Câu hỏi: Bé nhà tôi 2 tuổi, bị thủy đậu đang mọc chi chít các mụn nước trên toàn bộ cơ thể. Xin hỏi, trong việc chăm sóc cho bé, tôi cần tránh những sai lầm nào để bệnh mau khỏi ạ? (Minh Trang - Hà Nội).

Chuyên gia trả lời: Chào bạn! Mặc dù là bệnh lành tính nhưng thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nếu chăm sóc không đúng cách. Những sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc thủy đậu bao gồm:

- Không tắm cho trẻ

Khi trẻ mắc thủy đậu, nhiều cha mẹ cho rằng phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm rửa cho trẻ. Đây là quan niệm sai lầm bởi trẻ có thể bị biến chứng viêm da bội nhiễm, nặng hơn là nhiễm trùng huyết. Việc tắm cho con rất quan trọng, cần tắm nhanh cho con bằng nước ấm.

- Kiêng ăn khi trẻ mắc thủy đậu

Nếu áp dụng chế độ ăn uống của con kiêng khem khắt khe, sẽ khiến trẻ không có sức đề kháng, bệnh sẽ lâu khỏi. Khi bị thủy đậu, trẻ cần được bổ sung thêm chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Cần ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, bổ sung vitamin A, C và kẽm… để nâng cao hệ miễn dịch.

- Tắm lá cây để nhanh khỏi thủy đậu

Khi trẻ mắc thủy đậu, nhiều cha mẹ cho rằng phải tắm lá cây mới nhanh khỏi. Tuy nhiên, da trẻ rất mỏng, nên rất dễ bị dị ứng, nhiễm trùng. Các loại lá nếu không được rửa sạch hoặc có thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây nguy cơ nhiễm khuẩn cao cho da của trẻ.

- Thủy đậu có nốt phỏng mọc càng nhiều càng tốt

Khi trẻ mắc thủy đậu, nhiều cha mẹ cho rằng nếu nốt phỏng mọc càng nhiều, càng nhanh thì bệnh sẽ khỏi nhanh. Đây là quan niệm sai lầm thường gặp. Thực tế cho thấy, khi sức đề kháng của trẻ yếu thì trẻ mới bị nổi nhiều. Bệnh này nốt phỏng nước nổi càng ít càng tốt. Cần điều trị sớm để không nổi nhiều nốt phỏng nước.

- Mắc thủy đậu cần uống kháng sinh

Nhiều cha mẹ cho rằng khi trẻ mắc thủy đậu mà quấy khóc, sốt là phải dùng kháng sinh ngay. Điều này rất sai lầm, vì bệnh thủy đậu là bệnh do virus gây ra, kháng sinh không diệt được virus.

- Bôi nhiều xanh methylen lên da khi mắc thủy đậu

Nhiều cha mẹ thường bôi xanh methylen lên tất cả các nốt phỏng khi trẻ mắc thủy đậu. Với quan niệm bôi hết các nốt phỏng để không có sẹo và lành da nhanh. Điều này hoàn toàn không nên, vì khi nốt phỏng chưa vỡ, bôi xanh methylen là không cần thiết. 

Thay vì bôi xanh methylen, hiện nay để mau khô những mụn nước và hỗ trợ tái tạo da, ngăn ngừa sẹo, bạn nên bôi cho con gel thảo dược mỗi ngày từ 3-5 lần giúp sát khuẩn, chống viêm, làm mềm và dịu da. Sản phẩm này hiệu quả với tình trạng thủy đậu ở trẻ em là vì chứa các thành phần từ thảo dược tự nhiên:

Nano bạc giúp sát khuẩn da, tiêu diệt virus, vi khuẩn mạnh mẽ.

Chiết xuất Neem (hay còn gọi là sầu đâu, xoan Ấn Độ): tác dụng dưỡng ẩm da, kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa sẹo thâm cho da.

Chitosan: Có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo da và giảm thâm sẹo. Chitosan được chế biến từ vỏ tôm hoặc vỏ các loài giáp xác khác, giúp kích thích quá trình hình thành mô mới, phòng ngừa thâm sẹo cho bé. 

Đây cũng là sản phẩm đầu tiên được ứng dụng công nghệ nano hiện đại để nâng cao sức mạnh của bạc - chế tạo ra nano bạc có khả năng kháng khuẩn gấp nhiều lần bạc nguyên tố, giúp nâng cao tác dụng với các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ, trong đó có bệnh thủy đậu. 

Bên cạnh đó, để hỗ trợ đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh thủy đậu, bạn nên cho bé kết hợp dùng sản phẩm cốm thảo dược chứa l-lysine, cao lá xoài, cao lá neem, cao bạch chỉ, cao tạo giác thích… được bào chế theo công nghệ lượng tử tiên tiến giúp tăng cường sức đề kháng để chống lại virus gây bệnh thủy đậu, đồng thời trực tiếp hỗ trợ quá trình kháng virus, kháng viêm, đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh thủy đậu. 

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh thủy đậu, bạn hãy để lại thông tin bên dưới nhé, chúng tôi sẽ giải đáp sớm giúp bạn. 

SB Gel (2).webpSB com (1).webp

Bình luận