Gút là bệnh lý khá phổ biến hiện nay với tỷ lệ người mắc ngày càng tăng và đang có xu hướng trẻ hóa. Nếu bệnh gút không được phát hiện và điều trị kịp thời thì nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Nhằm nâng cao hiểu biết của mọi người về bệnh gút, ngày 22/5 hàng năm được Hoa Kỳ chọn là ngày Nhận thức về bệnh Gút. 

Hiểu về bệnh gút để phát hiện từ sớm

Gút có triệu chứng điển hình là những cơn đau khớp xuất hiện đột ngột và gây đau dữ dội. Để kiểm soát bệnh hiệu quả, bạn cần xác định được gút đang tiến triển đến giai đoạn nào, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. 

Các giai đoạn tiến triển của bệnh gút

Bệnh gút tiến triển qua 4 giai đoạn sau: 

  • Giai đoạn 1: Tăng axit uric máu không có triệu chứng

Ở giai đoạn này, người bệnh không có bất cứ biểu hiện bên ngoài nào. Tuy nhiên, nồng độ axit uric máu tăng cao có thể gây tổn thương mô thầm lặng.

  • Giai đoạn 2: Gút cấp tính

Giai đoạn này xảy ra khi các tinh thể urat tích tụ trong khớp đột ngột tăng cao gây ra tình trạng viêm cấp tính và đau dữ dội. Cơn đau gút cấp tính bùng phát có thể kéo dài từ 3 ngày đến 2 tuần.

  • Giai đoạn 3: Khoảng thời gian giữa các cơn gút cấp

 Lúc này, các tinh thể urat có thể tiếp tục tích tụ trong mô hoặc các khớp. Khi tình trạng bệnh tiến triển nặng, khoảng thời gian này sẽ rút ngắn hơn.

  • Giai đoạn 4: Gút mạn tính

Ở giai đoạn này, tinh thể urat lắng đọng thành các hạt tophi ở các khớp gây viêm, sưng đau dữ dội, phá hủy các khớp xương và có thể gây tổn thương vĩnh viễn đến khớp. Người bệnh có thể gặp phải biến chứng suy thận, sỏi urat nếu không được điều trị kịp thời.

Con-gut-cap-tai-phat-gay-dau-nhuc-du-doi.webp

Cơn gút cấp tái phát gây đau nhức dữ dội

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh gút?

Nếu nghi ngờ có dấu hiệu của cơn gút cấp, người bệnh có thể thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh. Khi bùng phát cơn gút cấp, nồng độ axit uric trong máu tăng. Lúc này, người bệnh sẽ được chỉ định hút và kiểm tra bao hoạt dịch của khớp bị sưng đau để tìm tinh thể urat.

Người bệnh được chẩn đoán mắc cơn gút cấp khi có ít nhất 2 tiêu chí sau:

  • Có tinh thể urat trong bao hoạt dịch.
  • Xuất hiện hạt tophi tại khớp bị sưng đau.
  • Tăng axit uric máu (> 70mg/l hay > 416,5 μmol/l).
  • Các triệu chứng viêm khớp rõ rệt, xuất hiện đột ngột, khớp đau dữ dội.

Xet-nghiem-chi-so-axit-uric-de-chan-doan-benh-gut.webp

Xét nghiệm chỉ số axit uric để chẩn đoán bệnh gút

>>> XEM THÊM: Axit uric bao nhiêu là bị gút? Làm gì để kiểm soát axit uric trong mức an toàn?

Các phương pháp điều trị bệnh gút hiện nay

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh gút như điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sử dụng thuốc tây và thảo dược thiên nhiên. Cụ thể từng phương pháp như sau:

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng 

Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp giảm nồng độ axit uric máu, cải thiện triệu chứng sưng đau khớp do gút. Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt dành cho người bệnh gút là: 

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa hàm lượng purin cao như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật... vì có thể khiến axit uric máu tăng cao. 
  • Bổ sung protein qua các nguồn như thịt ức gà, thịt lợn nạc, trứng… vì những thực phẩm này chứa ít purin hơn. 
  • Bổ sung rau xanh, trái cây như cam, dâu tây, súp lơ, rau bina... vì chúng tốt cho tiêu hóa, đồng thời tăng khả năng thải trừ axit uric. 
  • Hạn chế uống rượu, bia, nước ngọt... vì có thể làm ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa của gan và thải trừ của thận.
  • Uống nhiều nước, trung bình từ 2-3 lít/ngày. Có thể dùng nước khoáng kiềm để giúp đào thải axit uric tốt hơn.

Nguoi-benh-gut-nen-han-che-an-noi-tang-dong-vat.webp

Người bệnh gút nên hạn chế ăn nội tạng động vật

Dùng thuốc tây theo chỉ định

Người bệnh gút có thể được chỉ định một số nhóm thuốc như: 

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm: Thường được dùng nhất là colchicin. Ngoài ra, để giảm đau gút người bệnh có thể dùng một số thuốc NSAIDs như aspirin, ibuprofen… Cần thận trọng khi dùng các thuốc giảm đau này vì có thể gặp phải một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, nôn, loét dạ dày - tá tràng…
  • Thuốc giảm axit uric máu: Một số thuốc thường được chỉ định để giảm axit uric máu như allopurinol, probenecid… Thuốc được dùng khi bệnh gút đã tiến triển đến giai đoạn mãn tính. Lưu ý, các thuốc này chống chỉ định cho trường hợp rối loạn chức năng đông máu, suy giảm chức năng thận...  Đồng thời, trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, đi tiểu nhiều...

Tuỳ theo mức độ bệnh và cơ địa của mỗi người mà các thuốc sẽ được chỉ định khác nhau. Người bệnh không nên tự ý dùng hoặc tăng/giảm liều để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra. 

Dung-thuoc-tay-dieu-tri-benh-gut-tiem-an-nhieu-tac-dung-phu.webp

Dùng thuốc tây điều trị bệnh gút tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ

Giải pháp từ thảo dược hỗ trợ kiểm soát bệnh gút

Hiện nay, ngoài áp dụng các biện pháp kể trên, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thảo dược để hỗ trợ giảm đau gút, hạ axit uric máu. Một trong những thảo dược có công dụng hỗ trợ điều trị gút hiệu quả có thể kể đến như trạch tả

Sản phẩm hỗ trợ có thành phần chính từ trạch tả hỗ trợ giảm axit uric máu, giảm sưng đau khớp trong cơn gút cấp và phòng ngừa tái phát các cơn đau trong tương lai. Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Trung ương Quân đội 198 đã chứng minh: Sản phẩm hỗ trợ có chứa trạch tả giúp 96,4% người dùng giảm sưng đau khớp do gút; 88,9% người dùng giảm axit uric máu về mức bình thường. Do đó, sử dụng sản phẩm hỗ trợ có thành phần chính từ trạch tả là một cách giúp kiểm soát axit uric máu trong mức ổn định, ngăn ngừa bệnh gút tiến triển mà an toàn với sức khỏe, kể cả khi sử dụng lâu dài.

Su-dung-san-pham-chua-trach-ta-ho-tro-dieu-tri-benh-gut.webp

Sử dụng sản phẩm chứa trạch tả hỗ trợ điều trị bệnh gút

Bài viết trên đã tổng hợp lại một số thông tin về bệnh gút. Để kiểm soát bệnh gút an toàn, hiệu quả, bạn nên kết hợp nhiều phương pháp và đừng quên sử dụng sản phẩm hỗ trợ có chứa trạch tả mỗi ngày. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận dưới bài viết dưới đây để được các chuyên gia giải đáp chi tiết.

Bình luận