Cách chữa bệnh thủy đậu cho trẻ nhanh khỏi
Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) do siêu vi khuẩn gây ra và thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ do chưa biết cách tự bảo vệ bản thân khỏi nguồn lây nhiễm. Vậy cách chữa thủy đậu cho trẻ nhanh khỏi là gì?
Dấu hiệu của thủy đậu qua từng giai đoạn
Bệnh thủy đậu ở trẻ thường tiến triển qua 4 giai đoạn với các triệu chứng cụ thể như sau:
Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn này tính từ thời điểm virus xâm nhập vào cơ thể đến khi có những triệu chứng đầu tiên. Thời gian ủ bệnh thường trong khoảng 10 - 20 ngày. Ở giai đoạn khởi phát, bệnh thủy đậu ở trẻ em thường không có triệu chứng báo trước.
Giai đoạn khởi phát
Trẻ bị thủy đậu sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng đầu tiên như: Nhức đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi toàn thân,... 24 - 48 giờ từ khi khởi phát triệu chứng, người bệnh sẽ nổi ban đỏ trên da với đường kính khoảng vài milimet, tùy từng trường hợp mà có thể bị viêm họng.
Giai đoạn toàn phát
Ở giai đoạn này, trẻ sẽ cảm thấy đau đầu, sốt, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi,... có những nốt ban đỏ trên da tiến triển thành nốt phỏng nước gây ngứa rát.
Các nốt phỏng nước sẽ nhanh chóng mọc khắp cơ thể và có cả ở niêm mạc miệng khiến việc ăn uống của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Nếu người bệnh gãi ngứa làm vỡ nốt phỏng nước thì sau khi khỏi bệnh sẽ để lại sẹo xấu trên da và tăng nguy cơ bội nhiễm, dễ lây lan sang những người xung quanh.
Khi thủy đậu nhiễm trùng thường có hiện tượng dịch nước bên trong nốt phỏng chuyển từ màu trong sang màu đục và nốt phỏng tăng về kích thước.
Giai đoạn hồi phục
Sau khi phát bệnh được khoảng 7 - 10 ngày, mụn nước dần se lại, dần dần bong vảy và hồi phục. Giai đoạn này, người bệnh cần chăm sóc da sạch sẽ trong để tình trạng nhiễm trùng không xảy ra.
Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh thủy đậu
Cách chữa bệnh thủy đậu cho trẻ nhanh khỏi
Khi trẻ mắc bệnh thủy đậu, cần làm những việc sau để giúp trẻ nhanh khỏi:
- Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, nếu có bội nhiễm thì có thể dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ và thuốc bôi ngoài da.
- Thuốc kháng virus: Thông thường, thuốc kháng virus Acyclovir sẽ được dùng để chữa thủy đậu, liều dùng 5 - 7 ngày. Liều lượng thuốc sẽ được bác sĩ cân nhắc phù hợp với thể trạng, độ tuổi và mức độ bệnh của từng bệnh nhân. Việc dùng thuốc kháng virus có thể khiến người bệnh gặp một số tác dụng phụ như: Khó thở, nổi ban đỏ, sưng lưỡi hoặc mặt,...
- Cách ly trẻ: Nếu trẻ mắc bệnh thủy đậu, cần cách ly trẻ với những người khác. Tất cả đồ dùng cá nhân của trẻ như bát đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng… phải dùng riêng.
- Vệ sinh chăm sóc trẻ: Rửa tay và cắt ngắn móng tay cho trẻ. Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay để tránh cào gãi vào các nốt thủy đậu.
- Giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách: Dùng nước ấm và khăn mềm thấm nước lau người cho trẻ, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm trợt các nốt thủy đậu. Sau đó dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho trẻ.
- Dinh dưỡng cho trẻ: Cần chú ý khẩu phần ăn hàng ngày nên cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, uống nhiều nước như nước lọc, nước canh và ăn thêm hoa quả bổ sung vitamin như cam, chuối…
Chăm sóc da cho trẻ đúng cách sẽ giúp mau khỏi bệnh thủy đậu
- Bôi gel thảo dược chứa nano bạc, dịch chiết neem: Sản phẩm gel bôi chứa thành phần thảo dược tự nhiên như dịch chiết neem, nano bạc, kẽm salicylate,... có thể giúp cải thiện bệnh thủy đậu vì khả năng tiêu diệt virus gây bệnh nhanh chóng.
Đặc biệt, gel bôi này được bào chế theo công nghệ nano để chế tạo ra nano bạc có khả năng kháng khuẩn gấp nhiều lần bạc nguyên tố, giúp nâng cao tác dụng với các bệnh ngoài da thường gặp như thủy đậu. Ngoài ra, gel bôi chứa nano bạc còn kích thích tái tạo tế bào da mới để tránh tình trạng bị sẹo sau thủy đậu.
- Uống cốm thảo dược giúp cải thiện bệnh thủy đậu: Để cải thiện nhanh chóng bệnh thủy đậu, ngoài việc áp dụng điều trị như trên, bạn nên uống cốm thảo dược chứa thành phần cao lá neem, cao lá xoài, cao tạo giác thích, L-Lysine, vitamin C và nhiều khoáng chất giúp giảm triệu chứng và nguy cơ mắc các biểu hiện do virus, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu.
Việc sử dụng lá neem trong hỗ trợ cải thiện bệnh thủy đậu bắt nguồn từ câu chuyện ở làng Piplantri- ngôi làng hẻo lánh ở phía Tây Bắc Ấn Độ. Ngôi làng này từng trải qua một dịch bệnh lạ khiến trẻ em ốm sốt liên miên. Để chữa bệnh cho dân làng, già làng Nivarini đã yêu cầu tất cả mọi người đều phải uống một thứ nước đắng trong suốt nhiều ngày.
Thật kỳ diệu, những đứa trẻ uống thứ nước này sức khỏe cải thiện dần, không còn ho sốt nữa. Kể từ ấy, trẻ em nơi đây càng ngày càng khỏe mạnh hơn, tiếng cười vang vọng khắp làng. Để bày tỏ lòng biết ơn, người ta đã đặt tên cho loài cây này là Sarva Roga Nivarini (tên gọi khác của lá neem ngày nay).
Kế thừa những lợi ích tuyệt vời của cây neem, các nhà khoa học đã nghiên cứu, kết hợp dịch chiết neem, cùng với L-lysine, cao lá xoài, cao nhọ nồi, cao bạch chỉ, bào chế theo công nghệ lượng tử thành công thức hiện đại, tiện dùng cho trẻ em, những người bị suy giảm sức đề kháng, người bị bệnh bị các bệnh ngoài da do virus, bào chế theo công nghệ lượng tử dưới dạng cốm thảo dược dễ uống
Trong quá trình điều trị và chăm trẻ vẫn cần chú ý theo dõi kỹ tình trạng của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao không hạ nhiệt hoặc đã hạ sốt nhưng đột nhiên sốt cao trở lại; các mụn thủy đậu bị vỡ gây trầy xước da, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Tuy là bệnh lành tính nhưng nếu không được chăm sóc, xử trí đúng cách, bệnh thủy đậu có thể gây biến chứng nguy hại như: nhiễm khuẩn da, mất nước, viêm não, xuất huyết, viêm phổi, hội chứng sốc độc,... nên cha mẹ không nên xem thường khi con mình mắc bệnh thủy đậu.
Bệnh thủy đậu nếu không điều trị đúng cách sẽ tiềm ẩn biến chứng
Những sai lầm chăm sóc trẻ mắc bệnh thủy đậu
- Kiêng tắm, kiêng ăn quá mức: Việc kiêng tắm sẽ khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng do da không sạch sẽ, nhất là trong thời điểm mùa hè ra nhiều mồ hôi. Còn việc kiêng ăn quá mức sẽ khiến trẻ suy dinh dưỡng, làm giảm sức đề kháng, khó lành bệnh.
- Không nên kiêng gió, trùm kín trẻ bị mắc bệnh. Nhiều người cho rằng cần kiêng gió, trùm kín, nhưng điều này là sai lầm, vì nếu trùm kín sẽ gây đổ mồ hôi, ngứa, vỡ bỏng nước, dễ nhiễm trùng vết rạ, nhiễm trùng da, để lại sẹo...
- Tắm hay uống nước gốc rạ: Đây là quan niệm sai lầm, không có giá trị chữa bệnh, có thể gây nhiễm trùng thêm hay ngộ độc hóa chất nông nghiệp có trong gốc rạ.
Trung bình, nếu điều trị thủy đậu đúng cách, sau 10 - 14 ngày bệnh sẽ khỏi và không để lại biến chứng. Để phòng ngừa và hỗ trợ kiểm soát bệnh thủy đậu tốt nhất, bạn đừng quên sử dụng bộ sản phẩm thảo dược mỗi ngày!
Bình luận