K phổi là gì?

K phổi (ung thư phổi) là bệnh lý hình thành do sự phát triển, tăng sinh quá mức của tế bào ác tính trong phổi. Bệnh thường bắt nguồn từ biểu mô niêm mạc phế quản. Các tế bào ác tính này thường phát triển nhanh, mạnh, cấu trúc không giống tế bào gốc. Tại Việt Nam, K phổi là căn bệnh có tỷ lệ mắc, tử vong hàng đầu ở nam giới, đứng thứ 3 ở nữ giới và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Năm 2000, số người mắc bệnh ở nam giới là 6.905 ca với tỷ lệ 29,3 người/100.000 dân, đến năm 2010 số người mắc đã tăng lên đến 14.652 ca và tăng tỷ lệ lên 35,1 ca/100.000 dân. Với mức độ tiến triển nhanh chóng như vậy, dự báo, đến năm 2020, số người mắc mới có thể lên đến hơn 34.000 ca ở cả 2 giới.

K phổi là bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị sớm

K phổi là bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị sớm

Theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy, có khoảng 25% số người bị chẩn đoán mắc K phổi không gặp phải bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào ở giai đoạn đầu. Còn lại một số trường hợp có thể xuất hiện những triệu chứng sau: Ho dai dẳng, kéo dài, ho ra máu không rõ nguyên nhân, đau xương, đau vùng ngực có thể lan sang bả vai xuống cánh tay, sưng vùng cổ, mặt, mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân,… Đến khi biểu hiện các triệu chứng trên thì bệnh thường đã ở giai đoạn muộn và việc điều trị trở nên rất khó khăn.

Nguyên nhân gây K phổi là gì?

Các nhà khoa học đã tìm ra một số tác nhân có ảnh hưởng đến quá trình hình thành khối u ác tính ở phổi. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là thuốc lá. Có tới 80% số ca mắc bệnh là do ảnh hưởng từ thói quen hút thuốc lá, khoảng 5% là do hậu quả của sự tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá. Mặc dù đã có rất nhiều những cảnh báo sức khỏe cho thói quen xấu này, nhưng nhiều người vẫn bất chấp sử dụng khi chưa nhìn thấy hậu quả nguy hiểm tiềm ẩn gây ra cho bản thân và người xung quanh. Bên cạnh đó, yếu tố môi trường cũng đóng vai trò quan trọng dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh ngày một tăng nhanh. Cụ thể, với sự phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nước ta đang chịu hậu quả nặng nề từ ô nhiễm môi trường, không khí. Đây là một trong những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đường hô hấp và tạo cơ hội cho những bệnh lý nguy hiểm như K phổi tăng cao.

Hút thuốc lá là tác nhân gây bệnh K phổi

Hút thuốc lá là tác nhân gây bệnh K phổi

Rất nhiều người không may mắc phải căn bệnh K phổi cho rằng, điều đó đồng nghĩa với cái chết cận kề. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của y học qua nhiều thập kỷ, chỉ cần người bệnh có sự tin tưởng vào khoa học, tinh thần lạc quan và chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý thì việc kéo dài tuổi thọ là điều hoàn toàn có thể thực hiện được. Bệnh K phổi có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn phát hiện, sức khỏe người mắc và phương pháp điều trị. Theo đó, nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm, hệ miễn dịch người mắc khỏe mạnh thì khả năng đáp ứng với điều trị sẽ cao hơn những trường hợp phát hiện ở giai đoạn muộn hoặc thể trạng suy yếu. Bởi những phương pháp điều trị K phổi có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, đòi hỏi người mắc phải có một sức đề kháng tốt để chống chọi với bệnh tật.

>>> XEM THÊM: Bệnh u phổi có lây không?

Điều trị K phổi bằng những phương pháp nào?

Bệnh K phổi thường không đáp ứng với việc chỉ điều trị bằng một phương pháp đơn thuần mà cần kết hợp nhiều cách, bao gồm: Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị đích và bổ sung sản phẩm thảo dược. Song song với đó, cần đảm bảo áp dụng giải pháp giúp nâng cao sức đề kháng cho người bệnh.

Phẫu thuật

Đây là giải pháp giúp loại bỏ tế bào u ác tính ở phổi và các hạch bạch huyết ở ngực. Tuy nhiên, do tính chất di căn nên phương pháp này không thể loại bỏ toàn bộ tế bào u phổi ác tính và có thể gây chảy máu hoặc nhiễm trùng. Tế bào ác tính còn sót lại có thể phát triển nhân lên nhanh nên tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật rất cao.

Hóa trị

Hóa trị để tiêu diệt tế bào u phổi ác tính. Một hay nhiều loại thuốc có thể được đưa vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch ở cánh tay hoặc đường uống. Do gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nên giữa các đợt hóa trị thường có khoảng thời gian tạm ngừng để cơ thể có thể hồi phục.

Hóa trị K phổi có thể gây nhiều tác dụng phụ

Hóa trị K phổi có thể gây nhiều tác dụng phụ

Xạ trị

Phương pháp này sử dụng tia xạ để bắn phá tế bào u phổi ác tính. Liệu pháp bức xạ có thể được hướng vào tế bào ung thư từ bên ngoài (bức xạ tia bên ngoài) hoặc qua ống thông đặt bên trong cơ thể gần tế bào ung thư.

Bổ sung sản phẩm thảo dược 

Sử dụng các giải pháp trên vừa tiêu diệt tế bào u phổi ác tính nhưng đồng thời cũng gây tổn thương lớn đến tế bào lành của cơ thể. Chính vì vậy, những tác dụng phụ như chán ăn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, rụng tóc gần như khó tránh khỏi. Do đó, việc nâng cao sức đề kháng là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng giúp tăng hiệu quả điều trị, kéo dài tuổi thọ cho người mắc. Chuyên gia khuyên rằng, có thể áp dụng những phương pháp sau để tăng cường sức đề kháng cho người bị K phổi: 

- Thực hiện chế độ ăn uống, khoa học, đặc biệt bổ sung những thực phẩm có tính chống viêm và chống oxy hóa cao.

- Tập luyện thể dục thường xuyên, tuy nhiên cần tập đúng cường độ và thời gian.

- Giữ tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực.

Đặc biệt, ngày nay nhiều người có xu hướng bổ sung sản phẩm thảo dược trong việc hỗ trợ điều trị K phổi, có tác dụng giảm nguy cơ viêm nhiễm, chống oxy hóa và nâng cao hệ miễn dịch cơ thể.

Hướng đi mới trong hỗ trợ điều trị K phổi

Đến nay, trên thế giới đã có hàng ngàn nghiên cứu về tác dụng của các hoạt chất sinh học trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ung thư trong đó có ung thư phổi. Nổi bật trong số đó là hoạt chất lunasin – chiết xuất từ đậu tương, thuộc dự án chuyển giao công nghệ DA17/09. Với những ưu điểm nổi trội, lunasin đã nhanh chóng được các nhà khoa học khai thác và ứng dụng trong hỗ trợ điều trị, phòng ngừa các bệnh ung thư, trong đó có ung thư phổi. Qua gần 100 kết quả thử nghiệm đã cho thấy, lunasin có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống đột biến gen hiệu quả. Đặc biệt, khi được bổ sung vào cơ thể chúng có ái lực rất mạnh với các protein của nhiễm sắc thể, tham gia ngăn chặn quá trình tăng sinh bất thường của tế bào. Do đó, song song với hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh, lunasin còn có tác dụng hạn chế sự di căn của tế bào ung thư và giảm nguy cơ mắc bệnh hiệu quả.

Lunasin chiết xuất từ đậu tương hỗ trợ điều trị K phổi an toàn, hiệu quả

Lunasin chiết xuất từ đậu tương hỗ trợ điều trị K phổi an toàn, hiệu quả

Đây cũng là lý do thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần Soy protein chứa lunasin ra đời. Để nâng cao hiệu quả hỗ trợ điều trị và chuyên biệt với các trường mắc ung thư phổi, sản phẩm còn được kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như: Cao khổ sâm bắc, chiết xuất thyme – cỏ xạ hương, cao mạch chủ, cao cọ xẻ, cao bồ công anh, cao hoàng kỳ, cao quả khế,… Sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị, giảm nhẹ triệu chứng của bệnh như mệt mỏi, khó thở, đờm nhiều, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, trong đó có ung thư phổi.

Cụ thể tác dụng của một số thảo dược như sau:

- Cao mạch chủ có tác dụng chữa ho, ăn ngủ kém, hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau và chống ung thư hiệu quả.

- Cao cọ xẻ được sử dụng để điều trị một loạt các loại ung thư trong y học cổ truyền Trung Quốc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chiết xuất từ thảo dược này có tác dụng chống khối u hiệu quả.

- Cao bồ công anh chứa hoạt chất lupeol – một triterpene đã được nghiên cứu là có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Như vậy, sản phẩm này là công thức toàn diện dành cho những trường hợp mắc u phổi trước, trong và sau khi điều trị phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được sử dụng với tác dụng phòng ngừa ở nhóm đối tượng có nguy cơ mắc u phổi cao như: Người hút thuốc lá nhiều, người sống trong môi trường ô nhiễm hoặc gia đình có tiền sử bị u phổi.

K phổi là bệnh lý nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị k phổi, tránh những biến chứng nguy hiểm, hãy xây dựng lối sống khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính là lunasin mỗi ngày, bạn nhé!

 
Dược sĩ Hoàng Thúy

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Tumolung

Bình luận