Tình trạng suy buồng trứng là một trong những nguyên nhân hàng đầu cản trở khả năng sinh sản và gây vô sinh ở nữ giới. Do đó việc nhận biết sớm các dấu hiệu suy buồng trứng sẽ giúp người bệnh kịp thời thực hiện các biện pháp can thiệp, tăng tỷ lệ thụ thai tự nhiên thành công và giảm thiểu những ảnh hưởng đến sức khỏe nữ giới. 

Dấu hiệu suy buồng trứng sớm

Hiểu và nắm bắt kịp thời các biểu hiện của tình trạng suy buồng trứng sẽ giúp chị em phụ nữ can thiệp kịp thời và bảo vệ sức khỏe bản thân. Tuy nhiên, khi chức năng buồng trứng suy giảm, các triệu chứng thường tương đồng với triệu chứng mãn kinh. Dưới đây là một số dấu hiệu suy buồng trứng ở nữ giới, điển hình như: 

Rối loạn kinh nguyệt

Đây là một trong những dấu hiệu khá điển hình của suy buồng trứng. Rối loạn kinh nguyệt biểu hiện: Kinh không đều, không chuẩn chu kỳ, mất kinh, lượng kinh nguyệt thất thường…

Suy buồng trứng không phải tình trạng mãn kinh sớm, bởi những người mãn kinh hay mãn kinh sớm sẽ ngừng kinh nguyệt và không thể mang thai. Tuy nhiên, những người bị suy buồng trứng nguyên phát không phải lúc nào cũng ngừng kinh nguyệt và buồng trứng ngừng hoạt động hoàn toàn. Họ vẫn có thể có kinh nguyệt không đều và vẫn có khả năng mang thai.

Rối loạn kinh nguyệt là một trong những biểu hiện của suy buồng trứng

Rối loạn kinh nguyệt là một trong những biểu hiện của suy buồng trứng

Suy giảm ham muốn tình dục 

Phụ nữ mắc suy giảm buồng trứng thường đánh mất khoái cảm khi “giao hoan” cùng chồng. Tình trạng này khiến chị em né tránh, thậm chí là sợ khi gần gũi với chồng. 

Khô âm đạo

Một trong những biểu hiện khá đặc trưng khác của suy buồng trứng khiến chị em phụ nữ giảm ham muốn tình dục. “Cô bé” không thể tiết đủ nhờn để bôi trơn, đau rát khi quan hệ tình dục, dễ bị viêm nhiễm và mắc các bệnh lý phụ khoa.

Lão hóa da, tóc

Làn da trở nên kém đàn hồi, xuất hiện nhiều vết nhăn ở nhiều vị trí. Đồng thời, da mỏng, khô, sạm hơn. Bên cạnh đó, người suy buồng trứng cũng dễ bị rụng tóc, tóc mỏng và khô xơ, yếu ớt do nội tiết tố có sự thay đổi bất thường. 

Triệu chứng bốc hỏa 

Cơ thể đột ngột thấy nóng bức, nhất là vào ban đêm. Cảm giác khô nóng thường bắt đầu từ mặt rồi lan xuống cổ, ngực và toàn cơ thể. Kèm theo đó là biểu hiện tim đập nhanh, vã mồ hôi… 

Mất ngủ 

Phụ nữ suy buồng trứng thường bị mất ngủ, toàn thân toát mồ hôi, ớn lạnh, mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, thức dậy nhiều lần trong đêm. 

Phụ nữ bị suy buồng trứng thường có dấu hiệu mất ngủ vì đêm

Phụ nữ bị suy buồng trứng thường có dấu hiệu mất ngủ vì đêm

Dấu hiệu suy buồng trứng muộn khi có biến chứng 

Với những nữ giới suy buồng trứng không được điều trị, bệnh có thể dẫn tới các biến chứng có thể nhận biết như: 

Loãng xương

Suy buồng trứng làm giảm sản xuất hormone estrogen – hormone có vai trò trong quá trình hình thành xương. Do đó, phụ nữ mắc bệnh có nguy cơ loãng xương cao hơn, biểu hiện với các dấu hiệu như: đau lưng, giảm chiều cao, gù vẹo cột sống, dễ gãy xương hơn sau các chấn thương…

Bệnh tim mạch

Người mất estrogen nội sinh có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu, phình động mạch, đột quỵ… Người suy buồng trứng có biến chứng bệnh tim mạch có thể có dấu hiệu của tăng huyết áp, tăng nhịp tim, tăng mỡ máu,…

Vô sinh - hiếm muộn

Phụ nữ suy buồng trứng nguyên phát gặp nhiều vấn đề sinh sản, khó có con và khó mang thai tự nhiên. 

Phụ nữ suy buồng trứng kéo dài có thể gặp phải tình trạng vô sinh hiếm muộn

Phụ nữ suy buồng trứng kéo dài có thể gặp phải tình trạng vô sinh hiếm muộn

Suy giảm trí nhớ

Buồng trứng suy giảm hoạt động, thiếu hụt estrogen làm người bệnh suy giảm trí nhớ, mất tập trung, rối loạn lo âu và nhận thức kém đi 

Các bệnh về mắt

Một vài trường hợp suy buồng trứng sớm giảm sản xuất estrogen dẫn đến tình trạng bị bệnh liên quan đến mắt, khô mắt…

Suy buồng trứng có chữa được không?

Suy buồng có chữa được không là thắc mắc của nhiều chị em, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có cách nào có thể phục hồi hoạt động bình thường của buồng trứng mà chỉ có thể điều trị triệu chứng của bệnh. Một số phương pháp để giúp người suy buồng trứng sớm có thể hạn chế những nguy cơ biến chứng của bệnh như:

Sử dụng liệu pháp hormon thay thế

Liệu pháp dùng hormon thay thế như estrogen có thể giúp ngăn ngừa loãng xương cũng như làm giảm các cơn bốc hỏa và các triệu chứng thiếu hụt estrogen khác. Bác sĩ có thể kê toa estrogen cùng với hormone progesterone, đặc biệt trong trường hợp bạn vẫn còn tử cung, việc bổ sung progesterone bảo vệ niêm mạc tử cung khỏi những thay đổi tiền ung thư có thể do chỉ dùng estrogen. 

Sự kết hợp của các loại hormone có thể làm cho kinh nguyệt quay trở lại, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc khôi phục chức năng buồng trứng. Tùy thuộc vào sức khỏe và mong muốn, chị em có thể dùng liệu pháp hormone cho đến khoảng 50 hoặc 51 tuổi – độ tuổi trung bình của thời kỳ mãn kinh tự nhiên.

Ở phụ nữ lớn tuổi, liệu pháp estrogen cộng với progestin trong thời gian dài có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim cũng như ung thư vú. Tuy nhiên, ở những phụ nữ trẻ bị suy buồng trứng sớm, lợi ích của liệu pháp hormone vượt trội hơn những rủi ro tiềm ẩn.

Sử dụng liệu pháp thay thế hormon là biện pháp giúp cải thiện các triệu chứng do suy buồng trứng gây ra

Sử dụng liệu pháp thay thế hormon là biện pháp giúp cải thiện các triệu chứng do suy buồng trứng gây ra

Bổ sung Canxi và Vitamin D

Canxi và Vitamin D đều là 2 chất quan trọng trong việc ngăn ngừa loãng xương. Trong chế độ ăn và dinh dưỡng hàng ngày có thể người phụ nữ sẽ không nhận đủ các chất này. Bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra mật độ xương trước khi có chỉ định bổ sung.

  • Đối với phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi, các chuyên gia thường khuyên dùng 1.000 mg canxi mỗi ngày thông qua thực phẩm hoặc chất bổ sung, tăng lên 1.200 mg mỗi ngày đối với phụ nữ từ 51 tuổi trở lên.
  • Liều lượng vitamin D tối ưu hàng ngày vẫn chưa rõ ràng. Điểm khởi đầu tốt cho người lớn là 600 đến 800 đơn vị quốc tế (IU) mỗi ngày, thông qua thực phẩm hoặc chất bổ sung. Nếu nồng độ vitamin D trong máu của thấp, bác sĩ có thể khuyến nghị sử dụng liều cao hơn.

Điều trị vấn đề vô sinh

Hiện nay vẫn không có phương pháp điều trị nào được chứng minh có thể khôi phục chức năng buồng trứng, làm tăng chỉ số AMH. Do đó để hỗ trợ sinh sản, người bệnh thường được chỉ định làm các phương pháp thụ tinh nhân tạo như thụ tinh trong ống nghiệm hoặc chỉ định xin trứng để giúp người phụ nữ có thể thực hiện được giấc mơ mang thai và làm mẹ. Trong trường hợp này, trứng của người hiến tặng sẽ được kết hợp với tinh trùng của người chồng để tạo thành phôi và chuyển vào cơ thể của người phụ nữ.

Chị em bị suy buồng trứng muốn có thai cần sử dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản

Chị em bị suy buồng trứng muốn có thai cần sử dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản

Đồng thời hiện nay để cải thiện chức năng của buồng trứng tăng khả năng thụ thai khi làm thụ tinh trong ống nghiệm, giới chuyên gia khuyên nữ giới nên kết hợp sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ chức năng buồng trứng có nguồn gốc từ thảo dược. Điển hình là sản phẩm thảo dược chứa N-Acetyl-L-Cysteine và Taxifolin. Trong đó hoạt chất Taxifolin được chiết tách từ vỏ cây thông đã được rất nhiều phụ nữ vùng Siberia sử dụng để nâng cao chất lượng trứng và khả năng thụ thai. Do đó sự kết hợp giữa các thành phần thảo dược cùng vi chất thiết yếu sẽ giúp thúc đẩy quá trình hình thành nang trứng và trứng, cải thiện chất lượng tế bào trứng và phôi, tăng khả năng sinh sản. Đặc biệt bạn nên lựa chọn những sản phẩm bào chế bằng công nghệ lượng tử giúp chiết xuất được hàm lượng hoạt chất cao, an toàn lành tính trong quá trình sử dụng.

Trên đây là những thông tin dấu hiệu suy buồng trứng ở nữ giới. Hy vọng dựa vào những thông tin trên bạn có thể xác định được bản thân có đang bị suy giảm chức năng buồng trứng hay không để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy để lại bình luận vào ô bên dưới bạn nhé!

Dược sĩ Vũ Tuấn

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-linh-tu-dan-platinum.webp

Bình luận