Bệnh hen suyễn là một chứng bệnh phổ biến liên quan tới đường hô hấp. Đây được coi là bệnh mạn tính, đặc biệt trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị hơn cả. Để có thể phòng tránh và điều trị hen suyễn hiệu quả, bạn cần có kiến thức về bệnh. Dưới đây, bài viết sẽ cung cấp những thông tin bổ ích về hen suyễn và cách điều trị. Bạn HÃY XEM NGAY nhé!

Bệnh hen suyễn là gì?

Hen suyễn là tình trạng các ống dẫn khí (phế quản) bị sưng, viêm và thu hẹp lại, ngăn cản luồng không khí đi vào phổi. Nó gây ra những tiếng thở khò khè và cơn đau thắt ngực, được gọi là cơn hen suyễn.

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn không có nguyên nhân chính xác. Nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, di truyền là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Bên cạnh đó, khi đường thở của bạn tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường, chúng có thể khiến bạn lên cơn co thắt các cơ hô hấp, từ đó gây tình trạng hen suyễn.

Ngoài ra, còn một số tác nhân gây hen suyễn cấp bao gồm: Thay đổi khí hậu, thời tiết đột ngột, các chất gây dị ứng (bụi, phấn hoa, lông vật nuôi, khói thuốc, dị ứng thực phẩm, hóa chất)… Có khoảng 70% bệnh nhân lên cơn hen suyễn do niêm mạc phế quản bị dị ứng với những tác nhân này.

 hen-suyen-gay-anh-huong-lon-toi-suc-khoe-va-doi-song-cua-nguoi-benh

Hen suyễn gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và cuộc sống người bệnh

Triệu chứng bệnh hen suyễn là gì?

Do đây là một căn bệnh liên quan trực tiếp đến đường hô hấp, nên dấu hiệu hen suyễn được đặc trưng bởi tình trạng: Ho khan, khó thở, thở khò khè, đau và cảm giác nặng, tức ngực. Ho sau khi tập thể dục hay gắng sức, khó thở vào một mùa nào đó hay khi thay đổi thời tiết, ho hay khó thở khi gặp một chất dị ứng nào đó, bị cảm lạnh vào phổi và có thể kéo dài hơn 10 ngày, các triệu chứng này cải thiện khi uống thuốc giãn phế quản. Nếu có 1 trong những dấu hiệu trên thì bạn bị nghi ngờ mắc bệnh hen suyễn.

Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác giúp bạn nhận biết triệu chứng hen suyễn như: Tiền sử cá nhân và gia đình mắc bệnh các bệnh dị ứng (chàm, viêm mũi dị ứng), gia đình có người bị hen suyễn, triệu chứng nặng hơn sau uống aspirin kháng viêm không corticoid hay thuốc ức chế thụ thể beta (một loại thuốc trị cao huyết áp, bệnh tim mạch).

 ho-kho-tho-dau-hieu-ban-mac-benh-hen-suyen

Ho khan, khó thở - Dấu hiệu bạn mắc bệnh hen suyễn

Tuy nhiên, nếu chỉ có cơn ho và khó thở về đêm, chưa đủ để khẳng định bạn có mắc hen suyễn hay không. Hãy đến một cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ cho bạn biết tình trạng đang gặp phải có đúng là dấu hiệu bệnh hen suyễn không, để từ đó có hướng điều trị cụ thể, đem lại hiệu quả cao.

Người bị bệnh hen suyễn nên tới bệnh viện khi nào?

Cơn hen suyễn cấp tính có thể khiến người bệnh rơi vào tình trạng khó thở nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Khi người bệnh có biểu hiện sau, hãy nhanh chóng đưa họ đi cấp cứu để tránh hậu quả đáng tiếc:.

  • Nhịp thở nhanh, trên 25 lần mỗi phút, mạch đập nhanh (trên 115 lần/phút);
  • Mặt xanh tím, vã mồ hôi;
  • Phổi “im lặng”;
  • Hít thở không có hiệu quả, khó thở ngày càng nặng.

Người bị hen suyễn có được tập thể dục không?

Tập thể dục là một cách giúp nâng cao thể trạng sức khỏe cho người bệnh và luôn được các chuyên gia sức khỏe khuyên nên thực hiện. Tuy nhiên, với người mắc bệnh hen suyễn, nên lựa chọn các môn thể thao phù hợp như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội,… và ưu tiên những môn thể thao tập trong nhà. Người bệnh cũng nên tập yoga, các bài tập giúp điều hòa nhịp thở. Như vậy sẽ giúp cải thiện chức năng thở tốt hơn.

 tap-the-duc-nhe-nhang-giup-ban-cai-thien-tinh-trang-hen-suyen-rat-tot

Thể dục nhẹ nhàng giúp bạn cải thiện tình trạng hen suyễn rất tốt

Với các hoạt động liên quan đến thời gian gắng sức dài hơn, chẳng hạn như điền kinh, bóng đá, bóng rổ,… hay các việc yêu cầu dùng thể lực mạnh, người bệnh nên hạn chế tối đa. Đồng thời, tránh việc tập luyện trong những ngày trời lạnh, bởi đó là thời điểm dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, làm cho bệnh tiến triển nặng thêm.

Hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn bằng sản phẩm thảo dược

Hen suyễn và cách điều trị luôn được coi là vấn đề “nhức nhối” đối với nhiều người, bởi người mắc sẽ cần kiên trì để có thể ngăn chặn căn bệnh này. Họ sẽ cần thực hiện việc điều trị để cắt các cơn hen cấp tính, sau đó tiếp tục điều trị phòng ngừa hen tái phát. Để có hiệu quả tốt nhất, người bị hen cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Bên cạnh đó, việc thay đổi lối sống tích cực gồm: Chế độ dinh dưỡng, tập luyện nâng cao thể trạng, tập điều hòa nhịp thở,… cũng góp phần giúp cho việc đẩy lùi căn bệnh này dễ dàng hơn.

Ngoài ra, người bị bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần thảo dược quý như: Hoạt chất Fibrolysin, nhũ hương, xạ đen, xạ can, tạo giác, bán biên liên,... có tác dụng hỗ trợ điều trị, làm giảm các triệu chứng của người bệnh hen suyễn. Không chỉ vậy, Fibrolysin còn có tác dụng ngăn chặn việc xơ hóa, tái cấu trúc ở phổi và phế quản; giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ miễn dịch tế bào, từ đó phòng ngừa nguy cơ tiến triển nặng hơn và giảm tái phát cho người bị hen suyễn.

 Fibrolysin hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn

Fibrolysin hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn

Như vậy, bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được những vấn đề thắc mắc thường gặp khi mắc phải bệnh hen suyễn. Đồng thời, chúng tôi cũng đã gợi ý cho bạn cách hỗ trợ điều trị hen suyễn nhờ sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là Fibrolysin, kết hợp với các thảo dược quý khác an toàn và hiệu quả! Chúc bạn sức khỏe!

Mạnh Linh

Dược sĩ Quỳnh Chi

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-bao-phe-vuong

Bình luận