Có đến 70% người tiểu đường sẽ gặp phải tình trạng tê bì ở các đầu ngón chân, cẳng chân, ngón tay và cánh tay. Những dấu hiệu này cảnh báo sự tổn thương của dây thần kinh ngoại biên do đường huyết tăng cao. Vậy bệnh tê chân tay ở người tiểu đường có nguy hiểm không và cách nào điều trị hiệu quả. Tất cả các thông tin quan trọng đó đều có trong bài viết này.

Tê bì tay chân, biến chứng điển hình ở người tiểu đường

Biến chứng tê bì tay chân ở người tiểu đường do đâu?

Biến chứng mắt, tim, mạch máu, thận, thần kinh hay tê bì châm chích tay chân thường gặp ở người tiểu đường nguyên nhân là do các tổn thương dây thần kinh ngoại biên. Mà cốt lõi chính của vấn đề  này là do lượng đường trong máu tăng cao kéo dài khiến cơ thể người bệnh:

  • Lưu thông máu kém: Đường huyết cao không ổn định khiến quá trình nuôi dưỡng các dây thần kinh của các mạch máu nhỏ bị chậm lại. Lưu thông máu kém khiến quá trình cung cấp oxy và dưỡng chất đến dây thần kinh bị hạn chế, dẫn đến suy yếu, dễ bị tổn thương.
  • Đứt gẫy liên kết thần kinh: Đường huyết cao gây ra tình trạng tổn thương và đứt gẫy các liên kết thần kinh do phá hủy lớp vỏ bọc bảo vệ dây thần kinh. Điều này dẫn đến tình trạng các tín hiệu thần kinh bị truyền tải sai lệch, dẫn đến tê bì, ngứa ran, đau nhức.

Đường máu cao khiến người bệnh dễ bị tê bì tay chân

4 Giai đoạn tê bì tay chân người tiểu đường cần chú ý

Biến chứng tê bì châm chích tay chân ở người tiểu đường thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, điều này vô hình chung khiến cho tình trạng bệnh ngày càng diễn biến nghiêm trọng. Dưới đây là các giai đoạn tê bì chân tay người bệnh cần chú ý:

  • Giai đoạn 1: Triệu chứng tê bì, châm chích, bỏng rát các ngón tay, ngón chân dần dần lan đến các bàn tay, bàn chân. Đây là dấu hiệu biến chứng đầu tiên. 
  • Giai đoạn 2: Triệu chứng đau nhức, âm ỉ, dai dẳng nóng rát, châm chích khắp các khu vực bắp chân, bắp tay, bàn chân,... kéo dài liên tiếp nhiều ngày
  • Giai đoạn 3: Triệu chứng mất dần các cảm giác các đầu ngón tay, ngón chân, bàn chân,... khiến cơ thể dễ tổn thương sau khi va chạm mà người bệnh không hay biết.
  • Giai đoạn 4: Triệu chứng suy nhược cơ thể từ việc đi lại cầm nắm đồ vật hoặc thực hiện các hoạt động cần sự tỉ mỉ.

 

Thường xuyên tái khám định kỳ để sớm phát hiện biến chứng tê bì chân tay

Tổng hợp các cách cải thiện tình trạng tê bì tay chân

Để phòng ngừa và cải thiện các biến chứng tê bì chân tay hiệu quả người bệnh cần tuân thủ những điều sau:

  • Kiểm soát lượng máu hàng ngày (đo đường huyết thường xuyên, ghi chép nhật ký ăn uống và đường máu)
  • Chế độ ăn uống cân bằng, duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế dùng các chất kích thích
  • Thường xuyên vận động cải thiện sức khỏe và hỗ trợ giảm đường máu
  • Sử dụng thảo dược giúp hạ nhanh và ổn định đường huyết, phòng và cải thiện biến chứng do đái tháo đường.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy 4 thảo dược tiêu biểu là Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn có tác dụng hỗ trợ hiệu quả phòng ngừa và cải thiện được biến chứng tiểu đường. Trong đó: 

- Câu kỷ tử: Ức chế enzym alpha-glucosidase, giảm tích tụ sorbitol trong tế bào, nhờ đó hỗ trợ giảm nguy cơ gây ra đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc ở người bệnh tiểu đường.

- Nhàu: Tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tăng tốc độ lành vết thương ở người bệnh tiểu đường.

- Mạch môn: Hoạt chất MDG-1 hỗ trợ ức chế xơ hóa cầu thận, làm chậm tiến triển của suy thận do tiểu đường.

- Hoài sơn: Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng thần kinh (tê bì, bỏng rát, khô ngứa tay chân) tiểu đường nhờ cơ chế kích thích yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF.

4 thảo dược quý giúp phòng ngừa biến chứng tê bì tay chân tiểu đường

Trên đây là toàn bộ thông tin về biến chứng tê bì tay chân và cách phòng ngừa cũng như đẩy lùi biến chứng cho người tiểu đường. Nếu vẫn còn băn khoăn về bệnh tiểu đường, đừng ngần ngại hãy để lại thắc mắc dưới phần bình luận để được các chuyên gia tư vấn chuyên sâu nhé!

 

Bình luận