Đối với người bệnh viêm da cơ địa, nếu không chú ý tránh xa một số loại thực phẩm, rất có thể tình trạng bệnh sẽ tái phát dai dẳng và nặng hơn,…Vậy bệnh nhân viêm da cơ địa nên kiêng ăn gì? 

Biểu hiện khi mắc bệnh viêm da cơ địa 

Viêm da cơ địa được đặc trưng bằng sự xuất hiện các mảng da viêm đỏ, bong vảy, hoặc da bị viêm đỏ rỉ dịch và ngứa dữ dội. Nếu càng gãi thì càng làm da bị chấn thương, trầy xước gây nhiễm trùng da. Đây là bệnh mạn tính, dễ tái phát. 

Viêm da cơ địa có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vùng da nào nhưng thường gặp là vùng tỳ đè và các nếp gấp (nách, khoeo chân, khuỷu tay...). Các triệu chứng rầm rộ từng đợt rồi thuyên giảm và sau một thời gian sẽ lặp lại. Chính vì vậy, bệnh lý này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, làm người bệnh mệt mỏi và khó chịu.

Ngoài ra, người bệnh viêm da cơ địa cũng có khả năng gặp phải các triệu chứng khác bao gồm: Xuất hiện các mảng da tối màu hoặc có màu đỏ/ nâu xám; Da nổi mụn nước nhỏ, chảy dịch khi bị vỡ; Các mảng da đóng vảy khô hoặc phồng rộp.…

Do ngứa nhiều người bệnh phải gãi, vùng da bệnh rất dễ bị trầy xước, có thể bị nhiễm trùng, tổn thương sẽ sưng viêm, tiết mủ đục, có mùi hôi. Tình trạng ngứa mạn tính và việc chà xát kéo dài sẽ khiến da dày lên. Đặc điểm da của người bệnh viêm da cơ địa thường khô, nứt nẻ.

Viêm da cơ địa khiến da khô ráp và ngứa ngáy 

Viêm da cơ địa khiến da khô ráp và ngứa ngáy 

Các biến chứng của viêm da cơ địa 

Viêm da cơ địa với thể nhẹ đa số không gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ngứa và phải gãi nhiều, móng tay dài, nhọn và kém vệ sinh có thể gây nhiễm trùng da. Cấu trúc vùng da bị phá vỡ, lở loét và vết nứt da bị lây nhiễm bởi chủng vi sinh vật. Do đó, khi vết thương trên da lành lặn trở lại có thể để lại sẹo xấu, gây mất thẩm mỹ.

Ngoài ra, nệnh viêm da cơ địa nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây ra các biến chứng sau: 

  • Bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô: Hơn 50% trẻ bị viêm da cơ địa dễ mắc thêm bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô.
  • Viêm da thần kinh mạn tính: Viêm da cơ địa có thể bị biến chứng thành viêm da thần kinh mạn tính, với biểu hiện da có vảy và ngứa mạn tính. Người bệnh càng gãi thì càng ngứa, điều này khiến vùng da có thể bị tổn thương, đổi màu, dày lên. 
  • Viêm da tay: Viêm da cơ địa có thể gây ra biến chứng viêm da tay gây khó chịu cho người bệnh, đặc biệt với người làm trong môi trường ẩm ướt, tiếp xúc với xà phòng và chất tẩy rửa. 
  • Rối loạn giấc ngủ: Việc bị ngứa nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ như ngủ không ngon, thức dậy lúc nửa đêm,…

Trường hợp bị bội nhiễm thêm virus gây hội chứng Kaposi-juliusberg (hay eczema herpeticum) khá nặng nề, biểu hiện có sốt, mệt mỏi, mụn nước trên da, tổn thương nội tạng....

Ngoài ra, do bệnh lý mạn tính kéo dài nhiều năm, nếu điều trị sai, lạm dụng các thuốc bôi hoặc uống có Corticoid có thể dẫn đến tình trạng đỏ da toàn thân. Toàn thân người bệnh đỏ, có thể có những đợt sốt, rét run, ngứa thường xuyên...

Viêm da cơ địa có thể gây nhiễm trùng do gãi hoặc vệ sinh kém

Viêm da cơ địa có thể gây nhiễm trùng do gãi hoặc vệ sinh kém

6 thực phẩm người bệnh viêm da cơ địa cần hạn chế dung nạp

Ngoài việc chăm sóc da tích cực, tránh các tác nhân kích ứng như xà phòng, hóa chất… một chế độ ăn uống lành mạnh và hạn chế các loại thực phẩm nhất định có thể giúp giảm triệu chứng bệnh. Cụ thể, người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng dưới đây: 

Hải sản 

Lý do hải sản được xếp đầu bảng là món thực phẩm người bệnh viêm da cơ địa nên kiêng bởi thực phẩm này gây ngứa ngáy, dị ứng. Chính vì vậy, hải sản luôn được liệt kê vào danh sách hàng đầu là “kẻ thù” của bệnh viêm da cơ địa. 

Mặc dù là món ăn giàu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể tuy nhiên chúng lại chứa thành phần gây ngứa. Với những hải sản không được tươi ngon, chúng chứa những histamine tự do và dễ sinh thêm các gốc histamine tự do khiến bệnh nhân ngứa ngáy, dị ứng nhanh chóng sau khi ăn. Chính vì vậy, nếu không muốn bệnh viêm da cơ địa “ghé thăm”, bạn hãy hạn chế ăn hải sản.

Dưa cà muối chua

Các loại dưa cà muối chua, dưa cải muối là những món ăn lên men, kích thích vị giác giúp ăn ngon miệng, được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên với bệnh nhân viêm da cơ địa thì nên kiêng ăn loại thực phẩm này. Bởi lẽ dưa muối lên men thường được chế biến rất mặn, nếu ăn nhiều, thường xuyên sẽ gây hại cho gan, thận, giảm chức năng bài tiết độc tố ra ngoài của các cơ quan này. 

Bên cạnh đó, nếu nguyên liệu sử dụng để muối dưa, cà nếu không được vệ sinh kỹ càng sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, khiến tình trạng viêm da cơ địa trở nên trầm trọng hơn.

Người bị viêm da cơ địa không nên ăn dưa cà muối chua

Người bị viêm da cơ địa không nên ăn dưa cà muối chua

Thịt bò 

Thịt bò là loại thức ăn quen thuộc, giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều sắt và đạm rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng có tới 80% những bệnh nhân bị viêm da cơ địa bị mẫn cảm với thịt bò. Vì vậy, thịt bò được coi là khắc tinh của bệnh viêm da cơ địa mà người bệnh cần hạn chế trong chế độ ăn uống của mình, nhất là khi bệnh tái phát.

Trứng và thịt gà 

Hầu hết những đối tượng đang gặp phải tình trạng mề đay, dị ứng, viêm da cơ địa,… với biểu hiện mẩn ngứa, nổi mụn nước trên da sẽ cảm thấy bệnh nghiêm trọng hơn sau khi ăn thịt gà. Chính vì vậy, người bệnh nên kiêng ăn thịt gà (nhất là da gà) để hạn chế làm bệnh trầm trọng hơn. 

Rượu bia, cà phê và các chất kích thích

Các loại rượu, bia, nước ngọt có ga và các chất kích thích như cà phê, thuốc lá làm cho cơ thể tích tụ lượng lớn độc tố trong gan và khó đào thải ra bên ngoài. Điều này  làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Người sử dụng các đồ uống này thường xuyên sẽ có làn da trở nên nhạy cảm hơn, từ đó làm tăng nguy cơ tái phát viêm da cơ địa và khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng.

Thực phẩm giàu vitamin C 

Vitamin C được áp dụng cho các trường hợp bệnh có liên quan tới nhiễm khuẩn với tác dụng diệt khuẩn và chống viêm rất hiệu quả. Không những vậy, các loại thực phẩm thuộc nhóm này còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh viêm da cơ địa, vitamin C có thể làm chậm lại quá trình lành bệnh, thậm chí rất lâu lành nếu như người bệnh nạp vào cơ thể quá nhiều vitamin C. Bởi vậy, trong quá trình chữa bệnh, bạn nên hạn chế bổ sung vitamin C vào cơ thể.

Người bị viêm da cơ địa nên hạn chế uống rượu bia

Người bị viêm da cơ địa nên hạn chế uống rượu bia

Giải pháp từ thiên nhiên cho bệnh nhân viêm da cơ địa

Để cải thiện viêm da cơ địa, những lưu ý trong chế độ ăn uống là rất cần thiết. Bên cạnh việc nên hạn chế sử dụng những thực phẩm đã đề cập ở trên, người bệnh cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là kẽm. Thiếu kẽm là một thiếu hụt phổ biến ở những bệnh nhân bị viêm da dị ứng. Kẽm có nhiều đóng góp đối với sức khỏe tổng thể. Kẽm giúp chống các bệnh nhiễm trùng cơ thể, giảm stress, chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch. 

Nhằm phát huy nhiều hơn tác dụng của kẽm, các nhà khoa học đã tìm ra giải pháp giúp cung cấp kẽm cho làn da bị viêm da cơ địa qua sản phẩm kem bôi từ thiên nhiên có thành phần là kẽm salycilate, một muối của kẽm và acid salicylic. Ngoài ra, sản phẩm này còn kết hợp nhiều thành phần khác như nano bạc, chitosan, dầu hạt neem, chiết xuất vỏ núc nác, dầu dừa mang lại tác động toàn diện cho viêm da cơ địa và các thể bệnh eczema: Vừa giảm ngứa, sát khuẩn, kháng viêm, vừa giúp dưỡng ẩm, tăng tái tạo da và tăng cường sức khỏe cho da. 

Sản phẩm được kế thừa kinh nghiệm của lương y Aditya của Ấn Độ trong việc sử dụng lá neem để chữa lành bệnh viêm da, ngứa, lở loét, bong tróc da. 

Đặc biệt, kem bôi này được bào chế theo công nghệ lượng tử giúp chiết xuất tối đa hoạt chất và loại bỏ các độc tố gây kích ứng da, có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên nên có thể dùng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Trên đây là các thông tin cần thiết về bệnh viêm da cơ địa và cách cải thiện bệnh hiệu quả. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại thông tin liên hệ, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. 

Bình luận