Tai chảy mủ vàng là triệu chứng bệnh gì? Khắc phục ra sao?
Tai chảy mủ vàng là tình trạng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Ngoài các nguyên nhân phổ biến như thói quen vệ sinh tai, chấn thương,... thì chảy dịch tai còn là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm. Để tìm hiểu xem đó là những bệnh gì và làm sao để cải thiện hiện tượng tai chảy mủ vàng, mời bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tai chảy mủ vàng - Dấu hiệu bệnh nguy hiểm
Thông thường, lỗ tai của chúng ta sẽ tiết ra một loại chất lỏng, sánh như dầu. Chất này về sau sẽ trở thành ráy tai, có nhiệm vụ bảo vệ tai trước sự tấn công của vi khuẩn, virus, bụi bẩn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, dịch chảy ra có màu trắng đục, vàng, lẫn máu hoặc mủ, kèm theo mùi hôi. Đây có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh nguy hiểm như sau:
Viêm tai giữa gây chảy mủ vàng ở tai
Tai chảy mủ vàng có mùi hôi có thể là triệu chứng điển hình của bệnh viêm tai giữa. Tai giữa nằm ở phía sau màng nhĩ, có nhiệm vụ đảm bảo quá trình dẫn truyền âm thanh từ tai lên não bộ. Khi tác nhân vi khuẩn, virus gặp điều kiện thuận lợi sẽ xâm nhập và tấn công vào tai giữa, từ đó gây ra viêm nhiễm.
Khi mắc bệnh viêm tai giữa, chất lỏng bên trong lỗ tai của người bệnh sẽ tích tụ nhiều. Điều này gây áp lực lên màng nhĩ, khiến màng này bị tổn thương và đẩy dịch ra ngoài. Ngoài triệu chứng tai chảy mủ vàng, người bệnh còn gặp phải một số dấu hiệu khác như đau tai, ù tai, sốt cao, giảm thính lực.
Vành tai chảy mủ vàng do bệnh viêm tai giữa
Tai chảy mủ vàng do viêm ống tai ngoài
Viêm ống tai ngoài gặp nhiều ở người thường xuyên bơi lội, tiếp xúc với nước bẩn hoặc tiếng ồn lớn. Đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, nấm có cơ hội phát triển và gây nhiễm trùng. Bệnh thường gây ra các triệu chứng khó chịu như tai chảy mủ vàng, đau tai, sưng đỏ vành tai,...
Viêm da cơ địa - Nguyên nhân khiến tai chảy mủ vàng
Nhắc đến triệu chứng vành tai chảy mủ vàng thì không thể bỏ qua bệnh viêm da cơ địa. Theo chuyên gia, viêm da cơ địa là tình trạng nổi ban đỏ, ngứa và chảy dịch vàng do tai tiếp xúc với nhiều tác nhân bên ngoài dẫn đến dị ứng. Một số trường hợp bị viêm tai bội nhiễm, dịch từ tai có thể lẫn theo cả máu, mủ và có mùi hôi khó chịu.
Viêm da cơ địa là nguyên nhân khiến tai chảy mủ vàng
Nấm ống tai khiến tai chảy mủ vàng
Theo thống kê, nấm ống tai là bệnh phổ biến mà nhiều người gặp phải hiện nay. Bệnh chiếm khoảng 10% trường hợp bệnh nhân bị viêm ống tai. Triệu chứng điển hình của bệnh gồm tai chảy mủ vàng, ngứa ngáy vành tai, sưng đỏ vùng da quanh tai,...
Thủng màng nhĩ gây chảy dịch mủ ở tai
Có nhiều nguyên nhân khiến màng nhĩ bị thủng như dùng vật nhọn lấy ráy tai, thay đổi áp suất không khí đột ngột, tiếp xúc tiếng ồn lớn,... Khi màng nhĩ bị tổn thương, người bệnh sẽ có biểu hiện đau tai, chảy dịch vàng trong lỗ tai, đôi khi còn lẫn thêm cả máu.
Thủng màng nhĩ gây chảy dịch mủ ở tai kèm đau nhức tai khó chịu
Cách điều trị tai chảy mủ vàng
Hết hết các trường hợp tai chảy mủ vàng nhẹ đều tự khỏi sau vài ngày, tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt thì bạn cần có biện pháp điều trị sớm.
Điều trị tai chảy mủ vàng bằng thuốc
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc sau đây để điều trị triệu chứng tai chảy mủ vàng:
- Thuốc nhỏ tai chứa hoạt chất kháng sinh như Ofloxacin, Finafloxacin,... giúp làm sạch tai và kháng khuẩn.
- Thuốc giảm đau Acetaminophen hoặc Ibuprofen,... thường được sử dụng để giảm đau nhức tai. Tuy nhiên, thuốc này gây nhiều tác dụng phụ trong quá trình dùng, bởi vậy chỉ nên sử dụng khi bệnh viêm nhiễm tiến triển nặng.
- Nếu bệnh nhân sốt trên 38,5 độ C, bác sĩ có thể kê thêm thuốc hạ sốt Paracetamol dạng viên nén hoặc viên sủi.
Mặc dù, điều trị tai chảy mủ vàng bằng thuốc tây đem đến hiệu quả tích cực, nhưng thuốc tây thường tiềm ẩn nhiều nguy hại với sức khỏe. Các chuyên gia khuyến cáo, bạn tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều dùng thuốc tây mà phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị.
Chăm sóc tại nhà khi tai chảy mủ
Khi phát hiện tai chảy mủ vàng gây ngứa hoặc đau nhức, bạn cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh để tìm cách khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó, bạn nên thay đổi một số thói quen sinh hoạt để triệu chứng này sớm được cải thiện, chẳng hạn:
- Hạn chế tối đa việc để nước bẩn vào trong lỗ tai. Nếu nước vô tình lọt vào ống tai, bạn hãy nghiêng tai xuống để nước chảy ra ngoài, đồng thời dùng tăm bông thấm hết nước.
- Nên vệ sinh tai ít nhất 2 lần mỗi ngày.
- Không sử dụng các vật cứng hoặc sắc nhọn để lấy ráy tai, bởi những dụng cụ này có thể gây trầy xước niêm mạc và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Hạn chế đeo tai nghe hoặc nghe nhạc âm lượng lớn trong thời gian dài.
- Tránh tiếp xúc với một số tác nhân gây dị ứng như thuốc xịt tóc, dầu gội,... trong thời gian tai bị chảy mủ vàng.
Bạn nên vệ sinh tai hàng ngày để giảm triệu chứng chảy dịch mủ ở tai, ngăn viêm nhiễm
Sử dụng thảo dược trị tai chảy mủ vàng
Song song với các phương pháp trên, chuyên gia khuyên người bệnh bị chảy dịch tai nên sử dụng thêm sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Hiện nay, tiêu biểu trên thị trường có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm tai là sản phẩm có thành phần chính từ cây cối xay.
Sản phẩm chứa nhiều thành phần có tác dụng giảm sưng, kháng viêm như cây cối xay, câu kỷ tử, vảy ốc, cẩu tích. Những dược liệu này đã được ông cha ta sử dụng từ ngàn đời nay để cải thiện các triệu chứng đau tai, ngứa tai, chảy dịch tai. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn chứa một số dược liệu khác như thục địa, cốt toái bổ, đan sâm,... có tác dụng bổ thận, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, đồng thời bổ sung các chất giúp nuôi dưỡng các tế bào thần kinh tai.
Tai chảy mủ vàng không phải là triệu chứng nguy hiểm nhưng nếu không được cải thiện sớm sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Mọi thắc mắc liên quan đến tình trạng chảy dịch tai cũng như sản phẩm chứa thành phần chính từ cây cối xay đều đặn hàng ngày. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ số 0243 8461530 để được chuyên gia giải đáp.
Bình luận