Thuốc giãn cơ Eperisone (Myonal) là gì?

Eperisone là thuốc giãn cơ được bán theo đơn khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ, được sử dụng để trị đau cấp tính, giảm các triệu chứng liên quan đến cơ. Thuốc Eperisone thuộc nhóm NSAIDS, là dòng thuốc kháng viêm Steroid. Dòng thuốc này được sử dụng khá phổ biến để giúp hạ sốt, giảm đau viêm.

Thuốc Eperisone Myonal được sản xuất bởi công ty Eisai Co., Ltd (Nhật Bản) và đăng ký bởi Diethelm & Co., Ltd. Ngoài thương hiệu này, bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm tương tự Eperisone 50 Savi 50V được sản xuất bởi Công ty Savipharm J.S.C (Việt Nam).

Hiện tại, Eperisone được đóng gói dưới dạng hộp 3 x 10 viên nén 50mg. Mức giá Eperisone trung bình tham khảo khoảng 135.000 đồng/hộp. Mức giá thực tế sẽ tùy thuộc vào nhà thuốc và thời điểm mua.

Eperisone Myonal là thuốc giãn cơ thuộc nhóm kháng viêm Steroid

Eperisone Myonal là thuốc giãn cơ thuộc nhóm kháng viêm Steroid

Công dụng của thuốc Eperisone và cơ chế tác động

Thuốc giãn cơ được sử dụng trong khá nhiều trường hợp điều trị liên quan đến cơ và bệnh lý khác. Để có thể có được hiệu quả đó, Eperisone có cơ chế tác động hiệu quả và riêng biệt vào từng bệnh lý.

Công dụng và cơ chế của thuốc Eperisone như sau:

  • Giúp giãn cơ vân: Eperisone có tác dụng ức chế quá trình co cứng cơ, giảm các phản xạ tủy và làm giảm sự nhạy cảm thoi cơ. Từ đó giúp làm giãn cơ vân hiệu quả.
  • Giúp tăng lượng máu: Eperisone giúp giãn mạch máu, tăng thể tích lượng máu ở cơ, da, động mạch. Từ đó giúp máu được lưu thông tốt hơn và tăng lưu lượng máu.
  • Giảm đau, ức chế phản xạ đau, giúp chuyển động dễ dàng hơn.

Với những công dụng và cơ chế đó, Eperisone hiện được sử dụng để điều trị những hội chứng, tình trạng hoặc bệnh lý như sau:

Điều trị các triệu chứng của tăng trương lực cơ: Co cứng cơ, hội chứng đốt sống cổ, đau thắt lưng, đau viêm quanh khớp vai, đau vùng cánh tay.

Bệnh lý liên quan đến não bộ: Mạch máu não, bại não, thoái hóa não tủy hoặc các bệnh não tủy khác, chấn thương sọ não, các bệnh cơ não khác, xơ cứng não ở trẻ sơ sinh.

Bệnh lý liên quan đến tủy: Tê liệt tủy sống, bệnh lý mạch máu tủy, chấn thương tủy, di chứng sau phẫu thuật u não tủy, thần kinh tủy sống bán cấp (SMON).

Một số bệnh lý khác: Thoái hóa đốt sống cổ, xơ cứng cột bên teo cơ, tê liệt cổ tử cung.

>>> XEM THÊM: Hướng dẫn sử dụng Sulfasalazine giảm đau, giảm viêm đúng cách

Cảnh báo về cách sử dụng thuốc Eperisone an toàn

Hiện nay, có khá ít thông tin về cách sử dụng thuốc Eperisone. Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng Eperisone, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ. Những thông tin về cách dùng, liều dùng sau đây chỉ mang tính chất tham khảo.

Cảnh báo về cách dùng, liều dùng Eperisone

Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, bạn nên sử dụng Eperisone Myonal sau bữa ăn, dùng với nước. Trong quá trình sử dụng không nên nhai, nghiền nát thuốc. Điều này có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.

Liều dùng sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể cho từng mục đích điều trị. Hiện tại, người lớn có thể sử dụng 3 viên/ngày, chia đều 3 lần uống sau ăn. Đối với các đối tượng đặc biệt khác như trẻ em, bệnh nhân có vấn đề về gan, thận cần thận trọng và sử dụng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Người bệnh cần tuyệt đối sử dụng Eperisone Myonal theo chỉ định của bác sĩ

Người bệnh cần tuyệt đối sử dụng Eperisone Myonal theo chỉ định của bác sĩ

Cảnh báo khi quên hoặc quá liều Eperisone

Khi gặp các tình huống về quên hoặc quá liều Eperisone, người bệnh cũng như người chăm sóc có thể xử lý như sau:

Quên liều: Không hoảng loạn, hãy sử dụng ngay liều đã quên. Nếu trong trường hợp gần đến liều tiếp theo (quá 12 giờ kể từ thời điểm cần dùng liều quên), có thể bỏ qua liều đã quên và tiếp tục liệu trình. Tuân thủ đúng lịch uống thuốc và không uống gấp đôi liều.

Quá liều: Tính đến hiện tại, chưa có quá nhiều dữ liệu được ghi nhận có phản ứng nguy hiểm khi quá liều Eperisone. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp người bệnh sử dụng quá liều và xuất hiện các dấu hiệu, biểu hiện bất thường, cần ngưng thuốc và gọi ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ.

>>> XEM THÊM: Hướng dẫn sử dụng Sulfasalazine giảm đau, giảm viêm đúng cách

Khi nào thuốc giãn cơ Eperisone không an toàn?

Trong một số trường hợp, việc sử dụng Eperisone có thể không đảm bảo được an toàn cho người bệnh. Cụ thể như sau.

Khi xảy ra một số tác dụng phụ của Eperisone

Eperisone có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh. Những tác dụng phụ này có thể không an toàn cho người bệnh. Vì vậy, nếu gặp bất kỳ triệu chứng, dấu hiệu nào sau đây, người bệnh cần tham vấn ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc Eperisone hoặc cách xử lý.

Cụ thể, Eperisone có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn sau đây:

Sốc/Sốc phản vệ: Nổi các nốt phát ban, da bị tái xanh hoặc ửng đỏ, tụt huyết áp, buồn nôn, nôn, chóng mặt, tiêu chảy, thậm chí có thể ngất xỉu.

Tổn thương gan do gia tăng chỉ số GOT, GPT: Triệu chứng có thể gặp gồm thường xuyên mệt mỏi, buồn nôn, vàng da, vàng mắt, ngứa. Nước tiểu có màu vàng nâu đậm, phân có màu nhợt nhạt. Hiếm khi xuất hiện các cơn đau bụng hoặc bụng sưng. Chán ăn, ăn không ngon miệng dẫn đến sức khỏe yếu đi.

Ảnh hưởng đến chức năng thận và tiết niệu: Làm gia tăng BUN hoặc nước tiểu xuất hiện Protein. Triệu chứng có thể thấy rõ là nước tiểu có xuất hiện bột, đái máu, tiểu đêm không kiểm soát, bí tiểu… Tuy nhiên, tác dụng phụ này khá hiếm gặp.

Gây thiếu máu: Triệu chứng có thể gặp như rụng tóc, móng tay yếu, lưỡi đau, sáng bóng. Đây cũng là tác dụng phụ khá hiếm gặp.

Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Khó chịu vùng dạ dày, chán ăn, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, khô miệng, nôn hoặc buồn nôn.

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Mất ngủ, ngủ gà, đau nhức đầu, tê cứng hoặc run chân, tay.

Một số tác dụng phụ khác: Choáng váng, giảm trương lực cơ, ra mồ hôi nhiều hoặc bị phù người.

Ngoài ra, sử dụng Eperisone cũng có thể gây ra các phản ứng trái ngược khác như bị hội chứng da niêm mạc, hoại tử biểu bì nhiễm độc. Biểu hiện của các phản ứng này tương tự so với sốc phản vệ. Ngoài ra có thể kèm theo phồng rộp, ngứa da, sung huyết mắt, viêm miệng,…

Eperisone có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, mệt mỏi

Eperisone có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, mệt mỏi

>>> XEM THÊM: 4 nguyên tắc cần biết khi dùng Indomethacin trị đau nhức xương khớp

Khi dùng chung Eperisone với các loại thuốc khác

Hiện tại, tương tác thuốc của Myonal Eperisone chưa được ghi nhận quá nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào không nằm trong đơn thuốc được kê chung với Eperisone, có thể khiến cho thuốc bị thay đổi tác dụng.

Vì vậy, bạn cần thông báo cho bác sĩ trong trường hợp bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Nó có thể bao gồm các loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị, vitamin. Đặc biệt lưu ý 2 loại thuốc Methocarbamol và Tolperisone.

Khi sử dụng Eperisone cho đối tượng không phù hợp

Thuốc Eperisone được chống chỉ định và thận trọng với những trường hợp sau đây:

Chống chỉ định: Người có tiền sử hoặc đang bị dị ứng/mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của Myonal.

Thận trọng khi sử dụng:

  • Người đang gặp các vấn đề liên quan đến rối loạn chức năng gan.
  • Người có cơ thể yếu ớt.
  • Thận trọng với trẻ em vì chưa có thử nghiệm về độ an toàn.
  • Người cao tuổi đang bị suy giảm các chức năng sinh lý. Cần điều chỉnh liều xuống và giám sát chặt chẽ trong quá trình dùng thuốc.
  • Phụ nữ mang thai: Cân nhắc hoặc điều chỉnh liều lượng sử dụng Eperisone sau khi xem xét các yếu tố nguy cơ, lợi ích.
  • Phụ nữ cho con bú: Tránh sử dụng thuốc Eperisone. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng, nên ngưng cho con bú trong thời gian dùng bởi có nghiên cứu chỉ ra rằng Eperisone có thể di chuyển qua sữa mẹ sang trẻ nhỏ.

Lời khuyên của chuyên gia để dùng Eperisone an toàn

Để giảm nguy cơ bị tác dụng phụ lên gan, khi sử dụng Eperisone, người bệnh cần hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc những đồ uống có cồn khác. Ngoài ra, nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ tiêu chuẩn theo hướng dẫn của nhà sản xuất (nhiệt độ phòng, môi trường thoáng mát, không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời). Tuyệt đối không sử dụng thuốc đã hết hạn và cần tiêu hủy đúng cách.

Ngoài các bài thuốc đơn độc trên, người bệnh có thể tham khảo thêm bài thuốc kết hợp giữa các loại thảo dược với nhau. Ví dụ như bài thuốc gồm cao sói rừng, nhũ hương, cao bạch thược, cao hy thiêm. Những loại thảo dược này đều có tác dụng tốt trong việc giảm đau xương khớp, tăng cường vận động, phục hồi xương khớp, được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện lớn cho hiệu quả giảm đau, chống viêm tích cực. Việc sử dụng lâu dài các loại thảo dược này cũng rất an toàn và lành tính. 

Đặc biệt, nghiên cứu in vivo sâu hơn về thành phần hy thiêm cho thấy, thảo dược này giúp làm giảm 31,4% nồng độ axit uric huyết thanh, 32,7% ức chế xanthine oxidase, giảm 30,4% thể tích phù chân, giảm triệu chứng trong viêm bao hoạt dịch do urat và tác dụng giảm đau đáng kể ở liều 120 mg/kg, so với các giá trị tương ứng của nhóm đối chứng. 

Tạm kết

Trên đây là những thông tin chia sẻ về thuốc Eperisone. Người bệnh cần lưu ý, những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo quá trình sử dụng thuốc Eperisone an toàn, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp liên quan đến thuốc Eperisone, hãy bình luận bên dưới để được hỗ trợ.

Tham khảo:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28376775

https://www.mims.com/malaysia/drug/info/Myonal?type=full

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18727454/

Dược sĩ Thu Thảo

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Hoang-Thap-Linh

Bình luận