Những vấn đề về bệnh khô khớp và cách cải thiện, phòng ngừa
Khô khớp là gì? Có nguy hiểm không?
Khô khớp là tình trạng dịch tại các khớp giảm tiết hoặc không tiết ra để giúp bôi trơn khớp khi vận động. Điều này dẫn đến đau, khó chịu, tê cứng khi thực hiện các hoạt động liên quan đến khớp.
Khô khớp thường xảy ra phổ biến ở khớp cổ, vai, khuỷu tay,… Khô khớp thường xuất hiện cùng với tuổi tác. Tuy nhiên, xu hướng bị khô khớp đang dần trẻ hóa hơn. Nhiều người có thể bị khô cứng khớp ngay khi vừa mới thức dậy.
Khô khớp ở mức độ nhẹ thường không nguy hiểm. Tình trạng này chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu tình trạng khô khớp kéo dài không được điều trị và cải thiện, người bệnh có thể sẽ phải đối diện với những vấn đề sức khỏe như sau:
- Giảm khả năng vận động nghiêm trọng: Khó khăn khi leo cầu thang, đi đứng, ngồi xuống – đứng lên hoặc những vận động đơn giản như cầm nắm đồ vật.
- Đau nhức kéo dài: Tình trạng khô khớp khiến cho lớp sụn tại khớp bị bào mòn dần và lộ ra đầu xương. Khi hoạt động, đầu xương sẽ tiếp xúc với nhau và gây đau nhức kéo dài, khó chịu.
- Biến dạng khớp, teo cơ: Khô khớp khi kéo dài, phát triển nặng hơn có thể gây ra teo các cơ quanh khớp bị khô. Đặc biệt, nếu bị khô khớp gối có thể khiến người bệnh bị cong vẹo chân, ảnh hưởng đến di chuyển hàng ngày.
- Liệt khớp: Liệt khớp sẽ dẫn đến tình trạng người bệnh bị liệt suốt đời. Đây được xem là biến chứng nghiêm trọng nhất của tình trạng khô khớp.
- Một số biến chứng tiềm ẩn khác: Cắt cụt chi, khuyết tật, khớp bị phá hủy, tăng nguy cơ bị lây lan ung thư, nhiễm trùng,…
Khô khớp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm
>>> XEM THÊM: Thông tin về Betamethason Diprospan điều trị viêm xương khớp
Nguyên nhân khô khớp xuất hiện
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khô khớp cũng như những yếu tố khác dẫn đến tình trạng này. Cụ thể như sau:
Một số tình trạng liên quan đến xương khớp
Một số bệnh liên quan đến xương khớp gây ra tình trạng khô khớp là:
Viêm khớp dạng thấp (RA): Là rối loạn viêm xương khớp mạn tính – một tình trạng tự miễn. Lúc này, hệ thống miễn dịch sẽ quay lại tấn công vào những bộ phận khỏe mạnh, trong đó có lớp niêm mạc của khớp khiến việc tiết dịch khớp bị ảnh hưởng, từ đó gây ra khô cứng khớp.
Viêm xương khớp: Là một tình trạng thoái hóa do hao mòn khớp gây ra. Tình trạng viêm này ảnh hưởng đến lớp sụn, mô mỏng bảo vệ xương khớp, khiến chúng bị mòn đi, dịch khớp bị giảm tiết và khô khớp. Viêm xương khớp thường ảnh hưởng đến hông, đầu gối, cổ, ngón tay,…
Đau cơ xơ hóa: Đây là một tình trạng khá phức tạp và gây đau tại các khớp, cơ. Tình trạng đau cơ xơ hóa sẽ tương tự so với viêm khớp dạng thấp (RA), tuy nhiên những triệu chứng của bệnh này sẽ không nghiêm trọng bằng RA.
Viêm bao hoạt dịch: Một số chấn thương ảnh hưởng đến khớp sẽ gây ra tình trạng viêm bao hoạt dịch. Bao hoạt dịch chính là những túi chứa các chất lỏng và làm giảm chấn động giữa khớp xương với những bộ phận khác. Khi những túi này bị viêm, dịch sẽ không thể tiết ra và gây khô khớp.
Ung thư xương: Tuy ít khi gây ra đau, cứng khớp nhưng ung thư xương vẫn là một tình trạng có thể gây sưng, nhạy cảm gần xương, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động của khớp xương.
Một số tình trạng viêm khớp khác: Bao gồm như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp nhiễm trùng, gout, lupus ban đỏ, viêm khớp Lyme,… cũng có thể gây ra tình trạng khô cứng khớp. Ngoài ra, một trong những biến chứng của bệnh lậu là viêm khớp do gonorrhea cũng có thể làm tổn thương đến khớp và dẫn đến khô khớp.
Một số bệnh xương khớp khác gây ra khô khớp
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những vấn đề liên quan đến xương khớp, khô khớp cũng có thể do một số nguyên nhân, tác nhân khác gây ra. Ví dụ như:
- Yếu tố tuổi tác – lão hóa: Khi bạn già đi, quá trình lão hóa tự nhiên sẽ diễn ra tại các khớp gối. Những vật liệu bảo vệ đầu xương bắt đầu bị khô và cứng lại. Lúc này, cơ thể bạn cũng sẽ tiết ít chất lỏng hoạt dịch hơn, khớp không thể hoạt động trơn tru và gây ra các cơn đau nhức khớp.
- Thời điểm buổi sáng trong ngày: Khi bạn ngủ/nằm yên trong vài giờ, chất lỏng hoạt dịch sẽ khó có thể thực hiện được nhiệm vụ bôi trơn các khớp, từ đó dẫn đến khô cứng khớp. Do đó, tình trạng khô khớp sẽ thường rõ rệt hơn vào buổi sáng hoặc sau khi bạn nằm yên trong một thời gian dài.
- Chấn thương gây khô cứng khớp: Ví dụ như chảy máu trong không gian khớp, xương bị gãy, trật khớp xương, các mảnh xương – sụn xuất hiện trong không gian khớp, chấn thương quá mức, rối loạn chuyển động lặp đi lặp lại, bong gân, biến dạng, gãy xương do căng thẳng,…
- Khô cứng khớp do nhiễm trùng: Áp-xe, viêm gan, cúm, bệnh sởi, tăng bạch cầu đơn nhân (nhiễm virus), quai bị, viêm khớp nhiễm trùng,…
- Tác dụng phụ của thuốc hoặc phản ứng dị ứng khi dùng thuốc.
- Béo phì: Thừa cân khiến cơ thể phải chịu thêm gánh nặng, tạo thêm áp lực lên các khớp. Ngoài ra, các tế bào mỡ dư thừa có thể giải phóng thêm protein gây viêm cho cơ thể, từ đó khiến viêm xương khớp, cứng khớp.
- Chế độ ăn kiêng: Ăn quá nhiều thịt động vật, sản phẩm từ sữa sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm, khô cứng khớp.
Tuổi tác là một nguyên nhân phổ biến gây khô khớp
Xác định khô khớp như thế nào?
Những cơn đau khi cử động ở các khớp là triệu chứng dễ nhận biết của khô khớp. Cụ thể hơn, khi khớp bị khô, bạn có thể gặp những triệu chứng như sau:
Đau khi cử động: Thường xuất hiện từ mức độ nhẹ đến nặng. Những cơn đau này sẽ cản trở đến khả năng vận động của người bệnh, đặc biệt là buổi sáng.
Mất cử động: Người bệnh có thể cảm nhận được một hoặc nhiều khớp không thể di chuyển quá lâu hoặc quá nhiều như trước, thậm chí khiến bạn không thể hoạt động được.
Hạn chế phạm vi cử động: Một số khớp sẽ có phạm vi cử động ít hơn bình thường.
Một số dấu hiệu khác: Đau, sưng khớp, cứng khớp, một số khớp có thể bị đỏ, nóng, ngứa ran hoặc tê ở vùng bị ảnh hưởng. Xuất hiện chảy máu, bầm tím tại các khớp bị khô.
Ngoài những triệu chứng trên, sẽ có thêm các dấu hiệu liên quan khác có thể xảy ra ở cơ quan khác. Ví dụ như:
- Đau bụng, chuột rút bụng.
- Nhức mỏi cơ thể.
- Ho, mệt mỏi, sốt, ớn lạnh.
- Đau đầu, co thắt hoặc xuất hiện những cơn động kinh.
- Buồn nôn hoặc nôn, viêm họng, phát ban ở da.
Một số triệu chứng nghiêm trọng hơn mà bạn có thể gặp phải như xương nhô ra khỏi da, chảy máu nhiều hơn, sốt nhưng không thấy các triệu chứng liên quan đến cúm, tê liệt hoặc một số phần trên cơ thể không có khả năng cử động.
Nếu những triệu chứng trên xuất hiện và gây khó chịu, bạn nên khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Lúc này, bạn có thể được thực hiện các xét nghiệm máu, chụp X-quang, siêu âm (USG), chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định chính xác tình trạng khô khớp.
Để xác định khô khớp, bác sĩ có thể thực hiện chụp X-quang, xét nghiệm máu
Các cách điều trị khô khớp an toàn
Để giảm bớt tình trạng khô khớp, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu những cơn đau do khô khớp xuất hiện và kéo dài hơn 30 phút sau khi thức dậy và nghiêm trọng hơn, bạn cần có sự chăm sóc y tế.
Bệnh khô khớp uống thuốc gì?
Đối với trường hợp khô khớp nhẹ, bạn có thể sử dụng những loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) không cần kê đơn. Một số thuốc có tên chung trong nhóm NSAIDs mà bạn có thể tham khảo như aspirin, ibuprofen, naproxen,… Bạn có thể miêu tả các triệu chứng của mình cho dược sĩ để được cung cấp loại thuốc phù hợp.
Nếu tình trạng viêm, sưng khớp là nguyên nhân gây ra khô khớp, bạn có thể sử dụng thuốc Steroid. Đây là loại thuốc đem lại nhiều lợi ích cho người bị viêm khớp tiến triển. Corticosteroid sẽ giúp giảm viêm, lúc này tình trạng đau khớp cũng sẽ giảm theo.
Một số loại kem bôi ngoài da như diclofenac diethylamine và methyl salicylate cũng có thể được sử dụng. Những loại kem này sẽ giúp giảm đau, sưng và viêm do khô khớp gây ra.
Vật lý trị liệu, phẫu thuật
Ngoài sử dụng thuốc, bạn có thể được hướng dẫn thêm một số bài tập vật lý trị liệu để làm giảm đau cứng khớp. Những bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp đau, phù nề, tăng cường vận động khớp gối và giúp phục hồi chức năng trong sinh hoạt hàng ngày.
Một số hoạt động vật lý trị liệu có thể được thực hiện như:
- Trị liệu với laser thế hệ IV: Sử dụng tia laser cường độ cao giúp làm giảm chứng sưng viêm gây khô khớp. Phương pháp này có thể kích thích sâu đến các phần mô xương, giúp tái tạo tế bào, giảm đau cho người bệnh.
- Trị liệu với sóng xung kích Shockwave giúp tái tạo sụn, thúc đẩy collagen ở những mô sâu, khôi phục sụn khớp.
- Trị liệu thần kinh cột sống: Là một phương pháp trị liệu bảo tồn giúp nắn chỉnh những xương khớp bị lệch về vị trí của nó.
Khi điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để giải phóng các dây chằng, khớp. Phương pháp phẫu thuật sẽ được lựa chọn dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng khô khớp.
Người bị khô khớp có thể được sử dụng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu
>>> XEM THÊM: Toàn bộ thông tin cần biết về Actemra trong điều trị viêm khớp
Cải thiện và phòng ngừa khô khớp
Bên cạnh những phương pháp điều trị ở trên, người bị khô khớp cũng có thể áp dụng thêm các cách sau đây để cải thiện và phòng ngừa tình trạng khô khớp. Ví dụ như sau:
- Chườm lạnh: Giúp giảm viêm, từ đó giảm tình trạng khô cứng khớp.
- Liệu pháp nhiệt: Tùy thuộc vào triệu chứng, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn giảm đau do khô khớp bằng liệu pháp nhiệt thay vì chườm lạnh.
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học: Nên hạn chế sử dụng những thực phẩm có thể làm giảm tiết nhờn ở khớp như dầu mỡ, rượu bia, đồ ăn nhanh, các chất kích thích,… Bổ sung những thức ăn chứa nhiều chất xơ, vitamin, dinh dưỡng,… để đảm bảo việc sản xuất dịch khớp được dễ dàng hơn.
- Thực hiện bài tập thể dục phù hợp: Những bài tập thể dục sẽ giúp tăng cường các cơ xung quanh của khớp. Lâu dài sẽ giúp giảm áp lực lên các khớp tốt hơn. Tuy nhiên, lưu ý không thực hiện các bài tập nhịp điệu quá sức, bởi chúng có thể làm căng cơ và khớp.
- Một số lưu ý khác: Quản lý căng thẳng, hạn chế stress trong cuộc sống, ngồi làm việc đúng tư thế để không gây ảnh hưởng đến các xương, khớp.
Ngoài ra, để cải thiện tình trạng khô khớp do lão hóa, thiếu hụt dinh dưỡng, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm các thảo dược thiên nhiên nhằm hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây. Một số thành phần từ thiên nhiên đã được nghiên cứu về hiệu quả, độ an toàn khi sử dụng có thể kể đến như nhũ hương, dây đau xương, màng vỏ trứng,… Trong đó:
- Màng vỏ trứng: Thành phần này đã được nghiên cứu tại Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ chứng minh mang lại tác dụng giảm đau, chống viêm, đồng thời bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp.
- Nhũ hương: Duy trì được sự toàn vẹn cấu trúc sụn khớp và miễn dịch trung gian tế bào.
- Dây đau xương: Được sử dụng trong nhiều trường hợp thấp khớp, tê bại khớp xương, sai khớp,…
Một số thành phần thiên nhiên giúp giảm đau, cứng do khô khớp
Khi kết hợp những thành phần này cùng với glucosamin sulfat, MSM (methylsulfonylmethane), dimethylglycine,… có thể giúp bổ sung được các dưỡng chất cần thiết cho khớp. Ngoài ra còn hỗ trợ bôi trơn ổ khớp, giúp khớp được vận động linh hoạt hơn.
Khô khớp có thể gây ra sự khó chịu và nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, hoạt động bình thường của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng liệt khớp và không thể đi lại. Do đó, bạn nên áp dụng các biện pháp để cải thiện, phòng ngừa tình trạng khô khớp ngay từ hôm nay bằng cách sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần dây đau xương, màng vỏ trứng, nhũ hương,...
Trên đây là những thông tin tham khảo liên quan đến khô khớp. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy để lại thông tin dưới phần bình luận của bài viết, đội ngũ chuyên gia sẽ hỗ trợ giải đáp.
Tài liệu tham khảo:
https://www.medicinenet.com/rheumatoid_arthritis_pictures_slideshow/article.htm
https://en.wikipedia.org/wiki/Joint_stiffness
https://www.healthgrades.com/right-care/bones-joints-and-muscles/stiff-joints
https://www.healthline.com/health/stiff-joints#see-your-doctor
https://www.medindia.net/patientinfo/stiff-joints.htm
Bình luận