Suy buồng trứng sớm là một bệnh lý phụ khoa hiếm gặp, tình trạng này không chỉ gây vô sinh, hiếm muộn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả!

Suy buồng trứng sớm là gì?

Suy buồng trứng sớm là tình trạng xảy ra khi buồng trứng của người phụ nữ bị suy giảm chứng năng trước 40 tuổi. Bệnh có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau một thời gian dài kinh nguyệt bị rối loạn. Đồng thời chị em cũng cần phân biệt rõ suy buồng trứng sớm và mãn kinh sớm, vì khi mãn kinh sớm thì kinh nguyệt sẽ dừng trước tuổi 40, trong khi đó người bị suy buồng trứng sớm thỉnh thoảng vẫn có kinh nguyệt và còn cơ hội thụ thai (5 - 10% trường hợp suy buồng trứng sớm có khả năng mang thai tự nhiên).

Suy buồng trứng sớm là tình trạng chức năng của buồng trứng suy giảm trước tuổi 40 

Suy buồng trứng sớm là tình trạng chức năng của buồng trứng suy giảm trước tuổi 40 

Nguyên nhân gây suy buồng trứng sớm

Hầu hết các trường hợp suy buồng trứng sớm đều chưa thể xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy tình trạng này có liên quan đến các bất thường của nang trứng. Đây là các túi nhỏ chứa đựng trứng để giúp trứng phát triển và trưởng thành. Khi nang trứng ngừng hoạt động hoặc hoạt động bất thường sẽ khiến chức năng của buồng trứng suy giảm.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân gây ra suy buồng trứng sớm khác như:

  • Rối loạn di truyền như hội chứng Fragile X và hội chứng Turner.
  • Số lượng nang trứng ít.
  • Các bệnh tự miễn, bao gồm viêm tuyến giáp và bệnh Addison.
  • Hóa trị hoặc xạ trị.
  • Rối loạn chuyển hóa.
  • Các chất độc như khói thuốc lá, hóa chất và thuốc trừ sâu.

Nang trứng ngừng hoạt động là nguyên nhân chính gây ra suy buồng trứng sớm

Nang trứng ngừng hoạt động là nguyên nhân chính gây ra suy buồng trứng sớm

Dấu hiệu suy buồng trứng sớm

Những người bị suy buồng trứng sớm thường không nhận ra các dấu hiệu của bệnh. Đa số chỉ khi người bệnh đi khám bác sĩ vì gặp khó khăn trong việc mang thai. Trong đó triệu chứng phổ biến nhất của suy buồng trứng sớm là mất kinh hoặc kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu của suy buồng trứng sớm khác gần giống như triệu chứng của mãn kinh bao gồm:

  • Nóng bừng.
  • Đổ mồ hôi đêm.
  • Lo lắng, trầm cảm hoặc thay đổi tâm trạng.
  • Giảm tập trung hoặc giảm trí nhớ.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Khó ngủ.
  • Khô âm đạo, gây ra đau khi quan hệ tình dục.

Kinh nguyệt không đều là triệu chứng điển hình cảnh báo suy buồng trứng sớm ở phụ nữ

Kinh nguyệt không đều là triệu chứng điển hình cảnh báo suy buồng trứng sớm ở phụ nữ

Những biến chứng có thể gặp của suy buồng trứng sớm

Suy buồng trứng sớm nếu không được phát hiện và xử trí sớm có thể để lại những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người mắc.

Hiếm muộn, vô sinh

Vô sinh xảy ra ở những người bị suy buồng trứng sớm có biểu hiện mất kinh hoàn toàn vì nguồn cung cấp trứng của cơ thể cạn kiệt.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, phụ nữ suy buồng trứng sớm có kinh nguyệt nhưng không đều thì vẫn có cơ hội thụ thai, tuy nhiên tỷ lệ này rất thấp.

Suy buồng trứng sớm thường dẫn đến vô sinh, hiếm muộn

Suy buồng trứng sớm thường dẫn đến vô sinh, hiếm muộn

Loãng xương

Khi buồng trứng suy giảm chức năng, lượng hormone estrogen trong cơ thể sẽ hạ xuống thấp. Vì hormone estrogen giúp xương chắc khỏe nên khi thiếu estrogen sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương, xương trở nên yếu, giòn và dễ gãy hơn.

Stress và trầm cảm

Cũng liên quan đến tình trạng nồng độ estrogen thấp do suy chức năng buồng trứng, một số người trở nên trầm cảm hoặc lo lắng quá mức. Rối loạn tâm lý này cũng có thể là hậu quả của áp lực không thể sinh con.

Ảnh hưởng tim mạch

Hormone estrogen cũng có vai trò trong điều hòa các chất béo như cholesterol trong máu. Khi thiếu hụt estrogen dễ dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch.

Hơn nữa, estrogen có liên quan chặt chẽ với nồng độ fibrinogen - chất tham gia quá trình đông máu. Nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc mạch cao khi thiếu hụt estrogen. Từ đó có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, tai biến, đột quỵ.

Suy buồng trứng sớm làm tăng nguy mức mắc các bệnh về tim mạch

Suy buồng trứng sớm làm tăng nguy mức mắc các bệnh về tim mạch

Cách điều trị suy buồng trứng sớm

Các biện pháp điều trị hiện nay có thể kể tới như:

Liệu pháp hormone

Liệu pháp bổ sung hormone có thể giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương và giảm các triệu chứng như bốc hỏa, ra mồ hôi về đêm, lo lắng, giảm ham muốn tình dục.

  • Với những phụ nữ còn tử cung, cần bổ sung hormone progesterone kết hợp với estrogen để bảo vệ niêm mạc tử cung khỏi những thay đổi có thể dẫn đến ung thư.
  • Với những phụ nữ đã phẫu thuật cắt tử cung thì chỉ cần bổ sung estrogen mà không cần kết hợp thêm progesterone.

Tùy thuộc vào sức khỏe và nhu cầu của từng người mà có thể quyết định thời gian ngừng bổ sung hormone. Thường nên ngừng sử dụng hormone ở khoảng 50 hoặc 51 tuổi - độ tuổi trung bình của thời kỳ mãn kinh tự nhiên. Ở phụ nữ lớn tuổi, việc điều trị bằng estrogen cộng với progesterone lâu dài có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim, mạch máu và ung thư vú. Vậy nên, người bệnh cần cân nhắc khi sử dụng hormone kéo dài sau tuổi 50.

Bổ sung Vitamin D và canxi

Vitamin D và canxi là chìa khóa để ngăn ngừa loãng xương. Tuy nhiên, hai chất này thường không được cung cấp đủ chỉ qua chế độ ăn uống hoặc ánh nắng mặt trời.

Trước khi quyết định bổ sung vitamin Dcanxi, người bệnh có thể được đề nghị đo mật độ xương để kiểm tra tình trạng chắc khỏe của xương.

  • Đối với phụ nữ từ 19 - 50 tuổi: liều khuyên dùng là 1000mg canxi mỗi ngày thông qua chế độ ăn hoặc thực phẩm chức năng.
  • Đối với phụ nữ từ 51 tuổi trở lên: liều khuyên dùng là 1200mg canxi mỗi ngày.

Hỗ trợ tăng khả năng thụ thai cho chị em bị vô sinh, hiếm muộn

Chưa có một phương pháp điều trị nào được chứng minh là có thể khôi phục khả năng sinh sản của phụ nữ bị suy buồng trứng sớm. Trong trường hợp này, người bệnh có thể thảo luận với bác sĩ để thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. 

Thụ tinh ống nghiệm là giải pháp giúp người suy buồng trứng sớm có con

Thụ tinh ống nghiệm là giải pháp giúp người suy buồng trứng sớm có con

Đồng thời hiện nay để cải thiện chức năng của buồng trứng tăng khả năng thụ thai khi làm thụ tinh trong ống nghiệm, giới chuyên gia khuyên nữ giới nên kết hợp sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ chức năng buồng trứng có nguồn gốc từ thảo dược. Điển hình là sản phẩm thảo dược chứa bạch tật lê cùng với các vi chất thiết yếu cho sức khỏe sinh sản như N-Acetyl-L-Cysteine và Taxifolin. Sự kết hợp này sẽ giúp thúc đẩy quá trình hình thành nang trứng và trứng, cải thiện chất lượng tế bào trứng và phôi, tăng khả năng sinh sản. Ngoài ra, sản phẩm còn có sự kết hợp của các thảo dược quý khác như keo ong, cao hoàng bá, cao nhân sâm và bào chế bằng công nghệ lượng tử giúp tăng cường năng lượng, dinh dưỡng cho buồng trứng, điều hòa hormone sinh dục và chống viêm nhiễm, chị em có thể tham khảo sử dụng sớm!

Như vậy có thể thấy, suy buồng trứng sớm tuy là căn bệnh khó chữa nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm. Hãy trang bị cho bản thân kiến thức đầy đủ về căn bệnh này, lắng nghe cơ thể và chủ động thăm khám phụ khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe và sinh sản của bạn. Nếu còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy để lại bình luận vào ô bên dưới bạn nhé!

Bình luận