Tổng quan về rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là một tình trạng rối loạn liên quan đến thể chất, cảm xúc trước/trong hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt. Nó có thể bao gồm chảy máu quá nhiều/quá ít/không chảy máu, thay đổi tâm trạng.

Khi nữ giới từ tuổi dậy thì đến khi hết thời kỳ mãn kinh, kinh nguyệt thường xuất hiện với tần suất trung bình khoảng 28 ngày/lần. Thời gian hành kinh thường kéo dài từ 4 – 7 ngày. Lượng máu mất đi trong một chu kỳ kinh nguyệt khoảng 50 - 80 ml. Đây là một trong các dấu hiệu để xác định các vấn đề liên quan đến sinh lý của phụ nữ vẫn đang bình thường.

Tuy vậy, ở một số trường hợp, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có thể xuất hiện trước 21 ngày/lần hoặc dài hơn 35 ngày/lần, chu kỳ hành kinh kéo dài dưới 4 ngày hoặc trên 7 ngày, lượng máu bị mất đi quá ít hoặc quá nhiều. Những trường hợp này được gọi là rối loạn kinh nguyệt.

Trên thực tế, có khá nhiều loại rối loạn kinh nguyệt mà bạn có thể gặp phải. Tuy nhiên, sau đây là 5 loại phổ biến hiện nay mà bạn cần đặc biệt lưu ý, bao gồm:

  • Lượng máu kinh nguyệt ra quá nhiều.
  • Vô kinh (không có máu trong chu kỳ kinh nguyệt).
  • Đau bụng kinh dai dẳng.
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).
  • Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD).

roi-loan-kinh-nguyet-xay-ra-khi-noi-tiet-to-co-the-mat-su-can-bang

Rối loạn kinh nguyệt xảy ra khi nội tiết tố cơ thể mất sự cân bằng

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn liên quan đến kinh nguyệt của nữ giới. Chủ yếu sẽ liên quan đến mức độ hormone của cơ thể. Trong đó, estrogen, progesterone, hormone kích thích nang trứng là những hormone chính liên quan đến vấn đề điều hòa kinh nguyệt.

Tuy vậy, có 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt như sau:

Nguyên nhân không liên quan đến sức khỏe

Đây là những nguyên nhân chủ yếu liên quan trực tiếp đến cả hormone điều hòa kinh nguyệt trong cơ thể nữ giới, bao gồm:

Kiểm soát sinh sản, tránh thai

Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra từ khi bắt đầu kiểm soát sinh sản (sử dụng thuốc tránh thai, đặt vòng, que cấy,…) và sau khi đã ngừng các biện pháp này. Cụ thể:

  • Quá trình áp dụng: Các phương pháp kiểm soát sinh sản sẽ hoạt động bằng cách dừng quá trình rụng trứng của cơ thể. Điều này có thể hiểu rằng, bạn sẽ không có kinh nguyệt “thực sự” trong khoảng thời gian sử dụng những biện pháp này. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể vẫn chảy máu tương tự như ngày hành kinh.
  • Ngừng kiểm soát sinh sản: Sau khi ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai, rối loạn khiến kinh nguyệt không đều vẫn có thể xảy ra. Thông thường, bạn sẽ cần từ 2 – 4 tuần để kinh nguyệt quay trở lại bình thường. Một số người có thể mất đến 3 tuần.

Thay đổi nội tiết tố tự nhiên

Sẽ có những giai đoạn trong cuộc đời của phụ nữ bắt gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt do hormone điều hòa bị mất cân bằng. Tuy vậy, những trường hợp này thường sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, đa số sẽ trở lại bình thường sau một thời gian. Các giai đoạn gồm:

  • Giai đoạn dậy thì: Cơ thể sẽ có những sự thay đổi nội tiết tố đáng kể. Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra cho đến khi hormone điều hòa kinh nguyệt được ổn định hơn, điều này có thể mất 2 - 3 năm.
  • Giai đoạn sau sinh, cho con bú: Vấn đề rối loạn kinh nguyệt sau sinh cũng có thể xảy ra và sẽ trở lại bình thường sau một thời gian.
  • Giai đoạn tiền mãn kinh: Ở giai đoạn này, các nội tiết tố bắt đầu suy giảm và sẽ khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ trở nên bất thường hơn.

phu-nu-co-the-bi-roi-loan-kinh-nguyet-sau-sinh-dang-cho-con-bu

Phụ nữ có thể bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh, đang cho con bú

Nguyên nhân cảnh báo dấu hiệu sức khỏe

Ngoài những nguyên nhân bình thường ở trên, rối loạn kinh nguyệt cũng được xem là một trong những dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác. Chúng có thể bao gồm:

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Xảy ra khi mức testosterone quá cao ngăn chặn quá trình rụng trứng và kinh nguyệt ở phụ nữ. Thường đi kèm theo một số triệu chứng như phiền muộn, mụn, mọc nhiều lông, khó mang thai, cân nặng thay đổi bất thường do kháng insulin,…

Lạc nội mạc tử cung: Xảy ra khi các tế bào nội mạc phát triển bên ngoài tử cung. Có thể kèm theo các triệu chứng như kinh nguyệt nhiều, xuất hiện các cục máu trong kỳ kinh, chảy máu bất thường, quá trình mang thai bị ảnh hưởng,…

Bệnh cường giáp: Xuất hiện khi hormone tuyến giáp được sản xuất quá nhiều. Các triệu chứng đi kèm thường gồm xuất hiện lo sợ, khó ngủ, nhịp tim đập không đều, giảm cân không giải thích được, cảm thấy nóng trong cơ thể.

Bệnh suy giáp: Xảy ra khi hormone tuyến giáp không sản xuất đủ cho cơ thể. Các triệu chứng đi kèm gồm mệt mỏi, tăng cân, kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh, da khô, phiền muộn, rụng tóc, nhạy cảm với nhiệt độ.

Polyp tử cung/u xơ tử cung: Là những khối u thường xuất hiện và bám vào tử cung. Chúng thường bao gồm các vấn đề như chảy máu kinh nguyệt quá nhiều, khó chịu ở bàng quang, trực tràng.

Bệnh viêm vùng chậu (PID): Là một tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống sinh sản của nữ giới. Dấu hiệu kèm theo có thể gồm đau vùng chậu, vùng bụng dưới, sốt, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa.

Các vấn đề sức khỏe khác: Có thể bao gồm bệnh tiểu đường type 1, hội chứng Cushing, suy buồng trứng nguyên phát, khối u tiết hormone, tăng sản thượng thận bẩm sinh, ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung,…

mot-so-van-de-suc-khoe-co-the-gay-ra-roi-loan-kinh-nguyet-o-nu-gioi

Một số vấn đề sức khỏe có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới

Những nguyên nhân khác

Rối loạn kinh nguyệt cũng có thể xảy ra do một số yếu tố như chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng thường xuyên,… Cụ thể như sau:

  • Rối loạn ăn uống: Ví dụ như chán ăn tâm thần, rối loạn ăn uống vô độ, chứng cuồng ăn cũng có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều. 
  • Tập thể dụng quá mức: Gây mất cân bằng hormone và dẫn đến kỳ kinh nguyệt bị rối loạn theo.
  • Đang sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc steroid, điều trị ung thư,…
  • Căng thẳng quá mức ảnh hưởng lên tuyến thượng thận và làm tăng tiết hormone cortisol, rối loạn nội tiết tố estrogen, progesterone. Từ đó gây rối loạn kinh nguyệt.

Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt

Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt thường biểu hiện bằng sự bất thường của chu kỳ hành kinh. Những sự bất thường này bao gồm:

  • Khoảng cách giữa các chu kỳ dưới 21 ngày hoặc trên 35 ngày.
  • Không có kinh nguyệt trong 3 chu kì liên tiếp.
  • Kinh nguyệt ra nhiều hơn hoặc ít hơn so với bình thường (khoảng 50 – 80ml).
  • Thời gian hành kinh quá ngắn (dưới 3 ngày) hoặc quá dài (trên 7 ngày).
  • Cơn đau bụng, chuột rút, buồn nôn hoặc nôn trong kỳ kinh nguyệt.
  • Xuất hiện chảy máu giữa các kì kinh, sau mãn kinh hoặc ngay sau khi quan hệ tình dục.

roi-loan-kinh-nguyet-co-the-gay-ra-nhung-con-dau-du-doi-o-vung-bung-duoi

Rối loạn kinh nguyệt có thể gây ra những cơn đau dữ dội ở vùng bụng dưới

Nếu bạn đang xảy ra những vấn đề như trên, hãy cố gắng ghi chép lại các dấu hiệu, chu kỳ kinh nguyệt về thời điểm bắt đầu, kết thúc. Nếu tình trạng nghiêm trọng và kéo dài, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thực hiện các phương pháp kiểm tra sức khỏe. Những phương pháp kiểm tra này có thể bao gồm:

  • Thực hiện xét nghiệm máu.
  • Cấy máu âm đạo xác định nhiễm trùng.
  • Khám siêu âm vùng chậu để có thể kiểm tra u xơ tử cung, u nang buồng trứng,…
  • Sinh thiết mẫu mô nội mạc tử cung.
  • Xét nghiệm Pap.

Rối loạn kinh nguyệt nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt thường không quá nguy hiểm. Tuy vậy, nếu nó kéo dài có thể làm tăng rủi ro bị các vấn đề sức khỏe khác. Cụ thể như sau:

Thiếu máu do thiếu sắt: Rối loạn kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài có thể khiến bạn bị mất máu và gây ra tình trạng thiếu sắt trong cơ thể. Thiếu máu có thể khiến người mắc phải bị mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, thở gấp, loạn nhịp tim,… và có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Tăng nguy cơ bị bệnh phụ khoa: Rối loạn kinh nguyệt có thể gây viêm nhiễm vùng kín. Tình trạng này có thể dẫn đến làm tăng nguy cơ bị các bệnh phụ khoa.

Vô sinh: Rối loạn kinh nguyệt sẽ ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, từ đó có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh và dẫn đến bị vô sinh.

Gây ra các vấn đề tim mạch: Rối loạn liên quan đến kinh nguyệt có thể làm thiếu estrogen và làm tăng nguy cơ xảy ra các bệnh lý liên quan đến tim mạch.

Loãng xương: Estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho xương chắc khỏe. Nếu bị rối loạn kinh nguyệt thì bạn có nguy cơ bị loãng xương cao hơn so với người bình thường.

Tăng nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung: Kinh nguyệt khi bị rối loạn có thể làm tăng sản nội mạc tử cung, khiến cho niêm mạc tử cung dày lên bất thường. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung.

roi-loan-kinh-nguyet-co-the-lam-tang-nguy-co-bi-ung-thu-noi-mac-tu-cung

Rối loạn kinh nguyệt có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung

 

>>>Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì TẠI ĐÂY

Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt

Hầu hết các tình trạng rối loạn kinh nguyệt do yếu tố ngoài bệnh lý đều không cần thiết phải điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và có nguyên nhân từ những vấn đề sức khỏe khác, các phương pháp y tế có thể được xem xét.

Phương pháp điều trị y tế

Điều trị y tế chủ yếu dựa vào nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt là gì. Cụ thể sẽ có những phương pháp cơ bản như sau:

Điều trị các bệnh lý liên quan: Nếu tình trạng rối loạn xuất phát từ những bệnh lý được nêu ở phần nguyên nhân, bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn điều trị trong từng trường hợp cụ thể để giúp cải thiện tình trạng rối loạn.

Sử dụng liệu pháp hormone: Phương pháp này sẽ giúp cân bằng lượng hormone sinh dục trong cơ thể, bao gồm estrogen và progesterone. Từ đó giúp người bệnh cân bằng chu kỳ kinh nguyệt.

Thuốc giảm đau: Nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt, người mắc phải có thể được sử dụng một số loại thuốc giảm đau để hỗ trợ thêm. Ví dụ như aspirin, paracetamol, ibuprofen, acetaminophen.

Thay đổi biện pháp kiểm soát sinh sản: Nếu rối loạn kinh nguyệt vẫn tiếp diễn sau 3 tháng kể từ khi bạn sử dụng các biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố, bác sĩ có thể sẽ hướng dẫn bạn sử dụng phương pháp khác phù hợp hơn.

Điều trị sức khỏe tinh thần: Nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt xuất phát từ những vấn đề tâm lý, lo âu, trầm cảm, rối loạn ăn uống,… thì bác sĩ có thể thực hiện các trị liệu tâm lý cho bạn.

Phẫu thuật: Có thể được thực hiện khi tình trạng rối loạn liên quan đến các bệnh phụ khoa nghiêm trọng như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, ung thư tử cung/cổ tử cung,… Những phẫu thuật nội soi, phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, phẫu thuật cắt bỏ nội mạc tử cung,… có thể sẽ được lựa chọn.

lieu-phap-hormone-thuoc-giam-dau-co-the-duoc-dung-cho-nguoi-bi-roi-loan-kinh-nguyet

Liệu pháp hormone, thuốc giảm đau có thể được dùng cho người bị rối loạn kinh nguyệt

Cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà

Để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt tại nhà, bạn có thể lưu ý những vấn đề như sau:

Kiểm soát cân nặng phù hợp: Việc tăng/giảm cân quá nhanh có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt. Vì vậy, hãy kiểm soát mức độ tăng giảm cân phù hợp. Ngoài ra, nên duy trì cân nặng ở ngưỡng phù hợp với thể chất.

Luyện tập thể dục đều đặn: Tập thể dục vừa phải mỗi tuần có thể giúp bạn duy trì được cân nặng. Bạn có thể duy trì khoảng 30 phút/ngày, ít nhất 3 lần/tuần.

Kiểm soát căng thẳng: Bạn có thể thực hiện thiền, yoga,… để thư giãn tinh thần. Ngoài ra cố gắng điều chỉnh thời gian ngủ, nghỉ ngơi và công việc hợp lý để tránh những yếu tố gây ra căng thẳng.

Cân bằng chế độ ăn uống phù hợp: Ăn đủ chất đạm cần thiết trong cơ thể để giúp quá trình giải phóng hormone được ổn định hơn. Bổ sung thêm các thực phẩm có nhiều chất xơ, chất béo lành mạnh. Tránh các loại thức ăn có quá nhiều đường, tinh bột, chất béo xấu, đồ uống có cồn, caffeine,…

Bên cạnh những lưu ý trên, bạn cũng có thể sử dụng thêm một số mẹo chữa rối loạn kinh nguyệt được nhiều người truyền miệng nhau hiện nay. Ví dụ như:

Gừng: Có tác dụng hỗ trợ giảm lượng máu chảy quá nhiều, hỗ trợ giảm đau. Bạn có thể sử dụng từ 750 – 2000mg bột gừng vào 3 – 4 ngày đầu chu kỳ kinh. Hoặc uống nước gừng trong 7 ngày trước khi đến kỳ kinh nguyệt để cải thiện thể chất, tâm trạng của tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Ngải cứu: Hỗ trợ cầm máu, chống viêm, điều hòa thân nhiệt, ổn định kinh nguyệt. Bạn có thể phơi khô lá ngải cứu và hãm với nước sôi để uống như trà bình thường. Hoặc dùng ngải cứu tươi để chế biến cùng các món ăn khác.

ngai-cuu-co-the-giup-cai-thien-tinh-trang-roi-loan-kinh-nguyet

Ngải cứu có thể giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Nghệ: Cucumin trong nghệ có thể giúp cân bằng hormone trong cơ thể, từ đó giúp cải thiện lưu thông máu tại tử cung, điều hòa kinh nguyệt ổn định hơn. Bạn có thể dùng 1/4 thìa bột nghệ pha với mật ong, sữa để sử dụng hàng ngày hoặc đến khi bạn thấy kinh nguyệt đã ổn định trở lại.

Uống nước dừa: Bạn có thể sử dụng nước dừa trước khi đến chu kỳ kinh nguyệt khoảng 1 tuần. Điều này có thể giúp giảm đau bụng kinh, hạn chế buồn nôn nếu bạn đang gặp hội chứng tiền kinh nguyệt.

Lời khuyên từ dược sĩ về rối loạn kinh nguyệt

Để có thể cải thiện cũng như phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt quay trở lại, ngoài áp dụng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống phù hợp, bạn có thể sử dụng thêm các thảo dược thiên nhiên. Ví dụ như đan sâm, hương phụ, sài hồ bắc, đương quy, nga truật. Hoặc bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ có chứa thành phần N-Acetyl-L- Cystein. Trong đó:

Đan sâm: Đã được thực hiện nghiên cứu vào năm 2004 tại Viện Materia Medica, Học viện Khoa học Y tế Quốc tế & Đại học Y khoa Liên hiệp Bắc. Nghiên cứu này cho thấy, thành phần trong đan sâm có tác giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, chống viêm, chống đông máu, bảo vệ cho các tế bào hiệu quả. Khi tình trạng lưu thông máu ở tử cung được cải thiện, có thể giúp giảm các cơn đau do rối loạn kinh nguyệt gây ra.

Đương quy: Báo cáo được thực hiện vào năm 1948 trên Trung Hoa Y học tạp chí của Dương Đại Vọng, Triệu Túc Quân cho thấy rằng, đương quy có thể giúp ức chế quá trình co của tử cung, làm giãn tử cung từ đó làm giảm cơn đau do hành kinh. 

N-Acetyl cystein: Được nghiên cứu tại Ý vào năm 2013 trên 89 người bệnh khác nhau. Kết quả cho thấy rằng N-Acetyl-L-Cystein có hiệu quả trong điều trị lạc nội mạc tử cung buồng trứng, giúp giảm kích thước của khối u nang, từ đó giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

mot-so-thao-duoc-thanh-phan-giup-dieu-hoa-roi-loan-kinh-nguyet

Một số thảo dược, thành phần giúp điều hòa rối loạn kinh nguyệt

Khi phối hợp những thảo dược, thành phần này với nhau sẽ tạo ra công thức giúp tăng cường lưu thông khí huyết, cải thiện đau bụng kinh, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, công thức này cũng giúp cải thiện được tình trạng kinh nguyệt không đều, bế kinh.

Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và gây ra sự đau đớn, khó chịu. Tuy vậy, tình trạng này có thể điều trị hoặc cải thiện nếu xác định được nguyên nhân gây rối loạn là gì. Vì vậy, bạn nên có một chế độ ăn khoa học, lối sống lành mạnh và kết hợp thêm sản phẩm chứa thành phần chính N-Acetyl-L-Cystein.

Bài viết trên chỉ cung cấp thêm thông tin và mang tính chất tham khảo. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến rối loạn kinh nguyệt, vui lòng để lại câu hỏi tại phần bình luận của bài viết, các chuyên gia sẽ giải đáp chi tiết hơn cho bạn.

Tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6424400/

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/womens-health/in-depth/menstrual-cycle/art-20047186?pg=1

https://www.harringtonhospital.org/women_blog/top-5-common-menstrual-disorders-need-know/

 

Dược sĩ Kiều Chi

AnyConv.com__N-Acetyl-L-Cysteine và nhiều loại thảo dược như Đan sâm, Hương phụ, Đương quy, Nga truật, Sài hồ bắc. (1).webp