Suy tuyến thượng thận (bệnh Addison) gây ra sự rối loạn sản xuất hormon, làm rối loạn quá trình chuyển hóa của cơ thể. Biện pháp điều trị bao gồm sử dụng hormon thay thế suốt đời, kết hợp điều chỉnh chất lượng cuộc sống. Suy tuyến thượng thận nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra tình huống đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu về bệnh lý này để có giải pháp điều trị phù hợp và phòng ngừa các nguy hiểm không đáng có. 

Suy tuyến thượng thận là gì?

Suy tuyến thượng thận là tình trạng tuyến thượng thận không sản xuất đủ hormon (bao gồm cả Cortisol và Aldosterone)). Khi thiếu các hormon này, các chức năng của cơ thể sẽ bị rối loạn, sức khỏe bị ảnh hưởng trầm trọng thậm chí tử vong.

Tuyến thượng thận nằm phía trên cùng của thận. Khi tuyến này không sản xuất đủ hormone Cortisol, cơ thể sẽ không thể phản ứng lại các căng thẳng (bao gồm căng thẳng do bệnh tật, phẫu thuật, chấn thương). Ngoài ra, điều này cũng ảnh hưởng đến chức năng tim, huyết áp, đường huyết và hệ thống miễn dịch.

Trong khi đó, hormone Aldosterone ảnh hưởng đến quá trình cân bằng natri và kali. Nếu thiếu hụt hormone này, việc kiểm soát lượng chất lỏng được thải ra của thận sẽ gặp bất thường và gây ảnh hưởng trực tiếp đến máu, huyết áp của cơ thể.

Đây là bệnh lý khá phổ biến. Suy tuyến thượng thận diễn ra ở 4/100000 dân số. Và nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất vẫn là từ 30 - 50 tuổi.

Trên thực tế, Suy tuyến thượng thận nói chung gồm 2 dạng chính là suy tuyến thượng thận nguyên phát và thứ phát. Cụ thể:

  • Suy tuyến thượng thận nguyên phát: Hay bệnh Addison. Xảy ra khi tuyến thượng thận không tạo đủ hormone cortisol, aldosterone do bị tổn thương. Loại này khá hiếm gặp và nó có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau.
  • Suy tuyến thượng thận thứ phát: Xảy ra khi tuyến yên không tạo đủ hormone adrenocorticotropin (ACTH), dẫn đến tuyến thượng thận không tạo đủ Cortisol.

suy-thuong-than-gay-roi-loan-chuc-nang-co-the.webp

Suy thượng thận gây rối loạn chức năng cơ thể

Nguyên nhân gây ra suy tuyến thượng thận

Nguyên nhân gây suy tuyến thượng thận có thể xuất phát từ hơn 50 bệnh lý khác nhau. Tuy vậy, nguyên nhân được xem là phổ biến nhất đến từ các vấn đề miễn dịch. Có nghĩa là khi hệ thống miễn dịch gặp sự cố, bị tấn công và tự làm tổn thương tuyến thượng thận của bạn. Các chuyên gia phân loại bệnh thành 2 dạng là nguyên nhân suy tuyến thượng thận cấp và mạn.

Nguyên nhân suy tuyến thượng thận cấp

Với suy tuyến thượng thận cấp, nguyên nhân có thể đến từ các vấn đề nội tại của tuyến thượng thận hoặc đến từ các nguyên nhân tại tuyến yên. Cụ thể:

Nguyên nhân do bản thân tuyến thượng thận

Tuyến thượng thận bị tổn thương: Suy thượng thận cấp có thể tiến triển từ suy thượng thận tiên phát. Một số yếu tố dẫn đến suy thượng thận cấp gồm: phẫu thuật, nhiễm khuẩn, ăn nhạt kéo dài hay bỏ điều trị bệnh bằng hormon thay thế.

Do xuất huyết ở 2 bên tuyến thượng thận: Xảy ra ít hơn, nguyên nhân thường do tình trạng rối loạn đông máu. Đối tượng thường gặp là bệnh nhân có bệnh về máu, bệnh nhân ung thư hay sử dụng thuốc chống đông.

Các yếu tố khác: Suy thượng thận bẩm sinh, sử dụng thuốc trị nấm ketoconazol liều cao trong thời gian dài, Rifampicin điều trị lao. 

Nguyên nhân tại trục dưới đồi – tuyến yên

Nguyên nhân chính là do bệnh nhân dừng đột ngột thuốc corticoid sau một thời gian điều trị dài. Ngoài ra, tình trạng viêm màng não, phẫu thuật liên quan tuyến yên cũng là yếu tố gây ra suy thượng thận cấp.

Nguyên nhân suy tuyến thượng thận mạn

Đối với suy tuyến thượng thận mạn, bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như sau: 

  • Do bệnh tự miễn: Bệnh tự miễn có thể phá hủy các tổ chức, mô cơ thể trong đó có tuyến thượng thận. 
  • Do điều trị ung thư tuyến thượng thận.
  • Bệnh nhân có bệnh nền nguy hiểm như HIV/AIDS, nhiễm nấm, bệnh giang mai.
  • Do sử dụng liệu pháp Corticoid kéo dài (trên 3 tuần).
  • Bệnh nhân có khối u tại trục dưới đồi – tuyến yên.
  • Bệnh nhân bị chấn thương sọ não, nhồi máu não.

benh-tu-mien-co-the-dan-den-suy-tuyen-thuong-than.webp

Bệnh tự miễn có thể dẫn đến suy tuyến thượng thận 

Nhận biết suy tuyến thượng thận như thế nào?

Suy tuyến thượng thận có thể nhận biết bằng một số dấu hiệu điển hình và qua các xét nghiệm, chẩn đoán Y khoa để khẳng định chắc chắn hơn. Tùy thuộc vào mức độ và loại suy tuyến thượng thận sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau.

Triệu chứng suy tuyến thượng thận lâm sàng

Để xác định ban đầu về bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành khai thác các tiền sử, thể chất của người bệnh. Nếu bạn có một trong những triệu chứng của suy tuyến thượng thận sau, hãy thông báo cho bác sĩ.

Triệu chứng suy thượng thận cấp

Bệnh nhân suy tuyến thượng thận cấp có những triệu chứng điển hình sau:

  • Gầy sút cân nhanh do mất nước và điện giải.
  • Hiện tượng sốt dù không có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
  • Rối loạn tiêu hóa: Đau vùng thượng vị, sau đó lan ra vùng bụng kèm theo buồn nôn, nôn mửa.
  • Rối loạn tâm thần: Bệnh nhân có thể bị mê sảng, mệt mỏi hay hôn mê.
  • Tim mạch: Hạ huyết áp, mạch nhanh, tay chân lạnh.

Triệu chứng suy tuyến thượng thận mạn

Suy thượng thận mạn thường diễn biến âm thầm, ít xuất hiện triệu chứng. Các dấu hiệu điển hình chỉ bộc lộ khi trên 90% tuyến thượng thận bị mất chức năng.

Mệt mỏi: Triệu chứng xuất hiện sớm nhưng thường bị bỏ qua. Người bệnh thường mệt lúc thức dậy vào buổi sáng, mệt khi gắng sức, khả năng sinh dục giảm sút ở cả nam lẫn nữ.

Gầy sút cân: Người bệnh có thể tụt từ 3 đến 10kg do mất muối nước. Tình trạng kém ăn, hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả.

Rối loạn tiêu hóa: Xuất hiện tình trạng đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa, rối loạn nước và điện giải.

Da biến màu: Da chuyển sang màu nâu sạm, các vị trí có nếp gấp chuyển màu đen. Niêm mạc miệng, lợi có những đốm đen nổi lên.

Triệu chứng khác: Hạ huyết áp, tụt đường huyết, đau cơ gân hay chuột rút.

met-moi-la-mot-so-trieu-chung-cua-suy-tuyen-thuong-than-man-tinh.webp

Mệt mỏi là triệu chứng của suy tuyến thượng thận mạn tính

>>>XEM THÊM: Thận yếu có dấu hiệu điển hình nào – Cách chữa trị hiệu quả

Chẩn đoán suy tuyến thượng thận

Ngoài ra, để chắc chắn hơn về bệnh lý, các bác sĩ sẽ tiến hành một vài xét nghiệm, chẩn đoán Y khoa khác. Những phương pháp thường được sử dụng có thể kể đến như:

  • Xét nghiệm máu: Xác định nồng độ các hormone, hoạt chất như Kali, natri trong máu.
  • Chụp X-quang: Tìm kiếm các cặn canxi có ở trên tuyến thượng thận hay không.
  • Thử nghiệm kích thích ACTH: Kiểm tra phản ứng của cơ thể khi được tiêm hormone này dưới dạng nhân tạo, từ đó có thể biết được nồng độ của cortisol trong thận.
  • Chụp CT: Đánh giá tuyến thượng thận, tuyến yên để xác định chính xác bệnh lý hơn.

Suy tuyến thượng thận nguy hiểm như thế nào?

Suy tuyến thượng thận có thể gây ra nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Như đã trình bày ở trên, bệnh khiến quá trình sản xuất hormon bị rối loạn trầm trọng, điều này có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng sau:  

Khủng hoảng Addisonian: Hay suy tuyến thượng thận chuyển vào giai đoạn cấp tính. Lúc này cơ thể không sản xuất đủ cortisol để làm giải tỏa các căng thẳng về thể chất hay căng thẳng về tinh thần dẫn đến khủng hoảng “nghiện cortisol”. Điều này có thể khiến người bệnh bị hạ huyết áp, tăng đường huyết, tăng kali,....

Tử vong: Khi khủng hoảng Addisonian không được xử lý kịp thời, người bệnh có thể sốc, co giật, hôn mê hoặc thậm chí tử vong.

Đối với suy thượng thận mạn, nếu không điều trị kịp thời thì có thể tiến triển thành suy tuyến thượng thận cấp. Vì vậy bệnh nhân cần được phát hiện bệnh sớm để có phác đồ xử lý hợp lý, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Suy tuyến thượng thận có chữa được không?

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh suy tuyến thượng thận. Vì vậy, bệnh nhân cần phải điều trị liệu pháp thay thế hormon suốt đời. Ngoài ra, kết hợp sử dụng thuốc với với các phương pháp cải thiện, tăng cường chức năng thận từ thảo dược cũng hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị của bệnh nhân. Các thảo dược như dành dành, đan sâm, mã đề giúp bổ sung dinh dưỡng cho tế bào thận, cải thiện chức năng thận cho người bệnh.

>>>XEM THÊM: Người mắc bệnh suy thận có chữa được không?

Phương pháp điều trị suy thượng thận

Bệnh nhân suy thượng thận cần được điều trị sớm để tránh xảy ra biến chứng. Tùy vào từng tình trạng, loại suy tuyến thượng thận cụ thể sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, đa số sẽ là các phương pháp điều trị bao gồm điều chỉnh lại nước, điện giải, sử dụng hormon thay thế và theo dõi thường xuyên.

Điều chỉnh nước, điện giải

Được áp dụng cho bệnh nhân bị suy tuyến thượng thận cấp. Trong 24h đầu tiên, người bệnh cần được điều chỉnh nước và bù điện giải. Do người bệnh có hiện tượng gầy sút cân do mất nhiều nước điện giải nên cần bù lại kịp thời. Trung bình cần truyền tĩnh mạch 1000ml dung dịch muối đẳng trương (0,9%). Trong quá trình truyền dịch cần theo dõi để tránh hiện tượng trụy mạch.

bu-nuoc-va-dien-giai-cho-benh-nhan-suy-tuyen-thuong-than.webp

Bù nước và điện giải cho bệnh nhân suy tuyến thượng thận

Sử dụng hormon thay thế

Suy thượng thận cấp khiến cơ thể không nhận được lượng hormon cần thiết. Vì vậy liệu pháp hormon thay thế giai đoạn này là hết sức cần thiết. Sử dụng Hydrocortisone dạng muối Hemisuccinat đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Liều lượng tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và chỉ định cụ thể của bác sĩ.

Đối với người bệnh suy thượng thận mạn tính, có thể sử dụng 2 loại hormon thay thế khác. Cụ thể:

Glucocorticoid: Ưu tiên dùng Hydrocortisone liều khoảng 1mg/kg thể trọng mỗi ngày đường uống. Khi có tình trạng nhiễm trùng hay cần phẫu thuật, cần tăng gấp 3 lần liều trên (Có thể dùng đường uống hay tiêm) để dự phòng stress. 

Mineralcorticoid: Bác sĩ có thể chỉ định Fluoro hydrocortisone, dùng buổi sáng để điều trị tình trạng mất muối nước. Bệnh nhân cần điều trị theo đúng liều bác sĩ đưa ra để tránh hiện tượng tích nước gây phù, suy tim sung huyết.

Theo dõi người bệnh sau điều trị

Với người bị suy thượng thận cấp, cần theo dõi chặt chẽ trong vòng 24 giờ đầu tiên:

  • Cố gắng cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường, không di chuyển nhiều.
  •  Theo dõi sau mỗi giờ các chỉ số: lượng nước tiểu, có sốt hay không, có mất nước không, theo dõi mạch.
  • Xét nghiệm mỗi 6 giờ các chỉ số: đường huyết, creatinin trong máu, điện giải đồ, huyết đồ.

Các ngày tiếp theo: Giảm liều dần corticoid thay thế bằng cách dùng liều nhỏ hơn, tiêm liều ngắt quãng hay chuyển dạng đường uống.

Điều trị duy trì với người suy thượng thận mạn: Sử dụng hormon thay thế (Hydrocortisone hoặc Fludrocortisone) theo liều của bác sĩ, uống vào buổi sáng và buổi chiều. Bệnh nhân vẫn cần theo dõi điện giải, huyết áp thường xuyên.

can-theo-doi-tich-cuc-nguoi-benh-sau-dieu-tri-suy-tuyen-thuong-than-ban-dau.webp

Cần theo dõi tích cực người bệnh sau điều trị suy tuyến thượng thận ban đầu

Phòng ngừa và sau phục hồi suy thượng thận

Sau quá trình điều trị, người bệnh cần áp dụng một số phương pháp để giúp phục hồi, phòng ngừa các biến chứng của suy tuyến thượng thận. Bao gồm:

Sử dụng thuốc duy trì theo đúng chỉ dẫn

Theo các chuyên gia cảnh báo, nguyên nhân chính gây suy thượng thận tiến triển là việc sử dụng corticoid điều trị bệnh không đúng theo chỉ dẫn. Sau một thời gian điều trị dài bằng corticoid, nhiều bệnh nhân dừng đột ngột thuốc dẫn đến tình trạng ức chế trục HPA (Trục dưới đồi - Tuyến yên – Tuyến thượng thận) gây ra tình trạng suy thượng thận cấp. Vì vậy, bệnh nhân cần phải tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng, chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế những rủi ro có thể gặp.

Hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt đối với bệnh nhân cần điều trị bằng corticoid, người mắc bệnh nền có nguy cơ suy thượng thận để có thể phát hiện sớm và điều trị.

Phối hợp chế độ ăn uống và lối sống

Đối với tình trạng suy tuyến thượng thận, bệnh nhân cần được chăm sóc, nâng cao thể trạng. Chế độ ăn uống là một trong những vấn đề quan trọng để giúp người bệnh có thể phục hồi và ngăn ngừa các biến chứng của suy tuyến thượng thận. Cụ thể:

  • Chế độ ăn: Đầy đủ dinh dưỡng từ đạm, chất béo, tinh bột. Ngoài ra, bệnh nhân cần ăn đủ lượng đường, muối để tránh nguy cơ mất nước, điện giải.
  • Nâng cao thể trạng: Suy thượng thận cấp thường dẫn đến nhiều bệnh lý khác mắc kèm. Vì vậy hãy bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết giúp nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân.

Sử dụng thêm các loại thảo dược hỗ trợ

Ngoài các phương pháp trên, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm những loại thảo dược thiên nhiên khác để hỗ trợ phục hồi và phòng ngừa. Nên lựa chọn các loại thảo dược có khả năng giúp bổ thận, tăng năng lượng cho tế bào thận cũng hỗ trợ cho tình trạng suy tuyến thượng thận. 

Ví dụ như Dành dành, Đan sâm đã được các chuyên gia chứng minh có tác dụng tốt cho người chức năng thận kém. Những loại thảo dược này khi kết hợp với một số thành phần khác có thể giúp cải thiện được chức năng của thận, làm giảm tiến trình suy tuyến thượng thận, kiểm soát tốt các triệu chứng hoặc biến chứng của bệnh lý này. Trong đó, thảo dược dành dành đã được chứng minh trong nghiên cứu của tác giả Xiaobo Li và cộng sự năm 2017 tại Trung Quốc, thành phần dịch chiết từ quả và thân cây có tác dụng giảm đáng kể xơ hóa thận tiến triển thông qua ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô và trung mô.

Theo Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, 92,9% người sử dụng sản phẩm thảo dược có chứa dành dành kết hợp với đan sâm, hoàng kỳ, râu mèo, mã đề,... có trải nghiệm hài lòng hoặc rất hài lòng.

>>>XEM THÊM: Dành dành có công dụng gì với suy thận?

cac-loai-thao-duoc-nhu-danh-danh-giup-giam-tien-trinh-suy-tuyen-thuong-than.webp

Các loại thảo dược như Dành dành giúp giảm tiến trình suy tuyến thượng thận

Trên đây là những điều cần biết về bệnh suy tuyến thượng thận. Hy vọng sau bài viết này bạn đọc sẽ trang bị được những thông tin bổ ích để có thể phòng tránh, điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả nhất. Nếu còn thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới số 024.38461530 - 028.62647169 để nhận được sự tư vấn.

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/underactive-adrenal-glands--addisons-disease
  2. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28810600/
  3. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16717-adrenal-disorders
  4. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15095-addisons-disease
  5. https://www.webmd.com/cancer/what-is-adrenal-insufficiency
  6. https://www.niddk.nih.gov/health-information/endocrine-diseases/adrenal-insufficiency-addisons-disease/eating-diet-nutrition 

Bình luận