Rối loạn giấc ngủ có những dạng nào và cách khắc phục
Những tình trạng rối loạn giấc ngủ phổ biến như mất ngủ, ngủ gà ngủ gật, hội chứng pha trễ,… không quá nguy hiểm thế nhưng chúng gây không ít khó khăn cho người bệnh và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Không chỉ thế, ở những trường hợp nặng hơn khiến bệnh nhân mệt mỏi và suy sụp tinh thần. Thậm chí, một số trường hợp, rối loạn giấc ngủ còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, hiểu đúng và phòng ngừa hội chứng này là điều rất cần thiết.
Rối loạn giấc ngủ và nguyên nhân gây nên chứng rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng các dấu hiệu bất thường làm thay đổi giấc ngủ. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và cuộc sống của người bệnh. Rối loạn giấc ngủ có thể xuất hiện ở bất kỳ giới tính và độ tuổi nào.
Nguyên nhân gây nên rối loạn giấc ngủ có thể xuất phát từ nhiều yếu tố. Bao gồm:
- Tình trạng thể chất.
- Tình trạng sức khỏe, người có tiền sử bệnh hoặc bệnh mạn tính có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn.
- Những rối loạn liên quan đến tâm thần và thần kinh.
- Bị thay đổi đồng hồ sinh học do công việc, ví dụ như trực đêm.
- Do di truyền.
- Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
- Do tác dụng phụ của một số thuốc trị bệnh.
- Do quá trình lão hóa.
Tuy xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau nhưng hậu quả chung của rối loạn giấc ngủ là thay đổi đồng hồ sinh học và các quá trình trao đổi, chuyển hóa chất trong cơ thể.
Rối loạn giấc ngủ xuất hiện ở rất nhiều đối tượng với bất kỳ độ tuổi
Một số dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến
Theo thống kê, có hơn 80 dạng rối loạn giấc ngủ. Các dạng của hội chứng này có thể chia làm 3 nhóm là rối loạn về số giờ ngủ, thời điểm ngủ và chất lượng giấc ngủ.
Rối loạn về số giờ ngủ
Rối loạn giấc ngủ không chỉ nói về sự suy giảm giờ ngủ mà còn nói về tình trạng ngủ quá nhiều, ngủ gà ngủ gật. Rối loạn số giờ ngủ là nhóm các tình trạng thay đổi đáng kể về số giờ ngủ trung bình mỗi ngày. Rối loạn số giờ ngủ chia thành hai nhóm nhỏ:
Mất ngủ
- Mất ngủ tạm thời: Mất ngủ trong thời gian ngắn từ vài ngày đến một tuần.
- Mất ngủ thứ phát do trầm cảm hoặc các bệnh về thần kinh.
- Mất ngủ mạn tính tiên phát: Không xác định được nguyên nhân, có thể do các ám ảnh từ quá khứ hoặc do bẩm sinh.
Ngủ nhiều
- Ngủ nhiều do thiếu ngủ: Thường gặp ở người làm việc ca đêm, mới sinh con.
- Ngủ nhiều do tác dụng phụ của thuốc.
- Chứng ngủ rũ: Cơn buồn ngủ có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
- Ngủ nhiều vô căn: Bệnh nhân ngủ nhiều bất thường và gặp khó khăn trong việc thức dậy vào buổi sáng nhưng không xác định được nguyên nhân.
Mất ngủ hay ngủ quá nhiều đều được gọi chung là rối loạn giấc ngủ
Rối loạn thời điểm ngủ
Rối loạn thời điểm ngủ, hay còn gọi là rối loạn nhịp sinh học ngày đêm, chỉ những tình trạng ngủ sai giờ sinh học. Tình trạng rối loạn này có thể do thay đổi giờ sinh hoạt, múi giờ hoặc do các bệnh liên quan đến thần kinh.
- Hội chứng pha sớm: Người bệnh có giờ ngủ và thức dậy sớm hơn bình thường. Ví dụ ngủ vào lúc 7 giờ tối và thức vào lúc 2 giờ sáng.
- Hội chứng pha trễ: Trái ngược với hội chứng pha sớm.
- Hội chứng rối loạn nhịp ngày đêm: Nhịp sinh hoạt ngày đêm bị đảo lộn, có thể tạm hiểu là chứng ngày ngủ nhiều đêm mất ngủ.
- Jet lag: Rối loạn giấc ngủ do thay đổi múi giờ.
Rối loạn về chất lượng giấc ngủ
Rối loạn về chất lượng giấc ngủ là những hiện tượng, hành động bất thường xảy ra trong lúc ngủ. Các hội chứng này thường xuất phát từ tình trạng sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân. Người bệnh ngủ không sâu và khó đạt được trạng thái ngủ tốt nhất.
- Sleepwalking (Mộng du): Tình trạng cơ thể hoạt động bình thường như đi lại, cầm nắm,... trong trạng thái đang ngủ.
- Hoảng loạn ban đêm: Người bệnh hay hú hét, ú ớ, toát mồ hôi, vùng vẫy nhưng không nhớ gì sau khi tỉnh giấc.
- Giật mình lúc ngủ: Hiện tượng cơ thể bỗng dưng giật mình lúc ngủ do phản ứng nhầm lẫn của các dây thần kinh não.
- Parasomnias: Bao gồm các hiện tượng, cử chỉ, hành động lúc ngủ như nói mớ, nghiến răng, rên rỉ, mơ thấy ác mộng,…
- Hội chứng chân không nghỉ: Hiện tượng cảm giác khó chịu ở chân, cảm thấy như có kiến bò hoặc bỏng rát bất thường.
- Chứng ngưng thở lúc ngủ: Hiện tượng bệnh nhân ngưng thở vài phút và lặp đi lặp lại sau khoảng 5 phút đến 1 giờ. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân nếu kéo dài và không điều trị.
Mộng du là một dạng rối loạn giấc ngủ khá phổ biến
>>Xem thêm: Góc giải đáp: Mất ngủ kéo dài, triền miên có nguy hiểm không?
Cách điều trị, khắc phục rối loạn giấc ngủ như thế nào?
Để điều trị rối loạn giấc ngủ, cần phải xác định nguyên nhân của chứng bệnh này. Do đó, bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát và tham vấn ý kiến của bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân.
Nếu bệnh do tác phụ của thuốc hoặc do ảnh hưởng bởi bệnh lý, bác sĩ sẽ cân nhắc điều chỉnh kê đơn. Đồng thời hướng dẫn một số bài tập để giúp bạn ngủ ngon hơn.
Ngoài ra, nếu bạn bị rối loạn giấc ngủ do thay đổi giờ sinh hoạt, múi giờ hay chỉ mất ngủ tạm thời, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
- Mở nhạc nhẹ nhàng như nhạc thiền, nhạc sóng âm trước khi ngủ.
- Thực hiện một số bài thiền khoảng 5 đến 15 phút trước khi ngủ.
- Giảm cường độ ánh sáng phòng.
- Hạn chế sử dụng điện thoại, thiết bị điện tử trước khi ngủ, chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết.
- Tránh tuyệt đối việc uống cà phê hoặc chất kích thích trước khi ngủ.
Với một số trường hợp nặng như chứng ngưng thở lúc ngủ, hội chứng chân không nghỉ cần đến khám và điều trị sớm nhất. Đồng thời, dùng thuốc ngủ cần có ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà không có giám sát chuyên môn.
Nếu cảm thấy khó ngủ, bạn hãy mở nhạc nhẹ nhàng giúp dễ đi vào giấc
Những cách phòng ngừa và cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ
Theo thống kê, hiện nay có đến 50% người bị rối loạn giấc ngủ và 1/10 số đó mất ngủ mạn tính. Do đó, việc phòng ngừa rối loạn giấc ngủ rất cần thiết để đảm bảo chất lượng cuộc sống. Bạn có thể áp dụng một số cách sau để có một giấc ngủ tốt:
- Tạo môi trường ngủ tối ưu bằng cách giữ phòng ngủ luôn thoải mái, mát mẻ và yên tĩnh.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Cố gắng đi ngủ vào một khung giờ nhất định.
- Ăn nhiều rau củ và cá để giảm lượng đường, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Tránh tuyệt đối việc sử dụng các chất kích thích
- Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ ngủ ngon có chiết xuất từ thiên nhiên như hợp hoan bì, ngũ vị tử, táo nhân,… Các vị thuốc này không chỉ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn giúp an thần, tĩnh tâm và bổ não.
Thực phẩm chức năng có cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ được không?
Thực phẩm chức năng có thể hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nhưng bạn cần lưu ý nguồn gốc sản xuất, nhà cung cấp và thành phần để tìm sản phẩm phù hợp nhất. Bạn nên chọn sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, chiết xuất từ các cây hợp hoan bì, táo nhân, uất kim, ngũ vị tử,… được sản xuất bằng công nghệ lượng tử. Trong đó, nổi tiếng nhất là hợp hoan bì được danh y nổi tiếng người Nhật - Katsuragawa Hoshu đã phát hiện ra công dụng trong điều trị bệnh lý tâm thần kinh, mất ngủ, lo âu, sợ hãi… Hợp hoan bì giúp não bộ tăng cường sản sinh serotonin giúp điều hòa tâm trạng, cảm xúc và đem đến một giấc ngủ ngon. Giải quyết được nguyên nhân cốt lõi gây nên chứng bệnh mất ngủ kéo dài là thiếu hụt dinh dưỡng và serotonin não bộ.
Vừa rồi là những thông tin về rối loạn giấc ngủ và cách khắc phục hội chứng này. Mong rằng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức bổ ích đến bạn. Nếu có thắc mắc, đừng quên để lại thông tin hoặc bình luận để nhận tư vấn sớm nhất nhé.
Bình luận