Nguyên nhân ngứa tai là do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa tai, khiến người bệnh khó chịu. Hiểu về nguyên nhân gây ngứa tai sẽ giúp người bệnh có các biện pháp phòng và điều trị đúng cách. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ngứa tai thường gặp:

Viêm tai

Ngứa lỗ tai có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm tai. Vi khuẩn, vi rút là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Ngoài ngứa tai, người bệnh còn có các triệu chứng như sốt, đau tai, nước vàng chảy ra từ tai, nghe có tiếng lùng bùng trong tai.

Viêm tai có thể xảy ra do: Nước vào trong tai, tai bị tổn thương do các vật sắc nhọn,... Viêm tai nếu không được điều đúng cách sẽ chuyển sang mạn tính, tái phát liên tục gây suy giảm thính lực.

Do tai quá khô

Ống tai thường tiết ra bã nhờn để thu dọn các bụi bẩn, vi khuẩn, tế bào chết,... giúp bảo vệ đôi tai của bạn. Nếu vệ sinh tại quá nhiều sẽ làm cho lớp bã nhờn này bị mất đi, khiến cho vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập vào tai và gây ngứa ngáy, khó chịu. Do thói quen, có rất nhiều người thích ngoáy tai thường xuyên. Điều này tưởng chừng như vô hại nhưng lại khiến cho tai dễ viêm và giảm khả năng nghe.

Bên cạnh đó, tế bào tiết bã nhờn kém hoạt động cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra tai khô. Người bị khô tai thường có các lớp vụn ráy nhỏ li ti ở bên ngoài của tai.

tai-qua-kho-co-the-gay-ra-ngua-tai

Tai quá khô có thể gây ra tình trạng ngứa tai

Dị ứng thức ăn

Dị ứng với một loại thực phẩm nào đó có thể khiến người bệnh bị ngứa vành tai. Một số thực phẩm khiến bạn dễ bị dị ứng như mơ, mận, hạt dẻ, sữa, cá, tôm, cua,lúa mì, đậu nành.

Nếu bị ngứa tai do dị ứng thì người bệnh sẽ có biểu hiện nổi mẩn, ngứa ngáy ở các vị trí khác như mặt, chân tay, bụng,... Dị ứng có thể khiến người mắc bị sốc phản vệ gây khó thở, tim đập nhanh, da tím tái. Nếu không may gặp phải tình trạng này thì cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Sử dụng máy trợ thính

Một số người có làn da nhạy cảm sẽ dễ bị dị ứng với các vật liệu của máy trợ thính gây ngứa tai trong. Bên cạnh đó, ngứa tai cũng có thể xảy ra khi nước vào trong tai mà không thoát được ra do sự bịt kín của máy trợ thính. Một số trường hợp khác lại gặp phải tình trạng ngứa ngáy vì viêm tai do máy trợ thính quá to khiến niêm mạc da ống tai bị tổn thương.

Do các bệnh về da

Các bệnh về da như: Vảy nến, viêm da, bệnh chàm,... gây ngứa ở các bộ phận trên cơ thể trong đó có vùng da tai. Khi bị mắc các bệnh về da người mắc thường có biểu hiện: Ngứa ngáy, da bong tróc, mẩn đỏ,...

Do các bệnh về hô hấp

Tai, mũi, họng là những cơ quan thông nhau. Do vậy, khi bị viêm mũi, viêm họng người bệnh sẽ dễ bị viêm tai gây ngứa lỗ tai liên tục. Nguyên nhân là các dịch rỉ ở mũi, họng có thể chảy về tai gây viêm.

Thường xuyên đeo tai nghe 

Đeo tai nghe trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến cơ quan thính lực gây ngứa đau tai. Người trực tổng đài, nhân viên tư vấn, người lồng tiếng,... là những đối tượng đeo tai nghe trong thời gian dài.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể khiến khiến người mắc gặp phải tình trạng ngứa toàn thân trong đó có đôi tai. Người già là đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh này. Để biết mình có bị ngứa tai do tiểu đường không thì cần đi khám.

benh-tieu-duong-co-the-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-gay-ngua-tai

Bệnh tiểu đường có thể là một trong những nguyên nhân gây ngứa tai

Ngứa tai phải làm sao?

Nếu tai bạn gặp tình trạng ngứa kèm theo chảy máu, chảy dịch nghiêm trọng, đột ngột bị mất thính giác, bạn cần liên hệ ngay cho bác sĩ. Trong trường hợp bạn chỉ bị ngứa tai đơn thuần và không kèm theo triệu chứng bất thường nào khác, bạn có thể áp dụng một số phương pháp giúp giảm ngứa tai hiệu quả sau đây. Cụ thể:

Sử dụng thuốc trị ngứa tai

Một số loại thuốc tây được sử dụng trong điều trị ngứa tai đó là:

Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin có tác dụng giảm ngứa dùng hiệu quả cho những người bị ngứa tai do dị ứng, viêm tai hoặc các bệnh về da. Loại thuốc này thường được uống ngày 1 lần sau ăn. Một số tác dụng phụ mà người mắc có thể gặp khi dùng loại thuốc này đó là: Buồn ngủ, mệt mỏi, khó thở, ảo giác, co giật,..

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có tác dụng chống nhiễm trùng, thường được sử dụng trong các trường hợp bị ngứa tai do viêm tai. Có rất nhiều dạng thuốc kháng sinh điều trị ngứa tai như: Dạng uống, dạng dung dịch nhỏ tai,.... Tác dụng phụ hay gặp khi dùng thuốc kháng sinh đó là: Kháng thuốc, suy gan, thận,...

Thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm, ức chế miễn dịch thường trong các trường hợp bị ngứa tai do viêm tai hoặc mắc các bệnh về da liên quan đến tự miễn (viêm da, vảy nến, bệnh chàm,..). Mặc dù, loại thuốc này giúp chống viêm, giảm ngứa, tuy nhiên nếu dùng kéo dài người mắc có thể gặp phải một số tác dụng phụ nguy hiểm như: Suy tuyến thượng thận, loãng xương, suy gan, gây chậm phát triển ở trẻ,...

dung-thuoc-tay-de-dieu-tri-ngua-tai

Dùng thuốc tây để trị ngứa tai

Một số cách giảm ngứa tai tại nhà

Ngoài thuốc điều trị, để giảm ngứa tai bạn có thể áp dụng các cách sau:

Dùng cồn lau lỗ tai: Nhúng tăm bông với cồn và lau nhẹ ống tai ngoài sẽ giúp bạn giảm khó chịu. Cồn không chỉ giúp bạn giảm ngứa ngáy trong tai mà còn khử trùng và giảm viêm hiệu quả. Do cồn dễ bay hơi, nên bạn không lo nước đọng trong tai gây viêm tai,

Nghiêng người về một phía: Nếu chẳng may bị nước vào tai, bạn nên nghiêng người về một phía nước chảy hết ra. Sau đó dùng tăm bông để vệ sinh tai.

Sử dụng lô hội chữa ngứa tai: Nhỏ 3 - 5 giọt nước ép lô hội có thể giúp chống viêm, cân bằng nồng độ PH, giảm ngứa ngáy trong tai.

Các bài thuốc chữa ngứa tai

Bài thuốc 1: Chuẩn bị: Thục địa 12g; Trạch tảo 8g; Sơn thù 8g; Đan bì 8g; Hoài sơn 16g; Phục linh 08g; Tri mẫu8g; Hoàng bá 8g. Đem các nguyên liệu đi sắc. Uống nước sắc hàng ngày để giảm viêm và ngứa tai.

Bài thuốc 2:  Hoàng liên 8g; Bạch thược 8g; Bạch biển đậu 8g; Bạch linh 8g; Thuyền thoái 4g; Trạch tả 12g; Hoài sơn 12g; Cốc ma 8g. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi. Sau đó thêm nước vừa đủ, đem đi sắc tới khi còn khoảng 1 bát nước thuốc. Uống hàng ngày để giảm ngứa và viêm tai.

Lưu ý: Mẹo và các bài thuốc dân gian đều chưa được kiểm chứng. Vì vậy, bạn nên thận trọng khi áp dụng các cách chữa tai tại nhà này. 

Theo chuyên gia, việc sử dụng thảo dược có thể mang đến hiệu quả chữa ngứa tai, viêm tai giữa. Chính bởi vậy, người bệnh nên lựa chọn sản phẩm thảo dược đã được bào chế và nghiên cứu kỹ lưỡng. 

Có thể thấy rằng, các thuốc tây có thể giúp làm giảm viêm, ngứa tai. Tuy nhiên không nên dùng lâu dài vì nó có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Hiện nay để cải thiện tình trạng ngứa tai, ù tai, đau tai hiệu quả, nhiều người có xu hướng sử dụng thảo dược kết hợp với thuốc tây. 

Tiêu biểu là các thảo dược như: Cây cối xay,đan sâm, thục địa, cốt toái bổ,... Những vị thuốc này có tác dụng tiêu viêm, giảm ngứa hỗ trợ tăng cường thính lực. Đặc biệt, nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy, cây cối xay có tác dụng chống viêm, giảm đau tương đương diclofenac nên giúp cải thiện viêm tai, ngứa tai, đau tai hiệu quả.

thao-duoc-giup-chong-viem-giam-ngua-tang-cuong-thinh-luc

Thảo dược giúp chống viêm, giảm ngứa, tăng cường thính lực

Cách phòng ngừa ngứa tai

Để phòng ngừa các bệnh gây ngứa tai, người mắc cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Chúng ta không nên ngoáy tai thường xuyên. Hãy ngoáy tai 1 lần/tuần để loại bỏ các chất bẩn và hạn chế các tác động xấu lên đôi tai của bạn.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng tốt cho đôi tai như: Vitamin A, vitamin B, vitamin C và vitamin E. Các vitamin này có chứa nhiều trong các loại rau củ, quả như: Cà rốt, khế, cà chua,...
  • Chúng ta không đeo tai nghe trong thời gian dài. Bởi đeo tai nghe quá lâu sẽ ảnh hưởng đến thính lực của bạn.
  • Bạn nên đi khám tai khi có dấu hiệu bất thường như: Chảy nước, ngứa ngáy,... Việc này sẽ giúp bạn ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với đôi tai.
  • Bịt tai khi ở trong môi trường nhiều tiếng ồn để tránh việc tác động của âm thanh lên đôi tai.
  • Chúng ta không nên dùng các đồ sắc nhọn để vệ sinh tai. Bởi hành động này sẽ vô tình làm tổn thương đôi tai của bạn.

Nếu người bệnh bị ngứa tai dai dẳng thì nên đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Để giảm ngứa, người mắc không nên tự ý áp dụng các mẹo vào biện pháp dân gian chưa được kiểm chứng. Chuyên gia khuyên người bị nên sử dụng thuốc tây cùng các sản phẩm thảo dược đã được kiểm chứng để kháng khuẩn, chống viêm, nâng cao sức khỏe đôi tai. 

Trên đây là những thông tin tham khảo liên quan đến tình trạng ngứa tai. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về cách điều trị ngứa tai, hãy gọi ngay tới tổng đài 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ tốt nhất.

Nguồn:

https://med.uth.edu/orl/online-ear-disease-photo-book/chapter-15-miscellaneous/itchy-ears/

https://www.webmd.com/cold-and-flu/ear-infection/why-do-my-ears-itch

https://www.healthyhearing.com/report/53014-Why-do-my-ears-itch-and-what-can-i-do-about-it

Dược sĩ Mai Anh

Kim-thinh-box-sp-dpaa.jpg

Bình luận