Tìm hiểu về đau bụng kinh

Đau bụng kinh là một thuật ngữ y tế được sử dụng để đề cập đến cơn đau xảy ra khi phụ nữ tới chu kỳ kinh nguyệt. Theo một đánh giá vào năm 2014 của Agarwal và cộng sự được đăng tải trên Oxford Academic (Mỹ), tỉ lệ bị đau bụng kinh ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 16 – 91%, trong đó có từ 2 – 29% trường hợp bị đau bụng dữ dội.

Đa số tình trạng đau bụng thời kỳ kinh nguyệt có thể gây ra những sự bất tiện nhẹ cho người bị. Tuy nhiên, một số trường hợp, cơn đau bụng dữ dội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công việc hàng ngày, thậm chí sức khỏe thể chất, tinh thần của người bị. Đau bụng do kinh nguyệt được chia thành 2 loại chính là nguyên phát và thứ phát. Trong đó:

  • Đau bụng kinh nguyên phát: Tình trạng đau trong chu kỳ kinh nguyệt, không có sự liên quan đến bệnh lý hoặc yếu tố sức khỏe nào.
  • Đau bụng kinh thứ phát: Thường liên quan đến bệnh phụ khoa trong/ngoài cổ tử cung, buồng trứng,... gây ra.

dau-bung-kinh-la-mot-tinh-trang-kha-pho-bien-hien-nay

Đau bụng kinh là một tình trạng khá phổ biến hiện nay

Nguyên nhân đau bụng kinh dữ dội

Nhiều giả thiết cho rằng, nguyên nhân của đau bụng kinh sẽ bao gồm các yếu tố như tâm lý, sức khỏe,… Tùy thuộc vào loại đau bụng kinh mà nguyên nhân gây ra tình trạng này sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

Đau bụng kinh nguyên phát

Nguyên nhân gây ra của loại này xuất phát từ chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tin rằng, Prostaglandin F (PGF) chính là nguyên nhân gây đau trong thời kỳ kinh nguyệt. Đây là một loại hormone kiểm soát tình trạng viêm.

Khi đến thời kỳ kinh nguyệt, nội mạc tử cung rụng và giải phóng PGF. Hormone này sẽ gây ra các cơn co thắt tử cung và tạo nên những cơn đau bụng. Mức độ đau bụng kinh sẽ tỷ lệ thuận với lượng PG được giải phóng.

Đau bụng kinh thứ phát

Với trường hợp này, cơn đau bụng được xem là dấu hiệu lâm sàng của một số bệnh lý đã có từ trước đó hoặc các rối loạn, bất thường từ cấu trúc trong/ngoài cổ tử cung. Ví dụ như một số bệnh sau:

  • Lạc nội mạc tử cung: Tình trạng các mô tử cung phát triển bên ngoài của tử cung.
  • Tăng sinh trong tử cung: Ví dụ như u xơ, u nang, các polyp cũng có thể gây ra cơn đau bụng kinh.
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID): Tình trạng viêm nghiêm trọng ở tử cung và các cơ quan vùng chậu.
  • Adenomyosis: Niêm mạc tử cung xuyên thủng thành cơ tử cung.
  • Sự khác biệt về cấu trúc, thường xảy ra khi còn là thai nhi.
  • Hẹp cổ tử cung: Cổ tử cung hoặc lỗ mở cửa tử cung bị thu hẹp.
  • Sử dụng các dụng cụ tử cung (DCTC) như vòng tránh thai.
  • Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt.
  • Vấn đề với buồng trứng, ví dụ như xoắn buồng trứng, áp-xe vòi trứng.
  • Một số vấn đề khác: Hội chứng Allen-Masters, hội chứng tắc nghẽn vùng chậu, kết dính trong cổ tử cung, vách ngăn âm đạo ngang,…

mot-so-benh-phu-khoa-gay-dau-bung-kinh-thu-phat

Một số bệnh phụ khoa gây đau bụng kinh thứ phát

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân sâu xa dẫn đến đau bụng kinh là khí huyết ứ trệ, hệ miễn dịch suy giảm, tăng gốc tự do. Vì vậy, muốn cải thiện tình trạng này thì cần giải quyết được các nguyên nhân trên.

Yếu tố nguy cơ 

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị đau bụng kinh cao hơn. Ví dụ như:

  • Bạn đang ở độ tuổi trước 30.
  • Bạn dậy thì sớm từ 11 tuổi trở xuống.
  • Bạn bị rong kinh (chảy máu nhiều khi có kinh nguyệt).
  • Bạn bị rối loạn, chảy máu kinh nguyệt không đều.
  • Gia đình bạn từng có người bị đau bụng kinh.
  • Bạn hút thuốc lá thường xuyên.

Dấu hiệu đau bụng kinh như thế nào?

Những triệu chứng liên quan đến đau bụng kinh có thể bao gồm:

  • Cảm giác đau ở bụng, đặc biệt khu vực bụng dưới.
  • Đau quặn vùng bụng, đau có thể cảm thấy như mắc kẹt khí trong bụng.
  • Cơn đau có thể lan ra lưng, chân hoặc hông.
  • Khó chịu, đau đầu, mệt mỏi.
  • Một số trường hợp có thể gặp thêm những triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón hoặc đầy hơi.

Thông thường, những cơn đau bụng kinh sẽ tự hết sau thời gian ngắn từ 48 – 72 giờ. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị đau nghiêm trọng bất thường, hoặc tình trạng đau đã kéo dài hơn 2 – 3 ngày thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Đặc biệt, nếu trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn bị sốt trên 38.8 độ C, chóng mặt, gần như ngất xỉu hoặc đã ngất xỉu, xuất hiện các phát ban thì cần được sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Đây có thể là những dấu hiệu của sốc nhiễm độc và gây nguy hiểm đến tính mạng.

kho-chiu-met-moi-la-mot-trong-nhung-dau-hieu-dau-bung-kinh

Khó chịu, mệt mỏi là một trong những dấu hiệu đau bụng kinh

Làm sao để hết đau bụng kinh, khó chịu?

Để giảm đau bụng kinh, bạn có thể sử dụng một số phương pháp đơn giản tại nhà. Trong trường hợp cơn đau nghiêm trọng và dữ dội, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một số loại thuốc giảm đau phù hợp. Cụ thể như sau:

Cách giảm đau bụng kinh tại nhà

Với những trường hợp đau bụng kinh nhẹ, bạn có thể thử áp dụng một số cách sau đây:

Chườm nóng khu vực đau

Bạn có thể sử dụng một chiếc khăn và làm ấm bằng nước nóng, hoặc dùng túi chườm/đệm sưởi để làm ấm vùng bị đau. Một đánh giá vào năm 2018 cho thấy, nhiệt độ cao sẽ giúp giảm đau bụng kinh tương đương với việc sử dụng thuốc NSAIDs mà ít gây ra tác dụng phụ hơn. Nhưng hiện tại, cách giảm đau này vẫn cần được nghiên cứu thêm về tác dụng.

Xoa bóp, massage vùng bị đau

Bạn có thể sử dụng một số loại tinh dầu như bạc hà, hoa hồng, hoa oải hương, hoặc gừng tươi đắp lên bụng kết hợp với xoa bóp, massage. Nên thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng theo hướng vòng tròn đến khi cơn đau được xoa dịu. Động tác massage sẽ giúp giãn cơ bụng, giảm các cơn đau bụng kinh.

Tắm, uống nước ấm

Tắm với nước ấm sẽ xoa dịu các cơ đang căng thẳng, từ đó giúp giảm đau. Trong khi đó, uống nước ấm cũng sẽ có tác dụng tương tự, giúp tăng lưu lượng máu, thư giãn cơ bắp hiệu quả hơn. Bạn cũng có thể sử dụng những loại trà thảo mộc như trà gừng, hoa cúc, thì là,… Pha các loại trà này với nước ấm để giúp làm giảm cơn co thắt tử cung hiệu quả hơn.

nuoc-am-se-giup-thu-gian-co-bap-tai-vung-bung-va-giam-dau-bung-kinh-hieu-qua

Nước ấm sẽ giúp thư giãn cơ bắp tại vùng bụng và giảm đau bụng kinh hiệu quả

Thực hiện các động tác Yoga

Các bài tập Yoga nhẹ nhàng có thể kích thích cơ thể sản xuất, giải phóng thêm endorphin và giúp giảm các triệu chứng đau kinh nguyệt. Một nghiên cứu bởi Nirav Vaghela (Ấn Độ) và cộng sự được đăng trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ năm 2019 cho thấy, yoga có thể giúp giảm các triệu chứng và mức độ đau kinh nguyệt.

Một số tư thế yoga hữu ích mà bạn có thể thử bao gồm: Tư thế của trẻ em, tư thế con bò, tư thế con mèo, tư thế rắn hổ mang, tư thế tấm ván.

Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh

Một số loại thuốc giảm đau bụng kinh có thể được sử dụng nếu tình trạng này làm phiền đến bạn hoặc nghiêm trọng hơn. Những loại thuốc này có thể bao gồm thuốc kê đơn hoặc không kê đơn. Cụ thể như sau:

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Hầu như được sử dụng đầu tiên cho các trường hợp đau bụng kinh. Chúng sẽ ức chế enzym cyclooxygenase sản xuất prostaglandin gây đau. Một số loại NSAIDs thường được dùng như Fenamat (axit mefenamic), ibuprofen, naproxen, paracetamol,…

Thuốc tránh thai đường uống (OCPs): Một số loại thuốc tránh thai có thể giúp giảm đau bụng kinh ở thanh thiếu niên. Chúng giúp làm dịu cơn đau bằng cách làm mỏng niêm mạc tử cung, từ đó giảm prostaglandin được tiết ra.

Thuốc viên chứa progestin (POP): Được sử dụng cho những người bệnh đau bụng kinh thứ phát có liên quan đến lạc nội mạc tử cung.

thuoc-co-the-duoc-su-dung-neu-con-dau-bung-kinh-nghiem-trong

Thuốc có thể được sử dụng nếu cơn đau bụng kinh nghiêm trọng

Các biện pháp cải thiện tình trạng đau bụng kinh với thảo dược

Để giúp hỗ trợ cải thiện chứng đau bụng kinh, bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại thảo dược bảo vệ sức khỏe hàng ngày. Trong đó, một số thảo dược bạn có thể tham khảo như đan sâm, hương phụ, đương quy, nga truật, sài hồ bắc,…

Đây đều là những thảo dược có tác dụng hỗ trợ giảm đau bụng kinh, tăng lưu thông khí huyết. Chính vì vậy, nhằm giúp chị em sử dụng một cách hiệu quả và tiện dụng, các nhà khoa học đã nghiên cứu, bào chế thành công sản phẩm có sự kết hợp các thảo dược trên với N-acetyl-L-cysteine. Cụ thể như sau:

  • Đan sâm: Có chứa tanshinones và axit salvianolic, giúp tăng cường tuần hoàn máu, chống lại chứng viêm, bảo vệ các tế bào của cơ thể. Tác dụng này đã được nghiên cứu vào năm 2004 bởi Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc & Đại học Y khoa Liên hiệp Bắc Kinh.
  • Hương phụ: Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Jiao Tong Thượng Hải vào năm 2011 cho thấy, chiết xuất từ rễ cây hương phụ giúp giảm đau tốt.
  • Đương quy: Theo báo cáo được đăng tải trên Tạp chí Trung Hoa Y học cho thấy, đương quy có tác dụng giúp ức chế sự co thắt của tử cung, làm thư giãn, lưu thông huyết mạnh,…
  • N-acetyl-L-cysteine là chất chống oxy hóa mạnh, đã được nghiên cứu tại nhiều nơi trên thế giới cho thấy có tác dụng làm giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt và hạn chế sự xâm lấn của các mô lạc nội mạc tử cung.

Đặc biệt, khi sử dụng phối hợp các thảo dược này với N-acetyl-L-cysteine và kiên trì dùng hàng ngày sẽ giúp chống oxy hóa, tăng cường lưu thông khí huyết và hệ miễn dịch. Từ đó giảm đau bụng kinh hiệu quả.

mot-so-thao-duoc-giup-tang-cuong-khi-huyet-giam-dau-bung-kinh

Một số thảo dược giúp tăng cường khí huyết, giảm đau bụng kinh

Phương pháp giảm đau bụng kinh khác

Những phương pháp trên thường được sử dụng cho các trường hợp bị đau bụng kinh nguyên phát. Đối với các trường hợp thứ phát, có thể bạn sẽ cần thực hiện những biện pháp điều trị các bệnh cơ bản gây ra đau. Tùy vào bệnh lý sẽ có cách điều trị khác nhau, thông thường là sử dụng thuốc, liệu pháp hormone hoặc thực hiện phẫu thuật.

Ngoài ra, sẽ có thêm một số liệu pháp thay thế giúp làm giảm tình trạng đau bụng kinh hữu ích khác. Ví dụ như châm cứu, bấm huyệt, kích thích các dây thần kinh điện qua da (TENS).

Cách phòng ngừa đau bụng kinh tái phát

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, lối sống khoa học sẽ giúp bạn phòng ngừa đau bụng kinh lâu dài. Cụ thể như sau:

Đau bụng kinh nên ăn gì, kiêng gì?

Nhìn chung, một chế độ ăn giàu chất xơ, thực vật, hạn chế thực phẩm chế biến xuống mức tối thiểu sẽ giúp làm giảm đau bụng kinh khi đến tháng. Bạn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm sau:

  • Các loại hoa quả, rau xanh giàu vitamin, chất xơ. Đặc biệt là những thực phẩm có chứa nhiều vitamin E như bông cải xanh.
  • Thực phẩm có chứa vitamin B6 như gạo lứt để giảm cảm giác đầy hơi.
  • Thực phẩm giàu mangan như quả óc chó, hạt bí ngô, hạnh nhân sẽ giúp giảm bớt chứng chuột rút.
  • Thực phẩm giàu sắt như cá, các loại rau xanh, thịt gà để bù đắp lượng bị mất trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thực phẩm chứa omega 3, chất chống oxy hóa sẽ giúp giảm đau, viêm như hạt lanh.
  • Thực phẩm giàu boron giúp cơ thể hấp thu canxi, phốt pho tốt hơn, giảm đau bụng khi đến tháng. Ví dụ như bơ, đậu xanh, bơ đậu phộng,…
  • Thực phẩm giàu canxi để giúp giảm bớt sự co cứng cơ trong kỳ kinh nguyệt, bao gồm các sản phẩm từ sữa, hạt mè,…

chat-xo-vitamin-trong-rau-xanh-se-ho-tro-giam-dau-bung-kinh-khi-den-thang

Chất xơ, vitamin trong rau xanh sẽ hỗ trợ giảm đau bụng kinh khi đến tháng

Ngoài ra, bạn cần hạn chế những loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm tinh chế có carbohydrate hoặc lượng đường cao.
  • Các thực phẩm có tính cay, nóng,…
  • Tránh một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng đau bụng kinh nghiêm trọng hơn như rượu, caffeine, đồ uống có ga.

Lối sống khoa học, thể dục thường xuyên

Bạn nên thực hiện tập luyện thể dục thường xuyên, cố gắng duy trì tối thiểu 30 phút/ngày và hầu hết các ngày trong tuần. Có thể áp dụng một số bài tập nhẹ nhàng như chạy bộ, yoga, đi bộ,… Ngoài ra, nên kiểm soát căng thẳng, cân nặng, hạn chế thức khuya, ngủ, nghỉ đúng giờ,… sẽ giúp giảm tình trạng đau bụng mỗi chu kỳ kinh nguyệt.

Đau bụng kinh có thể tự hết, tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh phụ khoa nguy hiểm khác. Do đó, nếu đã áp dụng các biện pháp trên nhưng tình trạng đau bụng kinh không suy giảm, bạn cần liên hệ bác sĩ để được khám phụ khoa càng sớm càng tốt.

Trên đây là bài viết tóm tắt về đau bụng kinh. Để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng này, bạn nên có một chế độ ăn, lối sống khoa học kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính N-acetyl-L-cysteine mỗi ngày.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại câu hỏi dưới phần bình luận của bài viết, đội ngũ chuyên gia sẽ giải đáp chi tiết hơn cho bạn.

>>>Xem thêm: Đau bụng kinh như gãy xương sườn và cách cải thiện TẠI ĐÂY

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menstrual-cramps/symptoms-causes/syc-20374938

https://emedicine.medscape.com/article/253812-overview#a4

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4148-dysmenorrhea

Dược sĩ Kiều Chi

AnyConv.com__N-Acetyl-L-Cysteine và nhiều loại thảo dược như Đan sâm, Hương phụ, Đương quy, Nga truật, Sài hồ bắc. (1).webp

Bình luận