
Điều trị bằng thuốc
Trong phác đồ điều trị viêm họng hạt, các thuốc thường được sử dụng là:
- Thuốc chống viêm, giảm phù nề: Alphachymotrypsin (Alpha Choay), Lysozyme…
- Thuốc chống dị ứng (nhóm kháng histamin H1): Loratadin, Cetirizin, Fexofenadine…
- Thuốc giảm ho, long đờm: Bromhexin, Dextromethorphan, Bisolvon…
- Thuốc kháng sinh: Chỉ dùng trong trường hợp có nhiễm khuẩn với các hoạt chất như amoxicillin...
- Thuốc chống trào ngược dạ dày: Các thuốc kháng histamin H2, thuốc ức chế bơm proton...
- Thuốc giảm đau, hạ sốt không steroid (NSAIDs): Paracetamol, Ibuprofen…
Điều trị ngoại khoa
Can thiệp ngoại khoa được áp dụng khi số lượng hạt ở thành họng quá nhiều và không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa trước đó. Hiện nay, đốt laser và đốt lạnh là 2 biện pháp chính trong điều trị ngoại khoa cho bệnh nhân viêm họng hạt.
Mặc dù đốt viêm họng có thể xử lý tốt các hạt to tại chỗ nhưng với những hạt nhỏ li ti thì không thể chạm đến. Bởi vậy, nguy cơ viêm họng hạt tái phát rất cao và thậm chí nghiêm trọng hơn so với thời điểm trước khi đốt. Mặt khác, quá trình đốt viêm họng hạt cũng có thể xảy ra biến chứng chảy máu rất nguy hiểm.
Điều trị viêm họng hạt bằng phương pháp đốt
Điều trị bằng mẹo dân gian
Nếu mới bị viêm họng hạt và các triệu chứng vẫn còn nhẹ, một số mẹo dân gian có thể mang lại hiệu quả tốt trong việc cải thiện sưng, đau rát họng. Ví dụ:
- Súc miệng với nước muối từ 2-4 lần/ngày giúp giảm viêm họng.
- Sử dụng mật ong: Mật ong chứa nhiều vitamin, khoáng chất và có kết cấu trơn mượt nên không gây kích ứng cho cổ họng của bạn. Bạn có thể ăn trực tiếp vài thìa mật ong hoặc pha với nước ấm uống vào buổi sáng và trước khi đi ngủ đều giúp giảm đau họng hiệu quả. Để tăng cường tác dụng, mật ong còn có thể kết hợp với các nguyên liệu khác như quất, lê, gừng, quế…
- Quất chưng đường phèn: Chuẩn bị 3 - 5 quả quất tươi, rửa sạch, cắt đôi hoặc thái thành từng lát mỏng. Cho quất vào bát đã có sẵn một ít đường phèn rồi đem chưng cách thủy trong khoảng 10 - 15 phút, ăn cả cái và nước khi còn ấm.
- Dùng tỏi: Trong tỏi chứa allicin – một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng tiêu diệt virus, vi khuẩn rất tốt. Do đó, tỏi là nguyên liệu tuyệt vời giúp giải quyết nhanh các vấn đề ở họng một cách dễ dàng. Bạn có thể ăn tỏi sống trực tiếp hoặc ngâm rượu tỏi để sử dụng đều giúp cải thiện viêm họng.
- Tía tô: Loại rau gia vị này có vị cay, tính ấm, giải độc nên hay được dùng để điều trị các bệnh hô hấp. Khi bị viêm họng hạt, bạn hãy tăng cường ăn các món ăn hàng ngày hoặc phơi khô tán thành bột mịn rồi pha với nước ấm uống hàng ngày.
Sản phẩm thảo dược hỗ trợ
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ nguồn gốc thảo dược như thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính từ cây rẻ quạt cũng là cách được nhiều người lựa chọn để cải thiện viêm họng hạt. Nghiên cứu cho thấy, trong thân và rễ rẻ quạt chứa các hoạt chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid có tác dụng tương đương như những kháng sinh thực vật. Vì thế, rẻ quạt có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây ra viêm họng, kháng khuẩn và giảm đau hiệu quả.
Đặc biệt, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam vào tháng 1/2021 cho thấy, có đến 90,8% người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ cao rẻ quạt.
Rẻ quạt có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn nên giúp giảm viêm họng
Làm thế nào để phòng tránh viêm họng hạt?
Viêm họng hạt rất dễ tái phát nên để chữa khỏi, bên cạnh việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể:
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như: Trái cây có múi, kiwi, ổi, ớt chuông… thường xuyên.
- Tránh đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc chứa gia vị mạnh như ớt, tiêu, mù tạt...
- Không sử dụng đồ uống có cồn hoặc chứa chất kích thích, caffeine.
- Hạn chế ăn và uống đồ lạnh.
Đối với những người chưa bị viêm họng hạt, một số lưu ý dưới đây cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh:
- Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể, nên uống nước ấm để vùng họng được bảo vệ tốt nhất.
- Vệ sinh răng miệng và vùng họng sạch sẽ bằng nước muối hoặc các dung dịch súc khuẩn chuyên dụng.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng giúp tránh mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc những nơi có chứa chất độc hại.
- Giữ ấm cổ khi thời tiết chuyển lạnh.
- Tập luyện thể thao giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các tác nhân gây hại.
Viêm họng hạt là bệnh lý viêm nhiễm thường gặp ở đường hô hấp và có xu hướng tái phát nhiều lần nếu không điều trị sớm. Do đó, chủ động đối phó ngay khi thấy cổ họng có những dấu hiệu bất thường chính là cách tốt nhất để bảo toàn sức khỏe của bạn.
Nếu có bất kỳ câu hỏi liên quan nào đến viêm họng hạt, vui lòng liên hệ đến tổng đài 024. 38461530 – 028. 62647169 để được hỗ trợ.
Nguồn tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/324144#treatment-and-home-remedies
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/pharyngitis
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/8274-sore-throat-pharyngitis
Bình luận