Ăn gì để tránh tái phát ung thư sau điều trị?
Sau khi hoàn thành quá trình điều trị ung thư, việc duy trì sức khỏe và ngăn ngừa tái phát là rất quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp phục hồi sức khỏe mà còn góp phần giảm nguy cơ tái phát bệnh. Dưới đây là một số gợi ý về thực phẩm và chế độ ăn uống cho những người vừa trải qua điều trị ung thư.
Nguyên nhân gây tái phát ung thư
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc ung thư tái phát là do phương pháp điều trị trước đó không đủ hiệu quả, không tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư. Việc tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ác tính là rất khó khăn, bởi nhiều tế bào có kích thước nhỏ và không thể phát hiện qua các xét nghiệm, đồng thời có thể vẫn tồn tại ngay cả khi đã áp dụng các phương pháp điều trị tích cực, dẫn đến sự phát triển trở lại thành khối u.
Dù đã điều trị khỏi nhưng nỗi lo tái phát ung thư vẫn ám ảnh nhiều người bệnh
Theo các chuyên gia y tế, nếu bệnh nhân không có dấu hiệu của bệnh trong suốt một năm, vẫn có khả năng họ đã bị tái phát ung thư. Tình trạng tái phát không chỉ xảy ra một lần mà có thể xảy ra nhiều lần, đôi khi không thể phát hiện được.
Bác sĩ thường gặp khó khăn trong việc dự đoán ai sẽ tái phát ung thư và nguyên nhân của sự tái phát. Tuy nhiên, họ có thể xác định những bệnh nhân có nguy cơ cao nếu tình trạng bệnh trở nên phức tạp. Từ đó, họ có thể xây dựng kế hoạch điều trị ban đầu phù hợp nhằm ngăn ngừa tái phát ung thư.
Theo thống kê, một số loại ung thư có khả năng tái phát cao, chẳng hạn như:
- 70% trường hợp ung thư buồng trứng có thể tái phát.
- 50% bệnh nhân ung thư đại trực tràng, dù đã phẫu thuật, vẫn có thể gặp lại bệnh sau 3 năm.
Các thực phẩm nên và không nên ăn sau khi điều trị ung thư
Thông thường, sau khi điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị, người bệnh thường gặp phải tình trạng chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn và suy nhược sức khỏe. Lusv này, một chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng chính là đạm, đường, chất béo, chất xơ là vô cùng cần thiết để nhanh chóng lấy lại thể trạng.
Người bệnh ung thư cần ăn đủ các nhóm chất cần thiết
Đi kèm với đó, người đã khỏi bệnh ung thư nên bổ sung những thực phẩm sau để giảm tỷ lệ tái phát bệnh:
Rau củ, trái cây
Rau củ và trái cây là nguồn dinh dưỡng phong phú, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Chúng giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do và giảm nguy cơ ung thư. Nhiều nghiên cứu cho thấy người thường xuyên ăn rau quả, trái cây, ít ăn thịt và mỡ động vật có nguy cơ ung thư thấp hơn người bình thường. Ngoài ra, chất phytochemical được tìm thấy trong trái cây, rau và ngũ cốc là hợp chất có thể ngăn cản hoạt động của chất gây ung thư và hỗ trợ các tế bào ngăn chặn sự phát triển của ung thư.
Các thực phẩm giàu folate
Bổ sung đủ folate (Vitamin B9) có thể giúp giảm thiểu nguy cơ đột biến DNA trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các loại ung thư, bao gồm ung thư ruột và đặc biệt là ung thư tuyến tụy. Nguồn folate chủ yếu có trong nước cam, các loại ngũ cốc, rau chân vịt, đậu Hà Lan, đậu phộng và măng tây.
Hạn chế thịt đỏ, thịt chế biến sẵn
Nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ và thịt chế biến có thể làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư. Đặc biệt, thịt chế biến sẵn như xúc xích, giăm bông, thịt hun khói, … được WHO xếp vào nhóm 1 trong số các loại thực phẩm có thể gây ung thư. Do đó, hạn chế các loại thịt này là điều cần thiết. Thay vào đó, bạn nên ăn cá và các loại gia cầm như gà, vịt,... để bổ sung protein và chất béo; ăn các lại hạt và đậu để cung cấp protein và chất xơ
Không dùng thực phẩm bị mốc
Nhiều người nghĩ rằng khi thực phẩm bị mốc nhẹ, chỉ cần loại bỏ phần bị mốc là có thể sử dụng được tiếp. Tuy nhiên trong nấm mốc có nhiều chất gây ung thư như aflatoxin và nitrosamin. Các chất này có thể xuất hiện ở cả những phần chưa bị mốc, vì vậy tốt hơn hết là không ăn các thực phẩm này.
Thực phẩm bị mốc chứa nguy cơ gây ung thư
Giải pháp phòng tái phát ung thư từ hoạt chất sinh học Lunasin
Trong những năm gần đây, nhóm nghiên cứu của giáo sư De Lume tại Đại học Berkeley, California, đã tiến hành nhiều nghiên cứu về các phương pháp ngăn chặn sự phát triển trở lại của tế bào ung thư, trong đó hoạt chất sinh học Lunasin đem đến thành công rõ rệt nhất. Ngay sau đó, vào năm 2019, Lunasin đã được chính thức chuyển giao về Việt Nam thông qua dự án cấp quốc gia DA 17/09.
Lunasin là một hợp chất sinh học có mặt với lượng nhỏ trong đậu tương, có khả năng gắn kết chọn lọc với một loại protein gọi là integrin trên bề mặt tế bào ung thư. Điều này giúp ngăn chặn sự di căn của ung thư đến các bộ phận khác, ức chế quá trình phân chia và hạn chế sự sinh sôi của các tế bào này. Lunasin tác động vào các giai đoạn đầu của quá trình sinh ung thư, do đó, có thể được sử dụng để phòng ngừa và giảm nguy cơ tái phát bệnh một cách hiệu quả.
Nhờ vào cơ chế gắn kết đặc hiệu, Lunasin chỉ tiêu diệt các tế bào khối u mà không làm tổn thương các tế bào lành. Hơn nữa, Lunasin còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện khả năng chống oxy hóa, chống viêm và ngăn ngừa đột biến, giúp giảm thiểu các tác dụng phụ từ các phương pháp điều trị y tế truyền thống đối với sức khỏe của bệnh nhân.
Lunasin - Hoạt chất từ đậu tương ngăn ngừa nguy cơ tái phát ung thư
Đặc biệt, Lunasin được chiết xuất từ đậu tương thông qua công nghệ lượng tử, đảm bảo tính an toàn và lành tính, có thể sử dụng dài ngày mà không gặp tác dụng phụ.
Hiện nay Lunasin đã được kết hợp với các thảo dược quý như hoàng kỳ, bán chi liên, bồ công anh, cọ xẻ, quả khế và mạch chủ để tạo ra một công thức độc đáo giúp hạn chế sự di căn của tế bào ung thư, tăng cường hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ từ các phương pháp y tế, đồng thời dự phòng nguy cơ tái phát.
Hiện tại, sản phẩm chứa Lunasin kết hợp với các thảo dược tự nhiên đã có mặt tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc. Nếu bạn cần thêm thông tin, hãy nhắn tin cho chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nhé!
Bình luận