Giới thiệu về thuốc Keytruda và tác dụng

Keytruda là liệu pháp miễn dịch được sử dụng để điều trị một số loại ung thư hiện nay. Thuốc có chứa hoạt chất Pembrolizumab là một kháng thể đơn dòng. Keytruda can thiệp vào sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể, từ đó sẽ tiêu diệt các tế bào này.

Hiện nay, thuốc Keytruda được sử dụng cho các trường hợp ung thư sau:

  • Các loại u ác tính.
  • Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ nâng cao.
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy ở cổ, đầu.
  • Ung thư hạch Hodgkin cổ điển (cHL).
  • Ung thư bàng quang không xâm lấn cơ (NMIBC) hoặc ung thư bàng quang niệu quản tiến triển.
  • Ung thư biểu mô tế bào thận, ung thư thận giai đoạn cuối (RCC).
  • Ung thư trực tràng, ung thư ruột kết MSI-H/dMMR (mất ổn định vị vệ tinh mức độ cao).
  • Ung thư vú bộ ba âm tính (TNBC) giai đoạn đầu hoặc giai đoạn tiến triển.
  • Ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư cổ tử cung, ung thư gan (HCC) giai đoạn cuối.
  • Ung thư biểu mô tế bảo vảy ở da (cSCC).
  • Ung thư biểu mô tế bào Merkel tiên tiến.
  • U lympho tế bào B trung thất nguyên phát (PMBCL).

Tuy được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh ung thư, nhưng Pembrolizumab chỉ tác dụng lên yếu tố di truyền học, không tác dụng lên vị trí của khối u. Do đó, thuốc không đáp ứng được cho những người bệnh ung thư đã di căn. Keytruda có thể được kết hợp với một số loại thuốc khác để điều trị ung thư.

Còn khá ít biệt dược có chứa thành phần Pembrolizumab như Keytruda. Thuốc Keytruda được sản xuất bởi công ty dược Merck Sharp & Dohme (Anh), với 2 loại gồm lọ 4ml, chứa 100mg Pembrolizumab (25mg/ml) và lọ 50mg/vial.

Keytruda-la-thuoc-dieu-tri-ung-thu-theo-co-che-mien-dich.webp

Keytruda là thuốc điều trị ung thư theo cơ chế miễn dịch

>>> Xem thêm: Lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc Cisplatin Bidiphar trị ung thư

Thông tin về cách dùng, liều dùng Keytruda

Những thông tin sau đây về cách dùng, liều dùng chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn cần thực hiện theo đúng chỉ định từ bác sĩ.

Cách sử dụng và liều dùng

Keytruda được truyền theo đường tĩnh mạch, nhân viên y tế sẽ thực hiện truyền thuốc cho bạn. Trước khi điều trị, bạn sẽ được thực hiện các xét nghiệm để đảm bảo Keytruda là phương pháp phù hợp.

Thuốc thường sẽ mất 30 phút để truyền xong. Tùy vào tình trạng bệnh, thuốc sẽ có liều dùng riêng biệt. Bạn có thể tham khảo liều dùng khuyến cáo như sau:

Liều dùng cho người lớn

U ác tính: 200mg/30 phút, 3 tuần/lần. Có thể điều trị lên đến 12 tháng hoặc tới khi bệnh tiến triển hay xuất hiện độc tính.

Ung thư biểu mô tế bào thận: 200mg/30 phút, 3 tuần/lần kết hợp cùng Axitinib 5mg theo đường uống 2 lần/ngày. Điều trị lên tới 24 tháng hoặc đến khi bệnh tiến triển nặng, xuất hiện độc tính.

Ung thư biểu mô nội mạc tử cung: 200mg/30 phút, 3 tuần/lần kết hợp cùng Lenvatinib 20mg theo đường uống 1 lần/ngày.

Các loại ung thư khác: 200mg/30 phút, 3 tuần/lần. Điều trị lên tới 24 tháng hoặc đến khi bệnh tiến triển nặng, xuất hiện độc tính.

Liều dùng cho trẻ em (từ 2 tuổi trở lên): Thông thường dùng 2mg/kg/lần (tối đa 200mg/lần), 3 tuần/lần. Thời gian điều trị lên tới 24 tháng hoặc đến khi bệnh tiến triển hay xuất hiện độc tính.

Xử lý khi quên/quá liều

Quên/quá liều: Nếu bỏ lỡ lịch điều trị, hãy liên hệ với bác sĩ để được sắp xếp lại lịch phù hợp. Vì nhân viên y tế sẽ thực hiện tiêm truyền thuốc cho bạn, do đó trường hợp quá liều rất hiếm khi xảy ra.

Ngưng thuốc: Nếu ngừng điều trị bằng Keytruda, các kết quả điều trị trước có thể bị giảm tác dụng. Do đó, bạn cần thảo luận với bác sĩ nếu muốn dừng thuốc.

Hay-thao-luan-voi-bac-si-neu-ban-muon-ngung-dieu-tri-bang-Keytruda.webp

Hãy thảo luận với bác sĩ nếu bạn muốn ngưng điều trị bằng Keytruda

>>> Xem thêm: Những vấn đề cần lưu ý về Herceptin – thuốc điều trị ung thư

Những cảnh báo cần biết khi sử dụng Keytruda

Trước khi được điều trị bằng Keytruda, hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn thuộc nhóm chống chỉ định thuốc cũng như các loại thuốc đang sử dụng. Ngoài ra, cần theo dõi các tác dụng phụ khi dùng Keytruda để xử lý kịp thời.

Chống chỉ định và tương tác thuốc

Không sử dụng thuốc nếu bạn bị dị ứng với Pembrolizumab hoặc bất kỳ tá dược nào trong Keytruda hoặc đang mang thai. Ngoài ra, cần thận trọng hơn khi điều trị bằng Keytruda nếu bạn đang/đã từng gặp những vấn đề sau:

  • Mắc các bệnh liên quan đến tự miễn dịch.
  • Bị viêm phổi.
  • Có phản ứng dị ứng với các loại kháng thể đơn dòng khác hoặc Ipilimumab.
  • Đang bị các vấn đề liên quan đến gan, đặc biệt là nhiễm virus mạn tính ở gan (viêm gan B, viêm gan C).
  • Bị tổn thương ở gan, thận.
  • Bị nhiễm virus/hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS).
  • Cấy ghép nội tạng, tủy xương có sử dụng tế bào gốc từ người hiến tạng.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Không dùng Keytruda trong quá trình này và ít nhất 4 tháng sau khi kết thúc liều cuối cùng.
  • Trẻ em: Chỉ được sử dụng khi các phương pháp khác không hiệu quả,
  • Người làm những công việc cần sự tỉnh táo (lái xe, điều khiển máy móc): Thuốc có thể khiến bạn bị chóng mặt, mệt mỏi, cần thận trọng trong trường hợp này.

Keytruda có thể tương tác với một số loại thuốc và thay đổi tác dụng, làm tăng nguy cơ bị tác dụng phụ. Ví dụ như các loại thuốc làm hệ miễn dịch suy yếu như Corticosteroid, khi dùng chung sẽ làm thay đổi tác dụng của Keytruda. Hãy liệt kê các loại thuốc, vitamin, thảo dược mà bạn đang sử dụng cho bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Keytruda-co-the-bi-thay-doi-tac-dung-khi-dung-chung-voi-Corticosteroid.webp

Keytruda có thể bị thay đổi tác dụng khi dùng chung với Corticosteroid

Tác dụng phụ có thể gặp của Keytruda

Tương tự với những loại thuốc khác, khi sử dụng Keytruda cũng sẽ có các tác dụng phụ, cảnh báo cần lưu ý để an toàn khi điều trị.

Tác dụng phụ nguy hiểm cần lưu ý

Keytruda có thể gây ra một số phản ứng gây nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến tử vong. Thông báo ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp:

Vấn đề về phổi: Ho, đau ngực, khó thở.

Vấn đề về gan: Vàng da, vàng mắt, buồn nôn, nôn mửa nghiêm trọng. Đau khu vực dạ dày, nước tiểu sẫm màu. Xuất hiện chảy máu, bầm tím bất thường.

Vấn đề đường ruột: Tiêu chảy bất thường, phân màu hắc ín, đen hoặc có máu, chất nhầy. Đau, căng tức vùng bụng dữ dội.

Vấn đề về thận: Tiểu ít bất thường, lượng nước tiểu giảm, tiểu ra máu, ăn mất ngon, sưng mắt cá chân.

Vấn đề về hormone: Đau đầu, nhức đầu kéo dài. Xảy ra các vấn đề về mắt như mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng. Tim đập loạn nhịp, tăng tiết mồ hôi. Mệt mỏi nghiêm trọng, đói, khát hơn bình thường. Tăng cân/giảm cân không rõ nguyên nhân. Rụng tóc, đi tiểu nhiều hơn bình thường, táo bón, ớn lạnh. Giọng nói trầm hơn, thay đổi tâm trạng, giảm ham muốn, cáu kỉnh, hay quên. Chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Phản ứng dị ứng, vấn đề dị ứng: Phát ban, ngứa, phồng rộp, bong tróc da. Xuất hiện các vết loét gây đau trong miệng, mũi, cổ họng, vùng sinh dục. Sốt, sưng hạch bạch huyết hoặc có những triệu chứng giống cúm.

Sốc phản vệ nghiêm trọng, có thể nguy hiểm đến tính mạng: Ớn lạnh, run rẩy, đỏ bừng, khó thở, thở khò khè. Chóng mặt, sốt, đau lưng, cảm giác như muốn đi ngoài, ngứa, phát ban.

Nhung-dau-hieu-soc-phan-ve-khi-su-dung-thuoc-Keytruda.webp

Những dấu hiệu sốc phản vệ khi sử dụng thuốc Keytruda

Các vấn đề với mô, cơ quan khác:

  • Đau ngực, khó thở, nhịp tim không đều.
  • Buồn ngủ, xuất hiện sự hoang mang, xảy ra vấn đề với trí nhớ, thay đổi hành vi, tâm trạng.
  • Cứng cổ, sưng mắt cá chân, khó khăn hoặc có vấn đề khi giữ thăng bằng.
  • Tầm nhìn kép, mờ mắt, đau mắt, thay đổi thị lực.
  • Đau, yếu cơ nghiêm trọng, dai dẳng, chuột rút cơ bắp.
  • Hồng cầu thấp, ngứa ran, tê tay/chân.

Ngoài những tác dụng phụ nguy hiểm ở trên, một số phản ứng thường gặp khác của Keytruda ví dụ như:

  • Cảm giác mệt mỏi nhẹ, đau cơ, xương, khớp, vùng dạ dày nhẹ.
  • Giảm thèm ăn, tiêu chảy, buồn nôn, sốt, ho, táo bón nhẹ.
  • Ở trẻ em có thể thấy sốt, nhiễm trùng hô hấp trên, nôn mửa, bạch cầu, hồng cầu phổ biến hơn.

Trên đây chỉ là những tác dụng phụ đã được ghi nhận khi sử dụng Keytruda. Ngoài ra, việc phối hợp với các loại thuốc khác cũng sẽ gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, bạn cần thông báo cho bác sĩ nếu gặp bất kỳ phản ứng khác thường nào.

Cảnh báo từ dược sĩ về Keytruda

Với cơ chế tác động vào hệ miễn dịch, Keytruda có thể giúp điều trị ung thư hiệu quả hơn. Tuy vậy, điều này cũng có thể khiến hệ miễn dịch tấn công vào những mô, cơ quan bình thường trong cơ thể.

Để hạn chế được tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc, cải thiện tốt hơn bệnh lý ung thư, người mắc nên áp dụng thêm các phương pháp hỗ trợ. Trong đó, sử dụng các thảo dược, sản phẩm để tăng cường bảo vệ các tế bào khỏe mạnh là điều cần thiết.

Những thảo dược như lá đu đủ, củ sả, bạch hoa xà thiệt thảo,… hoặc sản phẩm có chứa thành phần như Iod, Oncolysin (kẽm salicylat, methylsulfonymethan, cao sơn đậu căn), đang được khuyến khích cho người bệnh ung thư sử dụng.

Những thành phần, thảo dược này khi sử dụng đơn lẻ hoặc phối hợp với nhau đem lại nhiều sự hỗ trợ, tác dụng tuyệt vời cho người mắc bệnh lý ung thư. Ví dụ như:

  • Hỗ trợ chống lại tái cấu trúc ngoại bào, phá vỡ được bao xơ, lớp polymer quanh những tế bào ung bướu, ung thư. Từ đó giúp cơ chế miễn dịch của Keytruda được hoạt động tốt hơn, đúng mục tiêu tế bào hơn.
  • Hỗ trợ ức chế sự phát triển của các tế bào ung bướu trong cơ thể.
  • Hỗ trợ tăng cường sửa chữa phân đoạn ADN tại các tế bào bị hư hỏng, tăng cường miễn dịch phản ứng.
  • Ngăn ngừa quá trình oxy hóa, chống viêm, điều hòa miễn dịch cho cơ thể.

Mot-so-thao-duoc-giup-ho-tro-he-thong-mien-dich-trong-dieu-tri-ung-thu.webp

Một số thảo dược giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch trong điều trị ung thư

Sử dụng Keytruda để điều trị ung thư vẫn đang là phương pháp được các bác sĩ lựa chọn. Tuy vậy, quá trình sử dụng có thể đem lại những sự nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Do đó, người bệnh cần đặc biệt thận trọng và tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin tham khảo về thuốc Keytruda. Nếu còn bất kỳ thắc mắc, vấn đề cần giải đáp về thuốc, các bệnh lý ung thư, vui lòng đặt câu hỏi dưới phần bình luận để được giải đáp.

Tham khảo

https://www.keytruda.com/classical-hodgkin-lymphoma/treatment-options/

https://www.medicalnewstoday.com/articles/keytruda

https://www.drugs.com/keytruda.html

https://www.healthline.com/health/drugs/keytruda#side-effects

https://www.webmd.com/drugs/2/drug-166916/keytruda-intravenous/details

https://www.medicines.org.uk/emc/product/2498/pil

https://www.rxlist.com/keytruda-drug.htm#overdosage 

 

Dược sĩ Nguyễn Hiền

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-oncolysin.webp

Bình luận