Thông tin từ A-Z về đau thần kinh tọa và cách điều trị
Đau thần kinh tọa là tình trạng đau nhức xuất hiện dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa (dây thần kinh hông to). Cơn đau thần kinh tọa bắt nguồn từ phần lưng dưới lan xuống mông, hông và một hoặc cả hai chân. Cơn đau có thể âm ỉ, nhói buốt, hoặc dữ dội, tê bì khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, vận động và sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng phổ biến nhất là do:
- Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra đau thần kinh tọa. Khi đĩa đệm bị tổn thương, rách, phần nhân mềm bên trong chảy ra ngoài và chèn ép vào rễ dây thần kinh tọa, dẫn đến đau nhức.
- Gai cột sống: Thoái hóa cột sống lâu ngày không được điều trị sớm sẽ dẫn đến sự hình thành của các gai xương tại rìa đốt sống. Các mấu xương nhô ra ở đốt sống thắt lưng có thể chèn ép vào rễ dây thần kinh tọa gây đau thắt lưng, lan xuống mông chân, hạn chế khả năng vận động.
- Hẹp ống sống: Do các bệnh lý cột sống như xẹp đốt sống, gai đốt sống, thoát vị đĩa đệm hoặc chấn thương khiến ống sống có thể bị hẹp lại, gây chèn ép rễ dây thần kinh tọa.
- Bệnh lý cột sống khác: Viêm cột sống dính khớp, u cột sống... cũng có thể gây ra đau thần kinh tọa.
- Chấn thương: Tai nạn hoặc chấn thương ở vùng lưng dưới có thể làm tổn thương dây thần kinh tọa, dẫn đến đau nhức.
- Mang vác vật nặng: Người thường xuyên mang vác nặng, sai tư thế cũng có nguy cơ cao bị đau dây thần kinh tọa do vùng cột sống thắt lưng phải chịu tải trọng lớn.
- Lối sống ít vận động: Người lười vận động khiến cơ bắp yếu đi,không đủ sức nâng đỡ cột sống. Cột sống không hấp thụ được các dưỡng chất, suy yếu và dễ bị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ dây thần kinh.
Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân hàng đầu gây đau thần kinh tọa
Triệu chứng đau thần kinh tọa
Đau nhức là triệu chứng phổ biến nhất của đau thần kinh tọa. Cơn đau có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, bắt đầu từ lưng dưới xuống mông, hông và một hoặc cả hai chân. Đặc điểm của cơn đau có thể là:
- Âm ỉ, nhói buốt, hoặc dữ dội vùng lưng dưới, đùi, cẳng chân thậm chí kéo xuống tận gót chân.
- Cơn đau tăng lên khi ho, hắt hơi, hoặc vận động.
- Kèm theo cảm giác tê bì, châm chích, kiến bò, hoặc yếu cơ ở chân.
- Chân tê bại, khó khăn khi đi lại. Lưng dưới và hông co cứng, đứng lên hoặc ngồi xuống đều đau đớn, khó chịu.
- Mất phản xạ gót chân.
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như: Sốt, sụt cân, mệt mỏi, chán ăn.
Biến chứng nguy hiểm khi bị đau thần kinh tọa kéo dài
Nếu không được điều trị kịp thời, đau thần kinh tọa kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm sau:
- Đau mạn tính: Cơn đau kéo dài có thể trở thành mạn tính, khiến người bệnh phải chịu đựng đau đớn dai dẳng. Đau mạn tính ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Teo cơ: Do dây thần kinh tọa bị tổn thương gây đau nhức kéo dài, người bệnh ít đi lại, cơ bắp không được vận động đầy đủ dẫn đến teo dần. Teo cơ có thể khiến người bệnh yếu đi, khó khăn trong việc đi lại và sinh hoạt.
- Liệt chi: Tổn thương dây thần kinh nặng có thể dẫn đến liệt chi, khiến người bệnh mất khả năng vận động hoàn toàn ở chân.
- Mất kiểm soát đại, tiểu tiện: Tổn thương rễ dây thần kinh có thể ảnh hưởng đến chức năng bàng quang và ruột, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc kiểm soát đại tiểu tiện.
Ngoài ra, đau thần kinh tọa kéo dài còn có thể ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, khiến họ lo lắng, stress, mất ngủ, thậm chí trầm cảm.
Teo cơ chân, đi lại vận động khó khăn là biến chứng nguy hiểm của đau thần kinh tọa
Điều trị đau thần kinh tọa như thế nào?
Có nhiều phương pháp điều trị đau thần kinh tọa, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thường được áp dụng:
- Điều trị nội khoa: Các loại thuốc thường dùng là:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, ibuprofen, naproxen...
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Meloxicam, diclofenac...
- Thuốc giãn cơ: Baclofen, cyclobenzaprine...
- Thuốc tiêm: Corticosteroid, lidocaine...
- Vật lý trị liệu:
- Bài tập vật lý trị liệu: Giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp cột sống vận động linh hoạt, dẻo dai.
- Kéo giãn cột sống: Giúp các đốt sống được kéo giãn, giảm áp lực lên địa đệm và rễ dây thần kinh tọa.
- Massage: Giúp thư giãn cơ bắp và giảm đau.
- Châm cứu: Kích thích các huyệt đạo trên cơ thể bằng kim châm giúp giảm đau và tăng cường lưu thông máu.
- Điều trị ngoại khoa: Chỉ được áp dụng trong trường hợp các phương pháp điều trị khác không hiệu quả hoặc có tổn thương rễ dây thần kinh nghiêm trọng, người bệnh có nguy cơ cao gặp biến chứng teo cơ, cong vẹo cột sống, liệt... Các loại phẫu thuật bao gồm:
- Cắt bỏ đĩa đệm: Loại bỏ 1 phần đĩa đệm bị thoát vị đang chèn ép dây thần kinh. Hoặc thay thế bằng 1 đĩa đệm nhân tạo.
- Cố định cột sống: Giúp ổn định cột sống và giảm áp lực lên dây thần kinh.
Giải phóng thần kinh: Mở rộng ống sống để giảm áp lực lên dây thần kinh.
- Điều trị tại nhà:
- Chườm nóng hoặc lạnh giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau nhức.
- Tập thể dục nhẹ nhàng giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau lưng dưới bằng các môn thể thao như đi bộ, yoga…
- Ngủ đủ giấc, giảm cân cũng là biện pháp giúp giảm đau thần kinh tọa hiệu quả nên được áp dụng hàng ngày.
Tập thể dục hàng ngày là biện pháp giúp giảm đau thần kinh tọa hiệu quả, an toàn
- Cải thiện đau thần kinh tọa bằng sản phẩm thảo dược
Để cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa, bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, phương pháp đông y, vật lý trị liệu, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này khuyên người bệnh nên phối hợp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên vừa giúp bổ sung dưỡng chất giúp cột sống, đĩa đệm chắc khỏe lại chống viêm, giảm đau hiệu quả, an toàn. Nổi bật trong dòng sản phẩm này đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là dầu vẹm xanh. Đây là loại dược liệu quý có hoạt tính sinh học cao, chống oxy hóa, giảm sưng đau khớp, phục hồi khả năng vận động và góp phần duy trì độ dẻo dai của xương khớp. Đặc biệt, khi dầu vẹm xanh được kết hợp cùng các loại vitamin, khoáng chất và thảo dược quý khác như: Vitamin B (B1, B2), vitamin K2, canxi, magie, thiên niên kiện, nhũ hương… và bào chế bằng công nghệ lượng tử hiện đại dưới dạng viên nén thì sẽ giúp nâng cao tác dụng chống viêm, giảm đau thần kinh tọa, tăng cường sức khỏe cột sống càng được hoàn thiện hơn.
Dầu vẹm xanh giúp cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa hiệu quả
Sản phẩm đã có nhiều nghiên cứu chứng minh là giúp giảm đau thắt lưng và cột sống cổ, cải thiện vận động, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về cột sống, đĩa đệm thường gặp như: Thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, gai cột sống… mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào cho người mắc. Do đó, bạn có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài.
Để cải thiện và phòng ngừa đau thần kinh tọa tái phát, bên cạnh việc dùng thuốc tây y, vật lý trị liệu… đừng quên sử dụng sản phẩm có thành phần chính là dầu vẹm xanh mỗi ngày, bạn nhé!
Bình luận