Những hạn chế của thuốc tây trong điều trị tiểu đường như nhiều tác dụng phụ, dễ hại gan hại thận… là yếu tố khiến nhiều người tìm đến các cây thuốc nam. Dựa trên nghiên cứu khoa học, bài viết dưới đây đã đưa ra top 6 cây thuốc nam trị tiểu đường tốt nhất, có hiệu quả ở mọi giai đoạn của bệnh.

Có nhiều cây thuốc nam trị tiểu đường hiệu quả mà người bệnh có thể áp dụng

Có nhiều cây thuốc nam trị tiểu đường hiệu quả mà người bệnh có thể áp dụng

6 cây thuốc nam trị tiểu đường hiệu quả

Từ xa xưa, các cây thuốc nam này đã được dân gian áp dụng để chữa bệnh tiểu đường và cho hiệu quả rất tốt. Sau này, y học hiện đại một lần nữa khẳng định công dụng của chúng. 

Mướp đắng giúp hạn chế hấp thu đường vào máu

Mướp đắng hay khổ qua vừa là loại thực phẩm quen thuộc, vừa là một thảo dược hữu ích để giảm đường huyết cho người tiểu đường. Mướp đắng có tác dụng ức chế enzym tham gia quá trình chuyển hóa tinh bột và các loại đường phức tạp thành loại đường đơn giản nhất - glucose. Do đó, mướp đắng làm giảm lượng glucose được đưa vào máu và giảm chỉ số đường huyết.

Có hai loại là mướp đắng thường và mướp đắng rừng (ngắn, màu xanh thẫm và nhiều gai hơn mướp đắng thường). Nhiều thông tin cho rằng mướp đắng rừng trị tiểu đường tốt hơn mướp đắng. Tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu khoa học nào làm sáng tỏ thông tin này.

Mướp đắng rừng hay mướp đắng thường đều tốt cho người tiểu đường

Mướp đắng rừng hay mướp đắng thường đều tốt cho người tiểu đường

Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng mướp đắng trong các bữa ăn hàng ngày hoặc pha nước ép uống để kiểm soát đường huyết. Dưới đây là công thức pha nước ép mướp đắng chữa tiểu đường:

  • Bước 1: Rửa sạch mướp đắng và ngâm với nước muối trong 10 phút.
  • Bước 2: Cắt lát nhỏ và xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố cùng với nước cốt chanh và nước lọc.
  • Bước 3: Lọc qua rây và sử dụng trong ngày. Bảo quản trong tủ lạnh.

Ngoài ra, bạn có thể sao khô mướp đắng, pha thành trà uống hàng ngày. Sử dụng mướp đắng chữa tiểu đường không chỉ giúp hạ đường huyết mà còn giảm được mỡ máu.

Dây thìa canh giúp kích thích tuyến tụy tiết in-su-lin

Sử dụng dây thìa canh đúng cách để tốt cho đường huyết

Sử dụng dây thìa canh đúng cách để tốt cho đường huyết

Dây thìa canh giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách ngăn sự hấp thu đường ở ruột, đồng thời kích thích tuyến tụy tiết ra in-su-lin (một hormon giúp giảm đường huyết). Cây thuốc nam trị tiểu đường được sử dụng nhiều như một chất phụ trợ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết.

Bạn có thể đun khoảng 50g dây thìa canh phơi khô với 1 - 1.5 lít nước để uống. Sau khi đun sôi, vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun khoảng 15 phút nữa rồi tắt bếp. Nước dây thìa canh sau khi hãm giảm xuống còn một nửa là thích hợp nhất. Bạn chỉ nên sử dụng trong ngày, uống sau các bữa ăn 30 phút để bị đầy bụng hoặc gây hạ đường huyết quá mức.

Lá xoài giúp ổn định cả đường huyết khi đói, sau ăn

Theo y học cổ truyền, lá xoài có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, được dùng trị bệnh đường hô hấp trên (ho, viêm phế quản) và một số bệnh mạn tính khác, trong đó có tiểu đường. .

Ưu điểm nổi bật của lá xoài là tác dụng hạ đường huyết nhanh hơn các thảo dược khác. Kết quả nghiên cứu ban đầu của Đại học Queensland (Úc) cho thấy, một số hợp chất trong lá xoài, đặc biệt là 3beta-taraxerol và Mangiferin giúp giảm và ổn định đường huyết cực kỳ hiệu quả, thông qua tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây bệnh tiểu đường.

Người bệnh có thể dùng lá xoài bằng cách:

  • Lấy khoảng 5 lá xoài non, rửa sạch, cắt nhỏ cho vào cốc.
  • Thêm khoảng 300ml nước sôi, đậy kín để qua đêm.
  • Uống hết cốc nước lá xoài vào buổi sáng, trước khi ăn sáng

TPBVSK Glutex với sự kết hợp của tinh chất lá Xoài cùng 4 thảo dược quý khác, đặc biệt hiệu quả trong hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết. Xem thêm thông tin sản phẩm tại đây.

Hoàng bá giúp ức chế hấp thu đường từ thức ăn

Thành phần chính trong Hoàng bá là Berberin. Ngoài được sử dụng phổ biến để điều trị tiêu chảy, berberin còn được nghiên cứu và cho thấy tác dụng hạ đường huyết, giảm mỡ máu và biến chứng tim mạch cho người tiểu đường.

Nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học Bắc kinh cho thấy, hoạt chất berberin trong Hoàng bá giúp giảm đường huyết sau ăn hiệu quả do ức chế α – glucosidase, một enzym tham gia vào quá trình chuyển hóa đường từ thức ăn của cơ thể. Ngoài ra, berberin cũng giúp giảm rối loạn lipid máu, giảm nồng độ cholesterol, ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa trong mạch máu, bảo vệ người tiểu đường khỏi nguy cơ biến chứng tim mạch, nhồi máu cơ tim. 

Người bệnh có thể bắt gặp Hoàng bá trong các bài thuốc nam hoặc một số loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường.

Hoàng bá xuất hiện nhiều trong các bài thuốc chữa tiểu đường

Hoàng bá xuất hiện nhiều trong các bài thuốc chữa tiểu đường

Quế giúp tăng cường sự nhạy cảm với in-su-lin của cơ thể

Sự xuất hiện của quế chi (lấy từ cành của cây quế) trong thành phần của các bài thuốc dân gian được đánh giá cao với công dụng giảm đề kháng insulin và điều hòa đường huyết. Tác dụng này của quế được cho là xuất phát từ methyl-hydroxychalcone, một hoạt chất có cấu trúc hóa học tương tự như insulin, từ đó giúp tăng cường sự nhạy cảm với in-su-lin của cơ thể.

Có nhiều cách để sử dụng quế cho người mắc bệnh tiểu đường. Ví dụ như nếu sử dụng bột quế, bạn có thể pha lấy nước uống (2 muỗng cà phê trong 200 - 300 ml nước sôi). Hoặc bạn cũng có thể sử dụng thanh quế để nấu trà, sử dụng dầu quế khi nấu ăn đều rất tốt.

Lá Neem giúp phòng biến chứng tiểu đường 

Ở Việt Nam, lá Neem chỉ được trồng chủ yếu ở một số vùng như Kiên Giang, Ninh Thuận nên rất ít người biết đến loại cây này cũng như tác dụng của nó đối với bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu tại Đại học Bharath, Ấn Độ cho thấy, sử dụng lá Neem giúp duy trì ổn định đường huyết hiệu quả do tăng cường chức năng sản xuất in-su-lin của tuyến tụy. Đồng thời, dịch chiết lá Neem còn chứa nhiều hoạt chất có tính oxi hóa mạnh, giúp chống viêm trung hòa các gốc tự do, nguyên nhân gây ra biến chứng tiểu đường trên toàn cơ thể.

Lá Neem (lá Sầu Đâu) giúp kiểm soát đường huyết và phòng biến chứng tiểu đường

Lá Neem (lá Sầu Đâu) giúp kiểm soát đường huyết và phòng biến chứng tiểu đường

Người bệnh có thể sử dụng lá neem để trị tiểu đường bằng cách lấy khoảng 5 – 15 lá neem tươi đun với 750 ml nước uống trong ngày (trước ăn 15 phút). Ban đầu, chỉ nên dùng từ 5 lá, sau đó quen dần có thể tăng lên 7 – 10 lá và những ngày tiếp theo là 15 lá.

Lưu ý để sử dụng thuốc nam trị tiểu đường hiệu quả

Thuốc nam chữa trị tiểu đường thường không có hiệu quả ngay lập tức. Người bệnh cần kiên trì sử dụng đúng lộ trình mới đạt hiệu quả cao. Các vị thảo dược này cũng không thể thay thế hoàn toàn thuốc tây và việc điều chỉnh chế độ ăn tập luyện. Khi dùng thuốc nam cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, tập thể dục thường xuyên mới có thể đạt được hiệu quả tốt.

Điều quan trọng nhất, sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc nam sẽ đem lại kết quả điều trị tiểu đường tốt hơn so với việc dùng một loại đơn độc. Khi kết hợp các thảo dược, cần có sự nghiên cứu kỹ càng về tỷ lệ hoạt chất, hàm lượng, sự phối hợp giữa các thành phần và chỉ định liều dùng cụ thể.

Đứng trước nhu cầu thực tế của người bệnh tiểu đường, Công ty Tư vấn Y dược Quốc tế IMC đã công bố sản xuất thành công Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex. Đây là sản phẩm đầu tiên bào chế từ tinh chất lá Xoài, kết hợp cùng Hoàng bá, lá Neem, Mướp đắng, Quế chi… Bằng công nghệ bào chế lượng tử hiện đại trong nhà máy đạt chuẩn GMP, các hoạt chất quý trong từng vị thảo dược đều được giữ nguyên vẹn với tỷ lệ hàm lượng đạt chuẩn và mang lại nhiều tác dụng hiệp đồng trong hỗ trợ điều trị tiểu đường gồm: Hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết, hỗ trợ giảm cholesterol máu, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng đái tháo đường.

Glutex là sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược cho người bệnh tiểu đường

Glutex là sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược cho người bệnh tiểu đường

Trên đây là toàn bộ thông tin về các cây thuốc nam trị tiểu đường hiệu quả. Nếu còn băn khoăn nào khác, bạn vui lòng để lại câu hỏi dưới phần bình luận để được chuyên gia hỗ trợ giải đáp.

Bình luận