Chỉ số acid uric trong máu cao không chỉ là nguyên nhân gây bệnh gout mà còn dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe. Việc nhận biết sớm những biểu hiện tăng acid uric máu sẽ giúp bạn có hướng kiểm soát kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. Vậy khi chỉ số acid uric trong máu tăng cao sẽ có biểu hiện như thế nào? Mời bạn tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau.

Tăng acid uric máu là gì?

Acid uric là sản phẩm của quá trình chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Khi tế bào chết đi, nhân của nó sẽ bị phá hủy và hình thành acid uric. Đây được coi là nguồn acid uric nội sinh. Ngoài ra, việc sử dụng thực phẩm như: Nội tạng, thịt đỏ, hải sản,… cũng sẽ làm tăng acid uric máu. Khi lượng acid uric máu cao trên 70 mg/l (420μmol/l) với nam và trên 60 mg/l (360μmol/l) với nữ thì chứng tỏ, bạn đang bị tăng acid uric máu.

 Tăng acid uric máu gây nhiều bệnh lý nghiêm trọng

Tăng acid uric máu gây nhiều bệnh lý nghiêm trọng

Có nhiều nguyên nhân là tăng acid uric máu như: Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh; Do tuổi tác, giới tính; Do di truyền… Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa là do rối loạn chuyển hóa và chức năng thận suy giảm khiến acid uric sản sinh nhiều hơn nhưng không được đào thải ra ngoài triệt để. Để điều trị bệnh gout, cần có giải pháp giúp bổ thận, tăng cường chuyển hóa của cơ thể để tăng đào thải acid uric, kết hợp với dùng giảm đau thực vật, chống viêm thực vật thân thiện với cơ thể, hấp thu tốt, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.

Xem thêm: Nhận biết dấu hiệu bệnh gút ở tay hiệu quả

Những biểu hiện của tăng acid uric máu

Acid uric máu cao có thể là nguyên nhân gây đau gout và rất nhiều bệnh nguy hiểm khác như: Bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, sỏi thận,… Bạn có thể nghi ngờ acid uric trong cơ thể tăng cao khi thấy các dấu hiệu sau:

1. Sưng đau tại các khớp

Quá nhiều acid uric trong cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng bất thường ở khớp bao gồm: Đau, viêm, sưng, tấy đỏ, nóng tại khớp,… Một trong những vị trí dễ bị bệnh gout tấn công nhất là ngón chân cái. Bệnh cũng ảnh hưởng đến gót chân, mắt cá chân, đầu gối, ngón tay, cổ tay,... và thường khởi phát tại một khớp, sau đó lan sang các khớp khác trong cơ thể nếu người mắc không có chế độ dinh dưỡng phù hợp và kiểm soát bệnh chưa tốt.

 Biểu hiện tăng axit uric máu

Đau khớp là dấu hiệu của tăng acid uric máu

Đặc điểm dễ nhận biết nhất của bệnh gout là những cơn đau dữ dội về đêm, các khớp bị đau, sưng, đỏ, nóng. Đau tăng cao khi người bệnh ăn nhiều thực phẩm giàu purin như: Thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,…

2. Tiểu khó, tiểu rắt

Tiểu khó thường được liên tưởng đến bệnh về thận hoặc tiết niệu. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng acid uric trong máu cao. Tình trạng này gây tắc nghẽn niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang). Tắc nghẽn niệu quản có liên quan đến một số triệu chứng khó chịu như: Tiểu rắt, tiểu ra máu, phù nề, huyết áp cao, đau bụng, mệt mỏi và nước tiểu có chứa các hạt nhỏ,…

 Tiểu rắt là biểu hiện tăng acid uric máu

Tiểu rắt là biểu hiện tăng acid uric máu

3. Các triệu chứng về da

Sau một vài năm, nồng độ acid uric trong máu cao có thể gây ra các cơn đau gout triền miên. Khi bệnh gout chuyển sang giai đoạn mạn tính, acid uric kết tinh sẽ hình thành những cục u bên dưới da được gọi là hạt tophi. Tophi thường xuất hiện ở các ngón tay, ngón chân, khuỷu tay, bàn tay và không gây đau đớn. Khi trải qua một cuộc tấn công bệnh gout, hạt tophi sẽ trở nên sưng và mềm. Hạt tophi sưng to có thể bị vỡ, gây nhiễm trùng rất nguy hiểm cho khớp xương cũng như sức khỏe của người bệnh.

Xem thêm: Mách bạn 3 cách chữa bệnh gút bằng lá lốt hiệu quả

Làm sao để giảm acid uric trong máu?

acid uric máu cao không chỉ là nguyên nhân gây ra bệnh gout mà nó còn kéo theo  nhiều bệnh lý nguy hiểm khác cho sức khỏe. Kiểm soát tốt nồng độ acid uric trong máu được xem là cách duy nhất để giảm cơn đau bệnh gout và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Để giảm acid uric máu, bạn cần thực hiện theo cách sau:

- Tránh các loại bánh ngọt, thịt đỏ, hải sản có hàm lượng purin cao.

- Tránh uống rượu trong các cuộc tấn công bệnh gout và hạn chế rượu, đặc biệt là bia ngay cả khi không có cơn đau xuất hiện.

 Hạn chế uống bia rượu giúp cải thiện nồng độ acid uric máu

Hạn chế uống bia rượu giúp cải thiện nồng độ acid uric máu

- Cắt giảm chất béo bão hòa từ thịt đỏ, thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao.

- Hạn chế sử dụng thức ăn ngọt có đường như: Bánh ngọt, kẹo, nước ngọt đóng chai,... 

- Nên ăn nhiều rau củ và ngũ cốc nguyên hạt.

- Hạn chế ăn các thực phẩm giàu purin như: Thịt bò, hải sản, nội tạng động vật,…

- Sử dụng sản phẩm thảo dược: Để giảm acid uric trong máu, đưa nồng độ này về mức an toàn, bạn nên sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Tiêu biểu trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính từ cây trạch tả, kết hợp cùng nhiều thảo dược khác như: Nhọ nồi, ba kích, thổ phục linh, hạ khô thảo,… Sản phẩm được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện lớn, giới chuyên gia đánh giá cao và hàng ngàn người tin tưởng lựa chọn trong suốt hơn 15 năm qua.

Khi nhận thấy có các dấu hiệu của tăng acid uric máu, bạn hãy thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, đồng thời kết hợp sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ cây trạch tả mỗi ngày để nồng độ acid uric máu sớm về ngưỡng an toàn nhé!

Đỗ Ngọc

Bình luận