Từ năm 1992, Ngày sức khỏe tâm thần Thế giới được tổ chức vào ngày 10/10 hằng năm nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy các hoạt động thiết thực chăm sóc sức khỏe tâm thần cho mọi người. Năm 2024, với chủ đề “Sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc”, Tổ chức Y tế Thế giới - WHO muốn nhấn mạnh mối liên quan mật thiết giữa sức khỏe tâm thần và công việc. 

Các vấn đề làm ảnh hưởng sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc

Tính tới thời điểm này, có khoảng 60% dân số thế giới tham gia vào các hoạt động lao động khác nhau. Đối với mỗi cá nhân, lao động không chỉ tạo ra nguồn thu nhập mà còn là nơi con người tạo dựng được giá trị trước bản thân và trước xã hội, đảm bảo tính tự trọng, lòng tự tin, phát triển các kỹ năng và thể hiện sự sáng tạo, đồng thời môi trường lao động cũng là nền tảng phát triển các thói quen có lợi và xây dựng các mối quan hệ tích cực. 

Áp lực tại nơi làm việc có thể gây rối loạn tâm thần

Áp lực tại nơi làm việc có thể gây rối loạn tâm thần

Một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh hỗ trợ rất lớn đối với sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên môi trường lao động cũng là yếu tố gây ra những tác động tiêu cực lên sức khỏe tâm thần, đặc biệt là các môi trường lao động không an toàn, ví dụ: 

  • Các đặc tính chung như tiếng ồn, nhiệt độ khắc nghiệt, không khí không trong lành, thiếu nước uống sạch, chất thải sản xuất không chỉ gây các vấn đề về thể chất mà cũng gây ra các vấn đề liên quan đến tâm thần. 
  • Áp lực tại nơi làm việc có thể do yêu cầu kết quả lao động, tính cạnh tranh cao, hoặc bản chất của các công việc đặc thù như nhân viên cứu hộ, nhân viên nhân đạo và nhân viên y tế… 
  • Các yếu tố phân biệt đối xử, cạnh tranh không lành mạnh, bạo lực hay cô lập, bắt nạt và quấy rối tình dục tại nơi làm việc làm suy yếu sức khỏe tầm thần, tăng nguy cơ kiệt sức, lo âu, trầm cảm, có thể dẫn tới các hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát. 

Tính tới năm 2022, có khoảng 207 triệu người thất nghiệp mới, nguy cơ mất việc gây mất an toàn tài chính và ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều mặt khác của cuộc sống, chúng có thể gây nên hoặc làm trầm trọng hơn những áp lực vốn có.  Có khoảng 15% dân số trong độ tuổi lao động mắc các rối loạn tâm thần trong đó tỷ lệ cao nhất là các rối loạn lo âu và rối loạn trầm cảm. 

>>Xem thêm: Sức khỏe tâm thần và bệnh tâm thần có giống nhau?

Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc

WHO đã đưa ra hướng dẫn về sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc, trong đó đưa ra các khuyến nghị về các biện pháp can thiệp được định nghĩa chi tiết trong nhiều lĩnh vực: tổ chức, đào tạo, quản lý người lao động, các biện pháp can thiệp cá nhân để thúc đẩy sức khỏe tâm thần tích cực và phòng ngừa các tình trạng sức khỏe tâm thần, khuyến nghị về việc quay trở lại làm việc sau thời gian vắng mặt liên quan đến các tình trạng sức khỏe tâm thần và tìm việc làm cho những người mắc các tình trạng sức khỏe tâm thần. 

Đồng nghiệp nên quan tâm tới những người bị rối loạn tâm thần

Đồng nghiệp nên quan tâm tới những người bị rối loạn tâm thần

Hoạt động hướng tới sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc là một hành động đa chuyên môn với nhiều cấp độ khác nhau như:

  • Các công ước quốc tế về người lao động đã và đang được ký kết. 
  • Các chương trình quốc gia về việc thúc đẩy và phòng ngừa sức khỏe tâm thần liên quan đến công việc đã xây dựng và tiếp tục cập nhật sửa đổi ở nhiều nước. 
  • Sự tham gia của chính phủ và các nhà hoạch định chính sách là rất cần thiết. 
  • Riêng trong từng đơn vị sử dụng lao động, cần nâng cao nhận thức rõ rệt cho những người tổ chức, quản lý, sử dụng lao động về vấn đề sức khỏe tâm thần, để tạo dựng cho người lao động một môi trường làm việc an toàn, công bằng, cởi mở, không có sự kì thị. 
  • Bản thân người lao động cần được trang bị thêm kiến thức và kĩ năng ứng phó với các vấn đề liên quan sức khỏe tâm thần, đồng thời, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần với tính sẵn có, hiệu quả, dựa trên bằng chứng khoa học cần được cung cấp nhiều hơn. 
  • Các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp, gia đình cần tạo ra sự nâng đỡ phù hợp để người có các rối loạn tâm thần tìm kiếm việc làm hoặc quay trở lại công việc một cách thích hợp.

>>Xem thêm: Hướng dẫn dùng Seroquel (Quetiapine) điều trị bệnh lý tâm thần

Nâng cao sức khỏe tâm thần bằng sản phẩm thảo dược chứa hợp hoan bì

Trong cuốn 看護本草綱要 (Tóm tắt về dược liệu), Hợp hoan bì được gọi “nemu-no-ki”, “nemu” có nghĩa là ngủ. Từ 2000 năm trước, thảo dược này đã được sử dụng trong các bài thuốc cổ phương giúp an thần, cải thiện giấc ngủ, giảm trầm uất, giải lo âu. Năm 2015, nghiên cứu tại Thiệu Hưng Trung Quốc còn cho thấy: Hợp hoan bì có khả năng kích thích não bộ sản sinh serotonin - đây là một chất dẫn truyền thần kinh giúp kích hoạt sự vui vẻ và cảm giác thư thái, hạnh phúc, rất tốt cho sức khỏe tâm thần kinh.

Hướng ứng ngày Sức khỏe tâm thần thế giới 10/10

Hướng ứng ngày Sức khỏe tâm thần thế giới 10/10

Để tăng cường tác dụng của Hợp hoan bì, Dược phẩm Á Âu đã sử dụng vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp với các thảo dược quý khác và ứng dụng công nghệ lượng tử, tạo ra viên uống thảo dược cho những người đang gặp những vấn đề rối loạn tâm thần.

Bằng việc hành động ngay từ hôm nay, chúng ta hãy hướng tới xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, tạo ra sự nâng đỡ quan trọng đối với sức khỏe tâm thần, đồng thời nâng cao nhận thức và tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người lao động mọi người nhé!

Dược sĩ Hoàng Anh

Kim-Than-Khang

Bình luận