Mất tiếng là gì?

Mất tiếng là tình trạng không thể phát ra âm thanh một cách bình thường. Lúc này, giọng nói sẽ rè rè, khàn đặc, không có cao độ và lên xuống nhịp nhàng mà lại trầm hẳn xuống nên rất khó nghe. Bạn có thể bị mất tiếng một phần (có thể phát ra được câu từ nhưng không rõ ràng và bị khàn tiếng) hoặc mất tiếng hoàn toàn (không thể phát ra câu từ rõ ràng mà chỉ nghe như tiếng thì thầm).

Mất tiếng có thể xảy ra đột ngột hoặc dần dần nếu trước đó bạn đã bị khàn giọng. Ngoài ra, mất giọng thường đi kèm với đau họng, nuốt vướng, tức ngực và hụt hơi, tùy vào mức độ nghiêm trọng ở mỗi người.

khan-giong-mat-tieng-khien-ban-gap-kho-khan-khi-noi-chuyen.webp

Khàn giọng, mất tiếng khiến bạn gặp khó khăn khi nói chuyện

Tại sao bạn bị mất tiếng, khản giọng?

Vậy, tại sao bạn bị mất tiếng? Mất tiếng là một triệu chứng thường gặp và do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy thuộc vào tình trạng của chứng mất tiếng, nguyên nhân có thể xuất phát từ các yếu tố bên ngoài hoặc đến từ bệnh lý bên trong. Cụ thể như sau. 

Nguyên nhân gây mất tiếng tạm thời

Nguyên nhân gây mất tiếng tạm thời thường đến từ các nguyên nhân gây khách quan tạm thời. Khi bị mất tiếng từ những nguyên nhân này, việc điều trị thường khá dễ dàng và không tốn quá nhiều thời gian. Những nguyên này bao gồm:

Lạm dụng giọng nói quá mức

Nếu bạn phải làm việc trong môi trường phải nói liên tục hàng giờ và lặp đi lặp lại nhiều lần, cơ miệng và dây thanh âm phải hoạt động quá mức dẫn đến căng cứng, tổn thương. Lúc này, giọng nói của bạn sẽ không được ổn định như lúc ban đầu và bắt đầu có dấu hiệu mất tiếng một phần. Nếu vẫn tiếp tục, giọng nói sẽ bắt đầu khàn đi, thô ráp, thậm chí mất hẳn tiếng. Việc lạm dụng giọng nói có thể bao gồm những hành động như:

  • Nói, la hét quá nhiều trong một thời gian dài.
  • Sử dụng các âm thanh có cao độ cao hơn hoặc thấp hơn bình thường.
  • Thường xuyên đặt điện thoại gần khu vực cổ họng trong thời gian dài.

Cảm lạnh

Cảm lạnh có thể làm cổ họng bị viêm khiến dây thanh âm sưng lên và gây đau. Lúc này, không khí đi qua vùng cổ họng sẽ bị ảnh hưởng, từ đó làm biến dạng giọng nói hay mất tiếng một phần (khàn tiếng).

Thường xuyên hít phát các chất gây kích ứng cổ họng 

Khói thuốc lá chính là tác nhân hàng đầu kích thích dây thanh âm và gây ra các vấn đề ở giọng nói. Nghiên cứu cho thấy, người hút thuốc lá trực tiếp hoặc thụ động có nguy cơ bị rối loạn giọng nói cao gấp ba so với bình thường. 

Ngoài khói thuốc, những điều kiện như ô nhiễm khí hậu, khói bụi bẩn trong không khí cũng có thể là tác nhân ảnh hưởng đến giọng nói. Hay như việc thời tiết thay đổi đột ngột cũng là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn xâm nhập, gây ra các tình trạng viêm đường hô hấp.

Dị ứng

Các tác nhân trong không khí như: Phấn hoa, lông vật nuôi… có thể kích thích hệ miễn dịch gây ra phản ứng dị ứng. Dị ứng ảnh hưởng đến hệ hô hấp theo những cách khác nhau, trong đó có việc tăng tiết dịch mũi. Khi đó, chất nhầy từ mũi bị đẩy xuống cổ họng làm kích ứng dây thanh âm, gây ra khản tiếng tạm thời.

Căng thẳng trong thời gian dài

Khi bạn ở trong tình trạng căng thẳng, lo lắng quá lâu, cơ thể bạn sẽ xuất hiện tình trạng rối loạn căng thẳng cơ (rối loạn căng cơ). Lúc này, vùng cơ và các dây thanh quản cũng sẽ bị căng và ảnh hưởng dẫn đến bị biến dạng, khiến niêm mạc bộ phận này bị teo. Và biểu hiện ra bằng dấu hiệu mất tiếng một phần hoặc mất tiếng hoàn toàn.

Stress dễ dẫn đến tâm trạng tức giận, la hét, nói nhiều làm thanh quản bị viêm, sưng, gây khàn tiếng. Thêm nữa, căng thẳng cũng có thể tăng kích thích, gây trào ngược acid, phá hủy các chất nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc thanh quản. Từ đó dẫn đến viêm thanh quản, khàn tiếng, mất tiếng.

stress-la-mot-nguyen-nhan-gay-mat-tieng-tam-thoi.webp

Stress là một nguyên nhân gây mất tiếng tạm thời

Nguyên nhân mất tiếng từ bệnh lý 

Nếu trường hợp bạn bị mất tiếng kéo dài, có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng khác. Trong trường hợp này bạn cần tiến hành thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt để có được phương pháp điều trị phù hợp. Những bệnh lý có biểu hiện là mất tiếng bao gồm:

Các vấn đề về tuyến giáp

Các vấn đề tuyến giáp thường liên quan đến việc sản xuất hormone tuyến giáp. Khi lượng hormone này không được sản xuất đủ hoặc sản xuất quá nhiều khiến tuyến giáp hoạt động sai với chức năng, có thể gây ra khàn giọng, mất tiếng.

Ngoài ra, khi các khối u nhân xơ của tuyến giáp phát triển, nó sẽ chèn ép thanh quản khiến người mắc khó phát âm và mất tiếng. Tuy nhiên, trường hợp này không đi kèm với đau họng, ho hoặc sốt.

Viêm thanh quản

Viêm thanh quản là bệnh lý cơ bản gây khàn giọng, mất tiếng. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.

Viêm thanh quản cấp hiếm khi gây mất giọng hoàn toàn mà chủ yếu làm dây thanh âm sưng lên khiến chúng rung động khó khăn. Lúc này, âm thanh phát ra khàn đặc, thô ráp, giọng nói yếu và nhanh hụt hơi. Nếu không điều trị triệt để, viêm sẽ chuyển thành mạn tính, dễ dẫn tới mất tiếng.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược axit xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới có vấn đề, gây hở van dạ dày. Dịch tiết axit đi vào thực quản gây kích ứng thanh quản làm sưng nếp gấp thanh âm. Axit phá hủy lớp bảo vệ, dẫn tới đau họng, khó nuốt, khàn tiếng kéo dài.

Dây thanh có các tổn thương

Nhìn chung, khản giọng, mất tiếng sẽ thuyên giảm sau ít ngày và không quá nguy hiểm. Nhưng nếu kéo dài, chúng có thể là hồi chuông cảnh báo các tổn thương tại thanh quản như: Hạt xơ, polyp, u nang thanh quản…

Hạt xơ, polyp hay u nang đều là kết quả của các chấn thương cấp tính hoặc kích ứng mãn tính gây ra những thay đổi trong dây thanh. Tất cả các tình trạng này ảnh hưởng đến hoạt động rung của dây thanh. Khàn tiếng kéo dài, hụt hơi, nói nhanh mệt, giọng thều thào đều là những triệu chứng điển hình.

Dây thần kinh thanh quản gặp vấn đề

Vùng não chịu trách nhiệm cho hoạt động ngôn ngữ gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh tương ứng. Nếu nó bị tổn thương hoặc liệt,... thì không thể điều khiển dây thanh một cách bình thường. Thay vì tạo ra giọng nói to khỏe thì nó có thể gây khàn tiếng nhiều ngày, giọng nói ồm ồm hoặc mất hẳn tiếng.

Các bệnh lý ung thư

Khàn tiếng lâu ngày cũng có thể là dấu hiệu sớm của một số loại ung thư như: Ung thư thanh quản, ung thư tuyến giáp,... Bệnh thường bắt đầu chỉ là bị khàn tiếng theo đợt và nhanh cảm thấy mệt khi nói. Nhưng dần dần các dấu hiệu khác của ung thư sẽ lần lượt xuất hiện, có thể là khó thở, sau đó nuốt đau…

mat-giong-co-the-xuat-phat-tu-benh-ly-nguy-hiem.webp

Mất giọng có thể xuất phát từ bệnh lý nguy hiểm

>>> Xem thêm: Tổng quan về polyp dây thanh - Thủ phạm gây khàn tiếng kéo dài

Các cách chữa mất tiếng hiện nay

Tùy vào mức độ và thời gian bạn bị mất tiếng mà có các phương pháp điều trị tương ứng. Hầu hết các cách điều trị đều dựa vào nguyên nhân gây ra hiện tượng mất tiếng. Cụ thể như sau.

Cải thiện mất tiếng tạm thời và ngăn ngừa tái phát

Cách đơn giản nhất giúp giọng nói sớm phục hồi là thay đổi cách ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Lựa chọn các thực phẩm tốt cho sức khỏe, tránh những tác nhân gây kích ứng thêm cho thanh quản là điều quan trọng.

Cải thiện về chế độ ăn uống

Người đang bị mất tiếng cần lưu ý đến chế độ ăn uống để tránh làm tình trạng bệnh trở nên phức tạp hơn. Cụ thể:

  • Nên hạn chế hoặc kiêng ăn: Các loại đồ ăn cay, nóng, nhiều đường, nhiều chất ngọt, các loại thực phẩm chế biến theo hình thức nước, chiên, thực phẩm có chứa kích thích như bia, rượu,... Những loại thực phẩm này sẽ tăng kích thích vào cổ họng và làm tình trạng mất tiếng nặng hơn.
  • Thực phẩm nên ăn: Nên bổ sung những loại thực phẩm có thể giúp làm dịu tình trạng kích thích cổ họng. Ví dụ như giá đỗ, củ cải luộc gừng, các loại hoa quả giàu vitamin C như cam, bưởi, chanh, quất,... Các loại đồ uống có thể làm dịu nhẹ vùng cổ họng hơn như trà quả sung, nước cam thảo đất, nước chanh nướng, nước hoa cúc,...

Cải thiện và thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt

Trong thời gian bị mất tiếng, bạn cần lưu ý một vài khía cạnh sau:

  • Hạn chế nói, kể cả nói thầm. Hãy để dây thanh âm có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục dần dần.
  • Uống đủ nước để giữ cho miệng, họng không bị khô.
  • Làm ẩm không khí trong phòng bằng các thiết bị tạo độ ẩm. Luôn giữ nhiệt độ phòng ở mức vừa phải, không bật điều hòa quá thấp. Giữ ấm vùng họng, nhất là những thời điểm giao mùa.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn nhiều lần trong ngày. Thêm vài giọt nước cốt chanh cùng chút mật ong để tăng khả năng chống viêm, bảo vệ niêm mạc họng.
  • Bỏ thuốc lá. Tránh khói thuốc lá bởi nó chính là yếu tố làm tình trạng mất tiếng trở nên trầm trọng hơn.
  • Rửa tay nhiều lần trong ngày và vệ sinh tai - mũi - họng bằng các dung dịch sát khuẩn. Đeo khẩu trang hoặc các thiết bị bảo hộ chuyên dụng nếu ở môi trường khói bụi, khu vực có hóa chất, khí độc hại...
  • Nghỉ ngơi sau khi nói quá nhiều, tránh hét to, nói lớn.
  • Bỏ thói quen hắng giọng, khạc nhổ mạnh.
  • Chọn gối ngủ phù hợp, không quá cao hoặc quá thấp, nằm nghiêng trái nếu có tiền sử trào ngược dạ dày thực quản.  

suc-mieng-voi-nuoc-muoi-giup-giam-viem-cai-thien-khan-giong.webp

Súc miệng với nước muối giúp giảm viêm, cải thiện khàn giọng

Điều trị với trường hợp mất tiếng kéo dài 

Trong một số trường hợp khi các biện pháp giảm mất tiếng tại nhà không thể đáp ứng hoặc suy giảm triệu chứng, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc. Cụ thể như sau:

Sử dụng thuốc điều trị

Các loại thuốc Tây Y thường được sử dụng cho người bị mất tiếng hoặc bị khàn giọng như sau: 

  • Thuốc kháng sinh: Nếu mất tiếng do vi khuẩn gây ra thì thuốc kháng sinh sẽ thường được bác sĩ chỉ định. Trong đó, nhóm beta lactam và macrolid là 2 loại hay được kê đơn nhất.
  • Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid: Thuốc tác dụng giảm đau, giảm phù nề và viêm ở dây thanh âm, ví dụ: Ibuprofen, naproxen...
  • Các thuốc khác: Thuốc tiêu đờm, thuốc chống dị ứng, thuốc chống trào ngược…

Điều trị bệnh lý nguyên nhân

Trong trường hợp mất tiếng kéo dài lâu và xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý. Bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán để xác định được nguyên nhân bệnh lý là gì. Từ đó đưa ra được các phương pháp điều trị phù hợp với bệnh lý đó.

Sử dụng các thảo dược tăng cường

Để giúp hỗ trợ quá trình điều trị được hiệu quả hơn, bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại thảo dược đã được kiểm chứng có hiệu quả tốt trong tăng cường sức khỏe cho cổ họng. Một số loại thảo dược bạn có thể tham khảo như cao rẻ quạt, cao bồ công anh, cao bán biên liên, cao sói rừng,...

Những thảo dược thiên nhiên này có thể giúp hỗ trợ lấy lại được giọng nói khi bị mất tiếng, khàn tiếng. Đặc biệt những trường hợp mất tiếng do bệnh lý, nhóm thảo dược này cũng giúp ngăn ngừa và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh lý đó như viêm thanh quản, viêm amidan. Ngoài ra, khi sử dụng thảo dược cũng sẽ giúp việc điều trị, chữa mất tiếng được an toàn hơn và hạn chế được các tác dụng phụ của những phương pháp chữa khác mang lại.

Đặc biệt, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam vào tháng 1/2021 cho thấy, có đến 90,8% người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ cao rẻ quạt.

mot-so-loai-thao-duoc-giup-lay-lai-giong-noi-khi-bi-mat-giong.webp

Một số loại thảo dược giúp lấy lại giọng nói khi bị mất giọng

Tóm lại, khàn giọng, mất tiếng không chỉ gây ra những hệ lụy về sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc. Vậy nên, đừng bỏ qua bất cứ dấu hiệu nào bất thường trong giọng nói. Bởi đây chính là tiền đề giúp bạn phát hiện sớm những vấn đề chưa biết và có hướng xử lý kịp thời.

Nếu cần giải đáp các thông tin liên quan đến chủ đề trên, hãy liên hệ ngay đến số tổng đài 024. 38461530 – 028. 62647169 để được hỗ trợ.

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/rheumatoid-arthritis/why-am-i-losing-my-voice

https://www.healthline.com/health/how-to-get-your-voice-back#home-remedies

https://www.houstonmethodist.org/blog/articles/2020/feb/5-reasons-for-losing-your-voice-and-tips-for-getting-it-back/

Bình luận