Theo thống kê, thoát vị đĩa đệm L4 L5 là vị trí thoát vị phổ biến nhất, chiếm khoảng 95% các trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như teo cơ, cong vẹo cột sống, mất khả năng vận động chi dưới. 

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm L4 L5

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là tình trạng nhân nhầy trong đĩa đệm nằm giữa đốt sống L4 và L5 bị thoát ra ngoài, chèn ép rễ thần kinh xung quanh, gây ra các triệu chứng đau nhức, tê bì vùng lưng dưới và chân. Dưới đây là những triệu chứng thoát vị đĩa đệm L4 L5 thường gặp: 

- Đau thắt lưng: Ban đầu cơn đau xuất hiện ở vùng lưng dưới, sau đó lan xuống mông, đùi, cẳng chân và bàn chân. Có thể đau âm ỉ, nhức nhối hoặc dữ dội, như kim châm, dao đâm. Cơn đau tăng lên khi ho, hắt hơi, cúi người hoặc đi lại. Thời gian xuất hiện cơn đau có thể thi thoảng hoặc liên tục tùy thuộc vào mức độ chèn ép rễ dây thần kinh. 

- Tê bì: Cảm giác tê bì thường xuất hiện ở mông, đùi, cẳng chân và bàn chân. Kèm theo cảm giác kiến bò, kim châm hoặc mất cảm giác một vùng da đùi, bắp chân. Các triệu chứng tê bì, tê bại chân có thể xuất hiện tần suất ít hoặc liên tục tùy thuộc vào mức độ chèn ép, tổn thương của rễ dây thần kinh. 

- Yếu cơ: Khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi đi lại, không leo được cầu thang, hay vấp ngã,... 

- Giảm hoặc mất phản xạ gân ở chi dưới: Khi bác sĩ gõ vào đầu gối, mắt cá chân, phản ứng co cơ không xuất hiện hoặc yếu ớt.

- Rối loạn chức năng bàng quang và ruột: Tiểu khó, bí tiểu, són tiểu, táo bón hoặc tiêu chảy.

Lưu ý: Các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào mức độ rách đĩa đệm  và sự chèn ép của nhân nhầy lên rễ dây thần kinh. Một số người có thể chỉ có một vài triệu chứng, trong khi những người khác có thể có tất cả các triệu chứng trên. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ thoát vị đĩa đệm L4 L5, cần đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. 

Đau lưng dưới là biểu hiện của thoát vị đĩa đệm L4 L5.webp

Đau lưng dưới là biểu hiện của thoát vị đĩa đệm L4 L5

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm L4 L5 

Hiểu rõ được nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L4 L5 sẽ giúp người bệnh có biện pháp điều trị đúng cách, hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L4 L5 thường gặp: 

- Thoái hóa cột sống: Đây là nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm L4 L5 ở người lớn tuổi. Quá trình lão hóa khiến đĩa đệm bị mất nước, trở nên khô cứng và dễ bị rách.

- Chấn thương: Tai nạn giao thông, va đập mạnh vào cột sống có thể gây rách bao xơ đĩa đệm, dẫn đến thoát vị. Bê vác nặng, sai tư thế trong lao động hoặc khi chơi thể thao cũng là nguyên nhân phổ biến gây thoát vị đĩa đệm ở người trẻ. 

- Bẩm sinh: Một số người có cấu trúc đĩa đệm yếu bẩm sinh, dễ bị thoát vị hơn. Những người mắc các dị tật bẩm sinh như hẹp ống sống, vẹo cột sống… cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm. 

- Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho cột sống: Chế độ ăn uống không cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cột sống lâu ngày cũng sẽ khiến đĩa đệm suy yếu và dễ bị nứt rách. 

- Yếu tố khác: Những người hút thuốc lá, mang thai, béo phì, lười vận động… là đối tượng có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm. Nam giới có nguy cơ cao hơn nữ giới.

Bê đồ nặng sai tư thế là nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm L4 L5 ở người trẻ.webp

Bê đồ nặng sai tư thế là nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm L4 L5 ở người trẻ

Biến chứng của thoát vị đĩa đệm L4 L5

Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, thoát vị đĩa đệm L4 L5 có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

- Rối loạn chức năng bàng quang và ruột: Khi nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép vào chùm dây thần kinh đuôi ngựa sẽ gây ra hiện tượng tiểu khó, bí tiểu, tiểu són, táo bón, tiêu chảy. 

- Teo cơ: Yếu cơ kéo dài có thể dẫn đến teo cơ, khiến chi dưới trở nên yếu ớt.

- Liệt chi dưới: Khi rễ dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày, tổn thương không hồi phục sẽ dẫn đến liệt chi dưới, khiến người bệnh không thể đi lại.

Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm L4 L5 có thể gây ra một số biến chứng khác như: Đau mạn tính, trầm cảm, lo âu, giảm chất lượng cuộc sống. 

Đi lại khó khăn là biến chứng nghiêm trọng thường gặp do thoát vị đĩa đệm L4 L5.webp

Đi lại khó khăn là biến chứng nghiêm trọng thường gặp do thoát vị đĩa đệm L4 L5

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5

Có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp: 

Điều trị bảo tồn

Điều trị bảo tồn là biện pháp phổ biến được áp dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 bao gồm: 

- Vật lý trị liệu: Giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện độ linh hoạt cột sống và giảm đau nhức. Các biện pháp thường được áp dụng là dùng nhiệt, hồng ngoại, kéo giãn cột sống bằng máy…

- Thuốc uống: Các loại thuốc thường được sử dụng là chống viêm, giảm đau, giãn cơ, vitamin nhóm B, glucosamine giúp cải thiện tình trạng đau nhức, cải thiện khả năng vận động. Tuy nhiên, cần được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp và không nên lạm dụng vì có nhiều tác dụng không mong muốn. 

- Tiêm steroid vào cột sống: Giúp kháng viêm, giảm đau tại chỗ nhanh nhưng không nên lạm dụng vì có nhiều tác dụng không mong muốn. 

- Giảm cân: Giảm cân có thể giúp giảm bớt áp lực lên cột sống và cải thiện các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm L4 L5.

- Sử dụng sản phẩm thảo dược: Để cải thiện tình trạng đau nhức do thoát vị đĩa đệm L4 L5, hiện nay nhiều người lựa sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Nổi bật trong dòng sản phẩm này đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là dầu vẹm xanh kết hợp với thiên niên kiện, nhũ hương, vitamin và khoáng chất được bào chế bằng công nghệ lượng tử hiện đại dưới dạng viên nén thì sẽ giúp nâng cao tác dụng chống viêm, giảm đau thắt lưng, tăng cường sức khỏe đĩa đệm, làm chậm quá trình thoái hóa, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn. 

 Dầu vẹm xanh giúp cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng hiệu quả.webp

Dầu vẹm xanh giúp cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng hiệu quả

Sản phẩm đã có nhiều nghiên cứu chứng minh là giúp giảm đau thắt lưng và cột sống cổ, cải thiện vận động, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về cột sống, đĩa đệm thường gặp như: Thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, gai cột sống… mà không có tác dụng phụ trên gan, thận và dạ dày. 

Điều trị ngoại khoa 

Chỉ được áp dụng trong trường hợp điều trị bảo tồn không hiệu quả hoặc có biến chứng.

Có nhiều loại phẫu thuật khác nhau, bao gồm:

- Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm: Loại bỏ hoàn toàn đĩa đệm và thay thế bằng 1 đĩa đệm nhân tạo. 

- Phẫu thuật nội soi cột sống: Loại bỏ khối nhân nhầy chèn ép rễ dây thần kinh qua một đường mổ nhỏ.

- Phẫu thuật hàn xương cột sống: Cố định các đốt sống bị ảnh hưởng bằng cách sử dụng nẹp, vít hoặc đinh.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị nào cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm: mức độ nghiêm trọng của bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh, tuổi tác và mong muốn của người bệnh. Sau khi điều trị, người bệnh cần tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vận động.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 hiệu quả. Và để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm L4 L5 hiệu quả, bạn hãy sử dụng sản phẩm có chứa dầu vẹm xanh mỗi ngày nhé!

Bình luận