Những vấn đề cần biết về rối loạn tiền đình

Để có thể cải thiện được chứng rối loạn tiền đình, bạn nên hiểu rõ hơn về rối loạn tiền đình là gì, các dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể:

Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình (RLTĐ) là tình trạng dây thần kinh tiền đình trong tai bị rối loạn ảnh hưởng đến quá trình truyền dẫn, tiếp nhận thông tin do tắc nghẽn dây thần kinh số 8/động mạch nuôi dưỡng não ở khu vực tai trong và não bộ. Sự tắc nghẽn có thể phát sinh từ việc các dây thần kinh này bị tổn thương trực tiếp hoặc những khu vực liên quan đến chúng bị tổn thương.

Tiền đình chính là một bộ phận thuộc hệ thần kinh, nó nằm ở phía sau ốc tai bên trái. Với cơ chế bình thường, tiền đình có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể giữ thăng bằng, duy trì được các tư thế. Bộ phận này cũng có ảnh hưởng đến sự phối hợp các cử động của cơ thể trong hoạt động thường ngày. Khi rối loạn tiền đình xảy ra, cơ chế này bị ảnh hưởng và gây ra các cơn đau đầu, chóng mặt, ù tai.

roi-loan-tien-dinh-xay-ra-khi-day-than-kinh-tien-dinh-bi-ton-thuong.webp

Rối loạn tiền đình xảy ra khi dây thần kinh tiền đình bị tổn thương

Rối loạn tiền đình được chia thành 2 loại chính, bao gồm:

  • RLTĐ trung ương: Do tổn thương tiền đình ở tiểu não, thân não. Ít gặp hơn nhóm còn lại nhưng mức độ nguy hiểm cao hơn và khó điều trị hơn.
  • RLTĐ ngoại biên (ngoại vi): Xảy ra khi hệ tiền đình ở vùng tai trong bị tổn thương. Ít gây nguy hiểm đến tính mạng. Chiếm đa số các trường hợp bị rối loạn tiền đình.

Triệu chứng rối loạn tiền đình

Dấu hiệu rối loạn tiền đình chung sẽ bao gồm chóng mặt đột ngột, có cảm giác quay cuồng, lắc lư khó chịu. Cân bằng khó khăn, buồn nôn, thậm chí nôn mửa, khó tập trung. Tùy thuộc vào loại rối loạn tiền đình mắc phải sẽ có thêm một số dấu hiệu khác biệt. Cụ thể như sau:

RLTĐ ngoại biên:

  • Chóng mặt diễn ra ngắn quãng nhưng mức độ nặng nề hơn, đặc biệt rõ rệt khi thay đổi tư thế như đứng lên, ngồi xuống hoặc sau khi ngủ dậy.
  • Cơ thể bị mất thăng bằng, đứng không vững.
  • Nhãn cầu bị co giật theo chiều ngang hoặc xoay.
  • Giảm thính lực, ù tai, điếc hoặc nghe tiếng tương tự như ve kêu trong tai, rõ hơn khi về đêm.
  • Mất ngủ, thiếu tập trung và thường cảm thấy mệt mỏi.
  • Một số trường hợp có thể bị hạ huyết áp.

RLTĐ trung ương:

  • Chóng mặt diễn ra thường xuyên nhưng mức độ nhẹ hơn.
  • Cầu nhãn bị giật theo chiều dọc.
  • Khó đi thẳng, dáng đi theo hình ziczac giống người bị say rượu.
  • Giọng nói có thể bị thay đổi và phát ra một số âm thanh tương tự như âm “Ô”.

Để xác định chính xác hơn tình trạng rối loạn tiền đình, bác sĩ có thể sẽ cần thực hiện một số kiểm tra cần thiết. Ví dụ như:

  • Khám lâm sàng dựa vào các dấu hiệu trên.
  • Kiểm tra bằng xét nghiệm xoay vòng: Đánh giá về mức độ hoạt động của tai, mắt.
  • Kiểm tra vùng da quanh mắt bằng điện cực để đo chuyển động của mắt, tìm kiếm các dấu hiệu của rối loạn tiền đình.
  • Xét nghiệm âm ốc tai để kiểm tra về các tế bào lông trong tai.
  • Chụp cộng hưởng MRI: Kiểm tra hình ảnh cắt ngang của các mô, từ đó phát hiện xem có mô mềm nào liên quan gây ra đau đầu, chóng mặt hay không.

mot-so-dau-hieu-roi-loan-tien-dinh-co-the-gap.webp

Một số dấu hiệu rối loạn tiền đình có thể gặp

Nguyên nhân rối loạn tiền đình

Tương tự với triệu chứng, nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình sẽ khác nhau. Cụ thể:

RLTĐ ngoại biên – nguyên nhân thường do các vấn đề xuất phát từ dây thần kinh tiền đình, ví dụ như:

  • Virus Zona, quai bị, thủy đậu ảnh hưởng và làm tê liệt đến dây thần kinh tiền đình.
  • Các rối loạn chuyển hóa như tăng ure huyết, suy giáp, tiểu đường.
  • Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính.
  • Những nguyên nhân khác như: Có dị dạng trong tai, bị viêm tai giữa cấp hoặc mạn tính, chấn thương tai trong, hội chứng Meniere, sỏi nhĩ, u dây thần kinh số 8, bị say tàu xe, thường xuyên sử dụng rượu, ma túy hoặc do tác dụng phụ không mong muốn của một số loại thuốc như gentamycin, streptomycin,…

RLTĐ trung ương - chủ yếu do các bệnh lý liên quan đến não bộ, ví dụ như: Nhồi máu não, thiểu năng tuần hoàn não, chứng đau đầu Migraine, u tiểu não, xơ cứng não rải rác, giang mai thần kinh, parkinson,…

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiền đình, bao gồm:

Tuổi tác: Người cao tuổi có tỷ lệ bị rối loạn tiền đình cao hơn. Một nghiên cứu của Mỹ đã cho thấy, ước tính có khoảng 35% người trưởng thành từ 40 tuổi trở lên đã gặp ít nhất 1 lần chóng mặt do rối loạn tại hệ thống tiền đình gây ra.

tuoi-tac-la-mot-yeu-to-lam-tang-nguy-co-bi-roi-loan-tien-dinh.webp

Tuổi tác là một yếu tố làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiền đình

Phụ nữ mang thai: Trong 3 tháng đầu, cơ thể của phụ nữ khi mang thai sẽ có nhiều sự thay đổi. Nếu không được cung cấp đủ dưỡng chất ở giai đoạn này, phụ nữ mang thai sẽ có nguy cơ bị chóng mặt và dẫn đến hội chứng rối loạn tiền đình cao hơn.

Thường xuyên làm việc trong môi trường căng thẳng: Stress khiến cơ thể sản sinh lượng hormone cortisol không cần thiết. Hormone này khi dư thừa có thể gây ra cao huyết áp, tim mạch,… tổn thương đến hệ thống thần kinh. Trong đó có dây thần kinh số 8 làm ảnh hưởng chức năng tiền đình.

Một số yếu tố khác: Người bị mất máu quá nhiều do chấn thương, người có tiểu sử bị chóng mặt,…

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình có thể gây nguy hiểm nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời. Lúc này, tình trạng này có thể tiến triển và gây ra một số biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh. Ví dụ:

Dễ bị té ngã: Đây là hệ quả dễ gặp phải khi bị rối loạn tiền đình. Những cơn đau đầu, chóng mặt có thể xuất hiện đột ngột và khiến người bệnh không thể tỉnh táo, cũng như đủ khả năng giữ thăng bằng. Từ đó dễ té ngã và chấn thương, đặc biệt nguy hiểm nếu đang tham gia giao thông, làm các công việc ở trên cao,…

Trầm cảm: Khi các triệu chứng của rối loạn tiền đình tái phát nhiều lần, cuộc sống hàng ngày của người mắc sẽ trở nên khó khăn hơn. Từ đó họ rất dễ chán nản, mệt mỏi dẫn đến các vấn đề về tinh thần như lo âu, trầm cảm.

Tăng nguy cơ bị đột quỵ, tai biến: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của rối loạn tiền đình. Bệnh lý này khiến cho các mạch máu trong não bộ bị ảnh hưởng và làm tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến trong tương lai.

dot-quy-co-the-xay-ra-neu-ban-bi-roi-loan-tien-dinh.webp

Đột quỵ có thể xảy ra nếu bạn bị rối loạn tiền đình

Cách chữa rối loạn tiền đình hiện nay

Hiện tại, phương pháp để chữa rối loạn tiền đình sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ bệnh, thể bệnh mắc phải,… Tuy vậy, bệnh vẫn có thể chữa khỏi nếu người mắc điều trị đúng với hướng dẫn và đủ liệu trình. Cụ thể sẽ gồm những phương pháp sau:

Thuốc rối loạn tiền đình

Các loại thuốc được sử dụng dựa vào mức độ của bệnh lý, mục tiêu chủ yếu là quản lý các triệu chứng của rối loạn tiền đình. Ví dụ như:

Thuốc kháng histamin: Ví dụ như scopolamine, promethazine, dimenhydrinate,… giúp giảm chóng mặt, buồn nôn. Thuốc có tác dụng phụ là gây rối loạn tiêu hóa, buồn ngủ.

Thuốc giảm chóng mặt, buồn nôn khác: Acetyl leucin cũng được sử dụng để giúp giảm chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt. Tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc này là nổi mề đay, phát ban gây ngứa.

Thuốc benzodiazepines: Thuốc giúp giảm lo lắng, trấn tĩnh và được dùng nếu người bệnh có những triệu chứng này. Tuy vậy, sử dụng benzodiazepines lâu dài có thể dẫn đến lạm dụng và bị lệ thuộc vào thuốc.

Thuốc ức chế calci như flunarizine: Được sử dụng đề điều trị, phòng ngừa chóng mặt, giảm tình trạng đau nửa đầu. Tác dụng phụ của thuốc có thể là buồn ngủ, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, thèm ăn.

Một số thuốc khác: Thuốc piracetam (hỗ trợ điều chỉnh sự suy giảm chức năng tiền đình), thuốc chống viêm cho dây thần kinh tiền đình như glucocorticoid chứa methylprednisolon,…

ban-co-the-su-dung-thuoc-de-kiem-soat-trieu-chung-cua-roi-loan-tien-dinh.webp

Bạn có thể sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng của rối loạn tiền đình

>>> Xem thêm: 5 vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc rối loạn tiền đình Betaserc

Một số cách điều trị y tế khác

Bên cạnh sử dụng thuốc, người bệnh rối loạn tiền đình cũng có thể được hướng dẫn sử dụng thêm các biện pháp điều trị y tế khác. Có thể bao gồm:

  • Điều trị phục hồi chức năng: Sử dụng các bài tập kích thích vận động, rèn luyện trí não, sự nhạy bén,…
  • Phương pháp Epley maneuver (tái định vị sỏi tai): Được sử dụng để giảm tình trạng chóng mặt tư thế kịch phát (lành tính).
  • Phẫu thuật: Nếu sử dụng thuốc và những phương pháp điều trị ở trên không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật. Phụ thuộc và nguyên nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật phục hồi phù hợp với tình trạng của người bệnh.

Mẹo chữa rối loạn tiền đình

Nhiều người khi bị rối loạn tiền đình cũng tìm kiếm các mẹo chữa từ dân gian. Dưới đây là một số kinh nghiệm chữa RLTĐ đang được nhiều người sử dụng:

Chữa rối loạn tiền đình bằng củ gừng: Gừng có vị cay, ấm, có tác dụng tán hàn, ôn trung, chống viêm, làm ấm tỳ vị,… Vì vậy, theo đông y, loại dược liệu này thường được sử dụng để giảm các triệu chứng như nôn mửa, ngăn ngừa chóng mặt, thư giãn mạch máu,…

Cách thực hiện: Lấy 1 nhánh gừng tươi, cạo vỏ, rửa sạch, sau đó đem xay nhuyễn/giã nát. Pha cùng với 1 ly nước sôi và uống khi ấm. Điều này sẽ giúp cải thiện được cơn hoa mắt, chóng mặt.

Rau ngải cứu chữa rối loạn tiền đình: Trong y học cổ truyền, thảo dược này có tính ấm, vị nồng và được sử dụng như một loại thuốc hỗ trợ giảm đau nhức, chống viêm, điều hòa rối loạn tiền đình và cải thiện chóng mặt, hoa mắt.

Cách thực hiện: Chuẩn bị lá ngải cứu, đem ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch. Sử dụng lá ngải cứu và ép lấy nước để uống. Uống 1 ly cốc nhỏ mỗi ngày để hỗ trợ cải thiện rối loạn tiền đình. Bạn cũng có thể sử dụng rau ngải cứu để chế biến thành các món ăn hàng ngày.

tra-ngai-cuu-co-the-giup-cai-thien-hoa-mat-chong-mat-do-roi-loan-tien-dinh.webp

Trà ngải cứu có thể giúp cải thiện hoa mắt, chóng mặt do rối loạn tiền đình

Lưu ý khi chữa rối loạn tiền đình

Quá trình chăm sóc người bệnh khi điều trị rối loạn tiền đình đóng vai trò quan trọng đến kết quả phục hồi. Vì vậy, bạn nên lưu ý những vấn đề sau đây:

Rối loạn tiền đình nên ăn gì?

  • Bổ sung thêm vitamin B6: Nhóm vitamin này sẽ giúp giảm các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt. Ví dụ như khoai tây, khoai lang, bí ngô, các loại đậu, ngũ cốc.
  • Bổ sung thêm vitamin C: Có nhiều trong chanh, bưởi, đu đủ, cà chua,… Vitamin C giúp cải thiện được các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, kiểm soát bệnh rối loạn tiền đình tốt hơn.
  • Bổ sung thêm vitamin D: Có nhiều trong cá, trứng, sữa, ngũ cốc, đậu nành và các sản phẩm của nó,… Vitamin D giúp cải thiện tình trạng xơ cứng tai ở người bị rối loạn tiền đình.
  • Bổ sung thực phẩm có folate: Hỗ trợ giải quyết vấn đề cân bằng do RLTĐ gây ra ở người lớn tuổi. Có nhiều trong các loại đậu, hạt như hướng dương, đậu phộng, trái cây,…
  • Hạn chế các loại thực phẩm có nhiều chất béo: Ví dụ như thịt mỡ, sữa béo,… Chúng làm tăng cholesterol trong máu, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Một số lưu ý khác:

  • Không được tự ý mua thuốc về uống nếu không có sự hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng để giúp tăng cường lưu thông khí huyết.
  • Không lạm dụng rượu, bia, uống đủ lượng nước cơ thể cần (0.4l/kg/ngày).
  • Người cao tuổi nên tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh, tắm rửa bằng nước ấm, vào mùa lạnh nên mặc đủ ấm,…
  • Hạn chế căng thẳng, stress để bệnh không bị tiến triển và trầm trọng hơn.
  • Khám sức khỏe định kỳ giúp theo dõi, phát hiện được các dấu hiệu rối loạn tiền đình sớm hơn.
  • Không nằm gối quá cao khi ngủ bởi có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.

ban-nen-kiem-soat-cang-thang-de-khong-lam-roi-loan-tien-dinh-tram-trong-hon.webp

Bạn nên kiểm soát căng thẳng để không làm rối loạn tiền đình trầm trọng hơn

Bên cạnh những lưu ý trên, để cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình hiệu quả hơn, bạn có thể sử dụng một số thảo dược để hỗ trợ thêm. Trong đó, sâm đất, đinh lăng, hạt mào gà trắng, bạch quả,… là những loại dược liệu đã được nghiên cứu và chứng minh có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình. Cụ thể:

Đinh lăng: Trong dược liệu này có khoảng 20 loại axit amin, các loại vitamin như B6, B1, B2,… rất cần thiết với cơ thể (GS Ngô Ứng Long  - Học viện Quân Y). Ngoài ra, những thành phần trong đinh lăng còn có thể kích thích được khả năng hoạt động của não bộ, giải tỏa sự căng thẳng, lo âu, từ đó giúp giảm các triệu chứng của rối loạn tiền đình tốt hơn (TS Nguyễn Thị Thu Hương - Trung tâm Sâm và Dược liệu TP HCM).

Sâm đất: Giúp chống oxy hóa, ức chế stress hóa có thể xảy ra do những tác nhân gây độc lên hệ thần kinh (Nghiên cứu của Prathapan Ayyappan cùng cộng sự). Việc giảm quá trình stress hóa sẽ gián tiếp giúp giảm các tổn thương trong mô thần kinh, từ đó cải thiện được triệu chứng của rối loạn tiền đình.

Khi phối hợp các thành phần này lại với nhau trong cùng một sản phẩm theo công thức phù hợp có thể giúp cải thiện được tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung,… của rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý lựa chọn các sản phẩm uy tín để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

dinh-lang-sam-dat-co-the-ho-tro-cai-thien-trieu-chung-roi-loan-tien-dinh.webp

Đinh lăng, sâm đất có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng rối loạn tiền đình

Trên đây là những thông tin tham khảo về tình trạng rối loạn tiền đình. Để không bị các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn của tình trạng này gây ra ảnh hưởng đến cuộc sống, bạn nên lưu ý điều trị sớm và đúng với hướng dẫn, liệu trình của bác sĩ. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy để lại dưới phần bình luận của bài viết, các chuyên gia sẽ giải đáp giúp bạn.

Tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15227-vestibular-neuritis

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7297064/

https://www.webmd.com/brain/vestibular-disorders-facts

 

Bình luận