Acid uric bao nhiêu là cao?

Acid uric là một chất thải có trong máu, được tạo ra khi các nhân purin bị thoái hóa. Purin chính là hợp chất hóa học có trong một số thực phẩm, đồ uống hàng ngày như:

  • Hải sản: Đặc biệt là các loại tôm, cá hồi, cá mòi,...
  • Nội tạng động vật như gan, thận, lòng, tim,...
  • Thịt đỏ như bò, cừu, ngựa, trâu,...
  • Thức ăn, đồ uống có nhiều đường fructose, siro, rượu, bia (kể cả các loại bia không có cồn).

Bình thường, acid uric sẽ hòa tan vào trong máu, đi qua thận và thải ra khỏi cơ thể theo nước tiểu. Nồng độ acid uric trong máu ổn định cần đảm bảo yếu tố cân bằng giữa quá trình phân hủy purin và tốc độ đào thải acid uric.

Acid-uric-cao-co-the-tich-tu-lai-o-cac-khop-xuong.webp

Acid uric cao có thể tích tụ lại ở các khớp xương

Khi sự cân bằng này bị ảnh hưởng sẽ xảy ra tình trạng tăng acid uric trong máu. Theo thống kê, acid uric trong máu cao là một tình trạng khá phổ biến và bắt đầu tăng mạnh từ năm 1960. Nghiên cứu gần đây nhất có đến 43.3 triệu người tại Hoa Kỳ đang gặp tình trạng tăng acid uric máu (2007 - 2008). Để xác định được nồng độ acid uric cao là bao nhiêu, bạn có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây:

Bảng 1: Tóm tắt chỉ số acid uric cao ở nam và nữ (đơn vị: mg/dl)

Mức độ

Nam giới

Nữ giới

Thấp

< 2.5

< 1.5

Bình thường

2.5 – 7.0

1.5 – 6.0

Cao

> 7.0

> 6.0

Nguyên nhân tăng acid uric

Nguyên nhân chính gây ra tăng acid uric máu là do mất cân bằng giữa quá trình sản xuất và đào thải acid uric. Cụ thể gồm những nhóm nguyên nhân sau:

Sản xuất quá nhiều acid uric

Khi purin được chuyển hóa quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng tăng nồng độ acid uric trong máu. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: 

  • Chế độ ăn uống quá nhiều thực phẩm chứa purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản,...
  • Rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể: Ví dụ như sự tăng hoạt tính enzyme phosphoribosylpyrophosphate (PRPP) hoặc sự thiếu hụt enzyme hypoxanthine phosphoribosyltransferase (HPRT).
  • Sự phân hủy tế bào dẫn đến tăng chuyển hóa acid nucleic và tăng acid uric máu. Ví dụ như bệnh tăng sinh tủy, bạch huyết, bệnh đa hồng cầu, ly giải khối u, tan huyết, tiêu cơ vân,…
  • Tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm khó phân hủy (thuốc trừ sâu có clo hữu cơ).

Giảm bài tiết acid uric

Không được bài tiết kịp thời qua thận cũng là yếu tố làm tăng acid uric. Một số nguyên nhân của trường hợp này bao gồm:

Các vấn đề liên quan đến hội chứng chuyển hóa: Đặc trưng bởi tình trạng tăng huyết áp, béo phì, rối loạn lipid máu, kháng insulin.

Bệnh gout do di truyền: Là tình trạng hiếm gặp di gen di truyền khiến sự bài tiết acid uric bị suy giảm.

Suy thận: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tăng acid uric máu do chức năng thải trừ của thận suy giảm dẫn đến giảm đào thải acid uric.

Sử dụng một số loại thuốc: Ví dụ như thuốc lợi tiểu, salicylate liều thấp, pyrazinamide, ethambutol, cyclosporin, levodopa, acid nicotinic,...

Nhiễm toan: Ví dụ như nhiễm toan ceton do rượu, đái tháo đường; nhiễm toan ceton khi đói, nhiễm acid lactic.

Một số nguyên nhân khác: Tăng huyết áp, suy giáp, cường cận giáp, nhiễm độc chì mạn tính (có thể bị phơi nhiễm do nghề nghiệp).

Than-giam-bai-tiet-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-gay-tang-acid-uric.webp

Thận giảm bài tiết là một trong những nguyên nhân gây tăng acid uric

>>> XEM THÊM: Người bị bệnh gút không nên ăn gì? Cùng tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY!

Nguyên nhân kết hợp khác

Đây là những nguyên nhân vừa gây ra tình trạng tăng sinh acid uric, vừa làm giảm đào thải. Cụ thể gồm:

  • Rượu, bia: Đây là nguyên nhân làm tăng nucleotide adenin khiến acid uric được sản xuất nhiều. Rượu, bia cũng góp phần làm giảm đào thải acid uric qua thận.
  • Tập thể dục cường độ quá cao: Có thể làm tăng phân hủy mô, giảm bài tiết acid uric qua thận.
  • Cơ thể bị thiếu hụt glucose-6-phosphatase: Đặc trưng bởi tình trạng hạ đường huyết, tăng sản sinh acid uric trong máu.
  • Thiếu hụt men aldolase B: Cũng là một rối loạn di truyền tương đối phổ biến, một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh gout.

Cách xác định acid uric cao

Thống kê của thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, khoảng 21% người nhập viện do tăng acid uric trong tình trạng không có triệu chứng. Tuy vậy, cũng có khoảng 1/3 trường hợp trong số này sẽ gặp một số triệu chứng của bệnh.

Dấu hiệu tăng acid uric

Triệu chứng của acid uric cao còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Cụ thể, bạn sẽ có thể gặp một số dấu hiệu như sau:

Acid uric gây ra bệnh gout

Trong trường hợp này, các khớp xương của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt thường xuất hiện các triệu chứng đầu tiên tại ngón chân cái. Sau đó sẽ lan dần ra bàn chân, mắt cá chân, khuỷu tay, đầu gối và những vị trí khác. Triệu chứng bao gồm:

  • Xuất hiện các cơn đau dữ dội, thường vào ban đêm. Những cơn đau này có thể kéo dài lên đến 12-14 giờ.
  • Cứng khớp, khó cử động các khớp xương đang bị ảnh hưởng bởi gout.
  • Đỏ, sưng khớp.

Sung-dau-tai-cac-khop-la-mot-trieu-chung-khi-acid-uric-cao-gay-ra-gout.webp

Sưng đau tại các khớp là một triệu chứng khi acid uric cao gây ra gout

Acid uric gây ra sỏi thận

Ngoài ảnh hưởng đến khớp, acid uric cao còn là nguyên nhân gây sỏi thận. Những viên sỏi được tích tụ từ các tinh thể acid uric sẽ gây ra triệu chứng của bệnh sỏi thận như:

  • Đau, nhức ở hông, lưng dưới, bụng hoặc khu vực háng.
  • Buồn nôn.
  • Tăng số lần tiểu tiện, đau khi đi tiểu hoặc khó đi.
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu.
  • Trong trường hợp bị nhiễm trùng, có thể xuất hiện thêm tình trạng sốt và ớn lạnh.

Xét nghiệm acid uric máu

Một số phương pháp thường được dùng để kiểm tra acid uric cao trong máu như:

  • Kiểm tra các xét nghiệm cận lâm sàng: Ví dụ như xét nghiệm công thức máu đầy đủ (CBC), xét nghiệm nước tiểu…
  • Một số phương pháp khác: Siêu âm thận, chọc dịch khớp, chụp X-quang khớp bị đau,…

De-xac-dinh-acid-uric-cao-can-xet-nghiem-mau.webp

Để xác định acid uric cao cần xét nghiệm máu

Điều trị và kiểm soát acid uric máu

Tùy thuộc vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách điều trị phù hợp. Ví dụ như sử dụng thuốc, điều trị biến chứng hoặc những phương pháp không dùng thuốc.

Sử dụng thuốc điều trị

Đối với những trường hợp đã tiến triển sang bệnh gout, sỏi thận hoặc biến chứng khác, mục tiêu sẽ tập trung điều trị các bệnh lý này. Một số loại thuốc được sử dụng điều trị như sau:

  • Allopurinol: Được sử dụng để dự phòng bệnh viêm khớp do gout, tăng acid uric có liên quan đến hóa trị liệu, dự phòng sỏi thận.
  • Probenecid: Sử dụng để tăng bài tiết acid uric.
  • Rasburicase: Là thuốc dùng để tái tổ hợp chuyển đổi acid uric thành allantoin - hợp chất dễ tan trong nước giúp tăng đào thải acid uric qua thận. Được sử dụng như một biện pháp dự phòng acid uric tăng cao do hóa chất.

Cách kiểm soát tăng acid uric

Đa số các trường hợp bị tăng acid uric không có triệu chứng nên rất khó để phát hiện và điều trị. Dưới đây là những cách kiểm soát nồng độ acid uric ổn định có thể thực hiện ngay tại nhà.

Hạn chế các loại thực phẩm giàu purin

Đây chính là một trong các nguyên nhân gây tình trạng tăng acid uric. Nhóm thực phẩm này có thể gồm:

  • Nội tạng động vật, thịt lợn, gà tây, thịt cừu, thịt bò.
  • Các loại cá biển, động vật có vỏ, sò.
  • Các loại rau như súp lơ trắng, nấm, giá đỗ.
  • Tăng cường thực phẩm có nhiều chất xơ: Bổ sung ít nhất từ 5-10g chất xơ hòa tan mỗi ngày. Chúng sẽ giúp cơ thể đào thải được acid uric tốt hơn, cân bằng lượng đường và insulin trong cơ thể. Một số thực phẩm tham khảo như yến mạch, trái cây, rau tươi, quả hạch,…

Han-che-thuc-pham-giau-purin-se-giup-ha-acid-uric-mau.webp

Hạn chế thực phẩm giàu purin sẽ giúp hạ acid uric máu

>>> XEM THÊM: 4 cách giảm axit uric trong máu cực hay bạn không thể bỏ qua. CLICK NGAY!

Tránh đồ uống, thức ăn có đường, rượu, bia

Tuy acid uric cao thường liên quan đến những thực phẩm có nhiều purin, nhưng một số nghiên cứu gần đây cho thấy đường cũng đang là một nguyên nhân tiềm ẩn. Do đó bạn nên lưu ý tránh những loại thực phẩm, đồ uống sau:

  • Thực phẩm có nhiều đường: Đặc biệt là đường fructose, có nhiều trong bánh kẹo, hoa quả ngọt,....
  • Đồ uống có đường: Nước soda, thậm chí cả nước ép trái cây tươi, siro hoa quả.
  • Tránh các loại rượu, bia và đồ uống có cồn khác.

Một số lưu ý khác để kiểm soát bệnh tốt hơn

Ngoài chế độ ăn uống, bạn cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề như sau:

Giảm cân: Cân nặng quá cao có thể làm tăng nồng độ của acid uric do tế bào mỡ tạo ra loại acid này nhiều hơn so với tế bào cơ. Do đó, việc giảm cân sẽ có ảnh hưởng tích cực đến kiểm soát acid uric máu.

Cân bằng mức insulin trong cơ thể: Thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết, đặc biệt ở người bệnh tiểu đường tuýp 2, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Giảm căng thẳng: Căng thẳng, khó ngủ, tập thể dục ít có thể làm tăng tình trạng viêm, từ đó làm khớp bị đau hơn. Bạn có thể thực hành các bài tập yoga, hạn chế tiếp xúc với màn hình máy tính, tránh sử dụng cafein,… để giảm căng thẳng và stress.

Giam-cang-thang-se-giup-giam-tinh-trang-viem-va-han-che-tang-acid-uric.webp

Giảm căng thẳng sẽ giúp giảm tình trạng viêm và hạn chế tăng acid uric

Biện pháp hỗ trợ tăng đào thải acid uric

Bên cạnh những biện pháp trên, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thảo dược có tác dụng giúp hỗ trợ tăng đào thải acid uric. Một số loại thảo dược đã được nghiên cứu về công dụng này như trạch tả, nhọ nồi, ba kích, hạ khô thảo, hoàng bá, thổ phục linh, nhàu,… Trong đó:

Trạch tả: Tác dụng giúp lợi tiểu của chiết xuất ethanol trong trạch tả đã được nghiên cứu vào năm 2014 tại Bắc Kinh. Tác giả Ya-Long Feng cho biết, thành phần trong cây trạch tả giúp lợi tiểu tốt, tăng đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, trong đó có acid uric.

Nhọ nồi: Giúp chống viêm, đồng thời giảm nồng độ acid uric trong máu. Tác dụng này đã được nghiên cứu vào năm 2008 bởi tác giả G. Arunachalam cùng các cộng sự của mình tại Ấn Độ.

Thổ phục linh: Có tác dụng chống tăng acid uric trong máu hiệu quả. Kết quả nghiên cứu của tác giả Liping Huang cùng cộng sự của mình tại Trung Quốc năm 2019 đã khẳng định thêm về tác dụng này.

Khi phối hợp những thảo dược này với nhau sẽ giúp hỗ trợ tăng cường đào thải acid uric ra khỏi cơ thể hiệu quả hơn. Từ đó giảm nồng độ acid uric trong máu. Sự kết hợp này còn giúp giảm tình trạng đau, viêm do acid uric tích tụ tại khớp gây ra.

Mot-so-thao-duoc-ho-tro-dao-thai-acid-uric-mau-hieu-qua.webp

Một số thảo dược hỗ trợ đào thải acid uric máu hiệu quả

Trên đây là thông tin liên quan đến tình trạng acid uric cao trong máu. Tuy gây ra các cơn đau, khó chịu cho người mắc ở giai đoạn nặng, nhưng nếu phát hiện kịp thời, bạn có thể kiểm soát được acid uric hiệu quả. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo về tình trạng acid uric cao. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng để lại câu hỏi dưới bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ giải đáp chi tiết hơn cho bạn.

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/how-to-reduce-uric-acid#add-fiber

https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/17808-high-uric-acid-level

https://www.healthline.com/health/hyperuricemia#diet

https://www.mayoclinic.org/symptoms/high-uric-acid-level/basics/causes/sym-20050607

Dược sĩ Thanh An

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Hoang-Thong-Phong.webp

Bình luận