Axit uric bao nhiêu là bị gút? Làm gì để kiểm soát axit uric trong mức an toàn?
Axit uric máu tăng cao quá mức bình thường không chỉ là nguyên nhân gây bệnh gút mà còn là yếu tố nguy cơ làm hình thành nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Để tìm hiểu rõ hơn về chỉ số axit uric máu và phương pháp để kiểm soát chỉ số này trong mức an toàn, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Chỉ số axit uric máu bao nhiêu là bị gút?
Axit uric là một hoạt chất do cơ thể tạo ra trong quá trình chuyển hóa các nhân purin. Trong cơ thể con người, có 2 loại là axit uric nội sinh và axit uric ngoại sinh. Axit uric nội sinh được hình thành do nhân của tế bào đã chết bị phá hủy. Axit uric ngoại sinh được đưa vào cơ thể từ nguồn thực phẩm giàu purin như thịt, cá, hải sản, nội tạng động vật…
Bình thường, lượng axit uric trong máu luôn được giữ ổn định ở nồng độ dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/l). Chỉ số này luôn giữ ở mức độ hằng định do sự cân bằng giữa quá trình chuyển hóa và đào thải axit uric trong cơ thể. Bất kỳ nguyên nhân nào làm mất cân bằng hai quá trình chuyển hóa và đào thải này, chẳng hạn tăng chuyển hóa axit uric hoặc chức năng thận bị kém làm giảm đào thải đều khiến chỉ số axit uric trong máu tăng cao.
Chỉ số axit uric trong máu được xem là cao khi vượt qua giới hạn bình thường (trên 420 micromol/l với nam và trên 360 micromol/l với nữ). Chỉ số axit uric trong máu vượt quá ngưỡng cho phép là cơ sở đầu tiên để đánh giá bạn có đang bị bệnh gút hay không. Tuy nhiên, chỉ số axit uric cao không hẳn là bạn đang bị bệnh gút. Để xác định bạn có đang mắc bệnh này hay không cần dựa trên triệu chứng lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng khác.
Chỉ số axit uric máu cao cảnh báo nguy cơ mắc bệnh gút
>>> XEM THÊM: Các câu hỏi và lời giải đáp về bệnh Gout mà bạn nên biết
Nguyên nhân làm axit uric trong máu tăng cao
Các yếu tố làm tăng nguy cơ dư thừa axit uric trong máu có thể kể tới như:
- Mắc bệnh về thận: Thận có nhiệm vụ đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, trong đó có axit uric. Khi thận gặp vấn đề, nó sẽ không thể làm tốt nhiệm vụ của mình và hậu quả là khiến chỉ số axit uric trong máu tăng cao.
- Chế độ ăn giàu purin: Ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhân purin (thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật) sẽ khiến cơ thể tổng hợp nhiều axit uric hơn. Đây cũng chính là lý do mà người thường xuyên ăn nhiều thịt, hải sản sẽ có nguy cơ bị tăng axit uric trong máu cao hơn.
- Sử dụng nước ngọt chứa fructose: Lượng fructose cao trong thức ăn và đồ uống sẽ làm tăng sản xuất purin. Ngoài ra, fructose còn cạnh tranh bài tiết với axit uric. Chính vì vậy, uống quá nhiều nước ngọt đóng chai cũng là lý do khiến bạn bị tăng axit uric trong máu và có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn.
- Do di truyền: Ở một số người, bệnh gút không đến từ thói quen ăn uống hay sinh hoạt hàng ngày mà do gen, khiến cơ thể họ sản xuất lượng axit uric cao hơn bình thường. Tăng axit uric máu do di truyền thường phức tạp và khó khắc phục hơn những nguyên nhân khác.
Người có bệnh lý tại thận cũng là nguyên nhân làm tăng axit uric máu
Cách kiểm soát chỉ số axit uric máu trong mức bình thường
Khi có chỉ số axit uric máu cao vượt ngưỡng bình thường, bạn cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sử dụng một số thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không chủ quan để tránh nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm, phức tạp hơn. Dưới đây là một số phương pháp giúp giảm axit uric máu:
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Người bệnh bị tăng axit uric máu cần áp dụng chế độ dinh dưỡng, kiêng khem hợp lý, cụ thể như sau:
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt bò, cá biển, tôm, cua, gan, tim…
- Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu, bia và các chất kích thích bởi chúng có thể làm giảm khả năng bài tiết axit uric của thận. Điều này sẽ khiến cơn đau gút dễ tái phát hơn.
- Thay thế đạm động vật bằng đạm thực vật có trong các loại thực phẩm như ngũ cốc, các loại hạt, rau củ quả…
- Uống nhiều nước, trung bình từ 2-2,5 lít mỗi ngày sẽ giúp thận đào thải axit uric tốt hơn. Có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước ép hoa quả, trà…
Lưu ý, người bệnh không nên hạn chế quá mức các loại thịt, cá… trong chế độ ăn của mình. Do có thể gây thiếu chất dinh dưỡng, suy giảm khả năng miễn dịch. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại cá, thịt vẫn cần được sử dụng với một lượng phù hợp sao cho lượng purin cung cấp dưới 150mg/ngày.
Bị tăng axit uric máu vẫn có thể ăn thịt nhưng ở mức độ vừa phải
Dùng thuốc tây để giảm axit uric máu
Trong trường hợp nồng độ axit uric máu không thể kiểm soát được bằng các biện pháp không dùng thuốc kể trên, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng thuốc tây. Dưới đây là 3 nhóm thuốc giúp giảm axit uric máu thường dùng:
- Nhóm thuốc giảm tổng hợp axit uric: Nhóm thuốc này có cơ chế gây ức chế enzyme Xanthine Oxidase (XO) - Đây là enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình dị hóa purin trong cơ thể. Khi enzyme này được ức chế sẽ ngăn ngừa quá trình tổng hợp axit uric, từ đó làm giảm nồng độ chất này trong máu. Một số loại thuốc phổ biến trong nhóm này là Allopurinol, Febuxostat…
- Nhóm thuốc tăng thải trừ axit uric: Đây là nhóm thuốc được lựa chọn thứ 2 nếu người bệnh không còn đáp ứng tốt với nhóm thuốc giảm tổng hợp axit uric kể trên. Có 2 thuốc quen thuộc trong nhóm tăng thải trừ axit uric được chấp thuận đưa vào điều trị, đó là Probenecid và Benzbromarone.
- Nhóm thuốc hủy urat: Enzym uriase trong cơ thể có khả năng làm biến đổi axit uric thành allatonin tan được trong nước, từ đó dễ dàng thải trừ ra ngoài qua đường tiểu. Ứng dụng cơ chế của enzym uriase vào việc hạ axit uric ở người bệnh gút, nhóm thuốc hủy urat ra đời. Có 2 thuốc quen thuộc trong nhóm này, đó là Rasburicase và Pegloticase.
Sử dụng thuốc tây giảm axit uric máu cần thận với tác dụng phụ
Sử dụng thảo dược thiên nhiên hỗ trợ giảm axit uric
Việc áp dụng các biện pháp không dùng thuốc thường cho hiệu quả chậm và cần kiên trì thực hiện. Còn sử dụng thuốc tây thì đem lại hiệu quả nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Do đó, hiện nay nhiều người bệnh lựa chọn phương pháp sử dụng thảo dược, vừa giúp giảm axit uric máu hiệu quả, vừa an toàn, lành tính. Phải kể đến một trong những thảo dược được nhiều người bệnh gút lựa chọn sử dụng hiện nay là Trạch tả.
Sản phẩm hỗ trợ có thành phần chính từ trạch tả kết hợp với các thảo dược quý (nhàu, ba kích, nhọ nồi, hoàng bá, thổ phục linh, hạ khô thảo) giúp giảm axit uric máu, giảm sưng đau khớp trong cơn gút cấp và hỗ trợ ngăn ngừa tái phát các cơn đau trong tương lai. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ có thành phần chính từ trạch tả là một cách giúp kiểm soát axit uric máu trong mức ổn định, ngăn ngừa bệnh gút tiến triển mà an toàn với sức khỏe, kể cả khi sử dụng lâu dài.
Trạch tả - Thảo dược quý hỗ trợ giảm axit uric máu hiệu quả
Tóm lại, chỉ số axit uric cao chưa thể xác định được có mắc bệnh gút hay không. Tuy nhiên, chỉ số này phản ánh nguy cơ mắc phải bệnh gút và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp để đưa nồng độ axit uric về ngưỡng bình thường. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc gì thêm, hãy để lại bình luận ở dưới bài viết này để được giải đáp chi tiết.
Bình luận