Methotrexate là thuốc gì? Giá bao nhiêu?

Methotrexate (Metrex) là thuốc ức chế miễn dịch và làm chậm hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó giúp giảm thiểu các tình trạng viêm. Thuốc có cơ chế tác động và ức chế sự phát triển của tế bào, đặc biệt là những tế bào sinh sản nhanh như tế bào da. Chính vì vậy, Methotrexate giúp giảm sự gia tăng tế bào da, giảm bong tróc, ổn định triệu chứng bệnh vảy nến.

Do đó, thuốc Methotrexate được chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Bị vảy nến và liên quan đến vảy nến: Vảy nến nặng, viêm khớp vảy nến, vảy nến toàn thân, vảy nến thể mủ hoặc vảy nến không cải thiện bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt hay đã dùng thuốc khác nhưng không hiệu quả. 
  • Các tình trạng viêm nhiễm khác như: Viêm khi bị ung thư lá nuôi, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đầu - cổ, ung thư bàng quang.
  • Người bị bệnh bạch cầu, u sùi dạng nấm, u lympho không Hodgkin, bệnh Corh...

Thuốc Methotrexate có thể sử dụng trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài đến 6 tháng. Methotrexate hiện có những loại bào chế và hàm lượng như sau: 

  • Methotrexate (Metrex) 2.5mg dạng viên: Có giá bán dao động từ 3.000 – 5.000 VNĐ/viên, đóng gói theo hộp 100 viên (10 vỉ x 10 viên). 
  • Ngoài ra còn có các dạng bào chế khác như thuốc tiêm, dịch truyền, dung dịch tiêm truyền đậm đặc từ những loại biệt dược khác.

methotrexate-cai-thien-vay-nen-nho-uc-che-su-phat-trien-cua-te-bao.webp

Methotrexate cải thiện vảy nến nhờ ức chế sự phát triển của tế bào

Hướng dẫn dùng Methotrexate hiệu quả

Những thông tin liên quan đến hướng dẫn sử dụng của Methotrexate sau đây được tổng hợp theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Vì vậy, chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần tuân thủ theo hướng chỉ định cụ thể của bác sĩ. Để sử dụng Methotrexate điều trị vảy nến hiệu quả, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

Cách sử dụng và liều dùng 

Methotrexate được sử dụng một lần một tuần và nên uống lúc đói để thuốc được hấp thu tốt nhất. Tuy nhiên, nếu có triệu chứng buồn nôn, hãy uống trong bữa ăn để cải thiện nôn ói và không làm giảm tác dụng của thuốc. Không nhai, nghiền thuốc trong quá trình uống để tránh làm thay đổi tác dụng của thuốc.

Đối với sử dụng Methotrexate theo đường tiêm, các nhân viên y tế sẽ thực hiện cho bạn. Trong và sau quá trình tiêm cần theo dõi những phản ứng bất thường tại khu vực tiêm để xử lý kịp thời.

Do đó, trong bài viết này sẽ hướng dẫn cụ thể về liều dùng của Methotrexate. Liều dùng Methotrexate điều trị vảy nến có quy định chung là 5 - 15 mg tiêm tĩnh mạch 1 lần/tuần, có thể 25mg/lần/tuần hoặc uống 7,5 - 20 mg 1 lần/tuần hoặc chia liều thành 3 lần, cách nhau 12 giờ. Các mục đích điều trị khác thường được sử dụng theo phương pháp tiêm tĩnh mạch, liều lượng sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể.

Methotrexate tồn tại trong cơ thể bao lâu? 

Khoảng thời gian ước tính cần thiết để cơ thể loại bỏ Methotrexate đối với liều thấp dao động từ 16,5 giờ đến 55 giờ, liều cao dao động từ 44 giờ đến 82,5 giờ. Thời gian đào thải thuốc ra khỏi cơ thể chỉ là ước tính và có thể thay đổi tùy từng trường hợp cụ thể như:

  • Tần suất sử dụng thuốc.
  • Quá trình trao đổi chất chậm hơn sẽ làm tăng thời gian thuốc còn trong cơ thể và quá trình chuyển hóa nhanh hơn sẽ làm giảm thời gian đào thải thuốc.
  • Tuổi tác và sức khỏe: Tuổi già và sức khỏe kém có thể thay đổi thời gian mà thuốc ở trong cơ thể.
  • Khối lượng cơ thể.
  • Công thức thuốc, cách dùng, dược động học, khối lượng phân phối.

Xử lý khi quên liều/quá liều

Nhiều trường hợp gặp tình trạng quên hoặc sử dụng quá liều Methotrexate thì cách xử lý như sau:

Khi quên liều: Hãy uống ngay khi bạn nhớ ra. Nhưng nên lưu ý nếu liều tiếp theo gần ngay thời điểm đó thì nên bỏ qua, chờ sử dụng liều tiếp theo. Không nên sử dụng 2 liều cùng nhau để bù cho liều quên.

Quá liều: Nếu uống quá liều Methotrexate với các triệu chứng như bầm tím, chảy máu bất thường, lở miệng, nôn mửa, đi tiểu ít hoặc không, phân có máu, ho ra máu hoặc chất nôn trông giống như bã cà phê,... hãy liên lạc ngay đến trung tâm cấp cứu.

khi-uong-qua-lieu-methotrexate-nen-goi-ngay-den-trung-tam-cap-cuu.webp

Khi uống quá liều Methotrexate nên gọi ngay đến trung tâm cấp cứu

>>> Xem thêm: Meladinine điều trị bạch biến, vảy nến và các điều bạn phải biết

Tác dụng phụ của Methotrexate 

Khi sử dụng Methotrexate có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể. Dưới đây là các tác dụng không mong muốn thường gặp và hướng giải quyết. Trên hết, để đảm bảo an toàn, bạn cần thông báo cho bác sĩ ngay khi gặp bất kỳ tác dụng phụ nào có/không có trong danh sách dưới đây gây ảnh hưởng đến bạn.

Tác dụng phụ phổ biến 

Những tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng Methotrexate có thể gặp là:

  • Chán ăn, mệt mỏi, đầy bụng, khó tiêu: Khi gặp những tác dụng phụ này, bạn nên ăn chậm, nhai kỹ, chia thành các bữa nhỏ trong ngày. 
  • Tiêu chảy: Bạn phải uống đủ nước để tránh mất nước. Không nên dùng thuốc điều trị tiêu chảy khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
  • Đau đầu, cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ: Nên nghỉ ngơi và uống đủ nước, hạn chế uống rượu. Nếu tình trạng không thuyên giảm, bạn hãy nói với bác sĩ.
  • Rụng tóc: Tình trạng này có thể xảy ra tạm thời, nếu kéo dài quá lâu hãy nói với chuyên gia để giảm liều dùng thuốc.
  • Khô da, mẩn đỏ, nhạy cảm với nắng: Nên thoa kem dưỡng ẩm, kem chống nắng và che chắn kỹ trước khi ra ngoài.

Tác dụng phụ hiếm gặp 

Một số tác dụng phụ ít phổ biến khi sử dụng Methotrexate bao gồm:

  • Vàng da, vàng mắt, ho dai dẳng, đau ngực, khó thở.
  • Sưng bàn tay, mắt cá chân hoặc bàn chân, thay đổi tần suất đi tiểu.
  • Phát ban da nghiêm trọng hoặc mụn nước trên da, miệng, mắt hay bộ phận sinh dục. 
  • Sốt, mệt mỏi, lở miệng, lở loét da, dễ bầm tím, chảy máu bất thường, da nhợt nhạt, tay và chân lạnh, cảm thấy choáng váng hoặc khó thở.
  • Lú lẫn, suy nhược, buồn ngủ, các vấn đề về phối hợp, cảm thấy cáu kỉnh, nhức đầu, cứng cổ, các vấn đề về thị lực, mất cử động ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, co giật.
  • Khi sử dụng Methotrexate mà gặp các triệu chứng trên, hãy liên lạc ngay với bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ điều chỉnh thuốc điều trị vảy nến. 

Trong một số trường hợp, có thể xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng với Methotrexate. Nếu gặp bất kỳ phản ứng, dấu hiệu nào sau đây, cần ngay lập tức dừng thuốc và tìm đến sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt:

  • Phát ban trên da bao gồm: Ngứa, đỏ, sưng, phồng rộp hoặc bong tróc da.
  • Thở khò khè.
  • Tức ngực hoặc cổ họng.
  • Khó thở hoặc khó nói.
  • Miệng, mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng sưng tấy.

kho-da-man-do-la-tac-dung-phu-thuong-gap-cua-thuoc-methotrexate.webp

Khô da, mẩn đỏ là tác dụng phụ thường gặp của thuốc Methotrexate

>>> Xem thêm: Daivobet – Thuốc điều trị vảy nến và những lưu ý khi sử dụng

Lưu ý khi dùng Methotrexate điều trị vảy nến 

Khi sử dụng Methotrexate có một số lưu ý về đối tượng thận trọng và tương tác của Methotrexate với thuốc khác. Cụ thể như sau:

Đối tượng thận trọng khi sử dụng thuốc 

Không nên sử dụng Methotrexate cho những đối tượng chống chỉ định sau đây:

  • Đang hoặc có tiền sử dị ứng, mẫn cảm với Methotrexate hoặc bất kỳ thành phần tá dược nào trong Metrex.
  • Người đang bị xơ gan, viêm gan, suy thận, suy gan nặng.
  • Người nghiện rượu.
  • Người có tiền sử bị rối loạn máu, giảm bạch cầu, suy tủy, giảm tiểu cầu, thiếu máu.
  • Đang mắc các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng, kể cả các trường hợp cấp tính và mãn tính.
  • Người đang gặp các vấn đề liên quan đến suy giảm hệ miễn dịch như HIV/AIDS.
  • Bị viêm loét đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm loét ruột.
  • Đang chuẩn bị hoặc vừa mới tiêm chủng các loại vacxin sống gần đây.
  • Phụ nữ mang thai: Không khuyến cáo sử dụng Methotrexate trong thai kỳ. Methotrexate có thể tồn tại trong cơ thể một thời gian dài nên cần ngưng sử dụng ít nhất 6 tháng trước khi có bầu. 
  • Phụ nữ cho con bú: Methotrexate đi vào sữa mẹ một lượng rất nhỏ. Mặc dù liều sử dụng mỗi tuần không quá 25mg nhưng vẫn nên thận trọng khi cho con bú. Bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia rồi mới đưa ra quyết định sử dụng hay không.

Tương tác với thuốc khác của Methotrexate

Methotrexate có thể tương tác với một số thuốc khác nên khi dùng, bạn cần nói với bác sĩ để có sự điều chỉnh phù hợp. 

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, hoặc thuốc trị ho và cảm lạnh có chứa NSAID.
  • Cotrimoxazole, trimethoprim hoặc các kháng sinh khác để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Thuốc lợi tiểu như indapamide và bendroflumethiazide.
  • Thuốc động kinh như phenytoin hoặc levetiracetam.
  • Theophylline - thuốc dùng để điều trị bệnh hen suyễn.
  • Thuốc giảm axit dạ dày omeprazole, lansoprazole, omeprazole, pantoprazole.
  • Axit folic hoặc vitamin bổ sung có chứa axit folic (hoặc folate).

Thông tin thêm cho bạn khi dùng Methotrexate

Lưu ý, trong quá trình sử dụng thuốc Methotrexate, tuyệt đối không được sử dụng rượu, bia. Điều này có thể tăng khả năng gây ra tác dụng phụ khi dùng thuốc. Ngoài ra, người bệnh không nên sử dụng khi thuốc Methotrexate đã hết hạn hoặc có những dấu hiệu bị biến đổi màu sắc, nấm mốc.

Bệnh cạnh đó, để giảm những tác hại của việc sử dụng thuốc tây y trong thời gian dài, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thảo dược có công dụng hỗ trợ điều trị tương tự. Điều này sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị và đảm bảo an toàn hơn cho người bệnh.

Đối với bệnh vảy nến hoặc các bệnh tự miễn khác, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm chứa sói rừng, thổ phục linh, nhàu, hoàng bá, bạch thược,... Sói rừng là thảo dược đã được sử dụng từ xa xưa để điều trị bệnh ngoài da như vảy nến. Hiện nay, nghiên cứu tại Đại Học Thẩm Dương (Trung Quốc) cũng chứng mình tác dụng điều hòa, cân bằng miễn dịch của sói rừng. Khi sói rừng kết hợp cùng những loại thảo dược trên sẽ giúp tăng cường năng lượng tế bào miễn dịch, từ đó hỗ trợ làm giảm các tình trạng và nguy cơ tiến triển của các triệu chứng vảy nến hiệu quả.

Đặc biệt, sản phẩm chứa thành phần chính sói rừng cũng được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện chứng minh hiệu quả với bệnh vảy nến.

cac-loai-thao-duoc-su-dung-cung-methotrexate-se-ho-tro-qua-trinh-dieu-tri-nhanh-hon-_1_.webp

Các loại thảo dược sử dụng cùng Methotrexate sẽ hỗ trợ quá trình điều trị nhanh hơn

Khi sử dụng Methotrexate cần đặc biệt lưu ý hơn về loại thuốc này để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách sử dụng thuốc. Tuy nhiên, những chia sẻ ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu cần hỗ trợ chi tiết hơn về bệnh vảy nến hoặc thuốc Methotrexate, vui lòng để lại số điện thoại hoặc bình luận chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất.

Link tham khảo:

https://www.drugs.com/methotrexate.html

https://www.drugs.com/methotrexate.html

https://www.nhs.uk/medicines/methotrexate/

https://www.webmd.com/drugs/2/drug-3441/methotrexate-anti-rheumatic-oral/detail

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19382462/

Bình luận

  • Phạm thị thu Hương
    Phạm thị thu Hương - Gửi lúc 20:58 28/04/2023
    Tôi thấy bài viết rất cặn kẽ tôi rất thích. Hiện tôi đang bị vẩy nến, xin cho tôi lời khuyên. Tôi cảm ơn!
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn!
      Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết!
      Khi mắc vảy nến bạn cần thận trọng với các món ăn lạ dễ gây dị ứng nhất là món đồ ăn nhiều protein và tanh: tôm, cua, ghẹ, ,... Đồ uống có chất kích thích: rượu, bia, cà phê, trà, thuốc lá, tiêu, ớt... Đồ ăn có chứa nhiều chất béo: đường, sữa, mỡ, bơ, chocolate, đồ ngọt tổng hợp... Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm.
      Ngoài ra, bạn nên ăn cá biển có nhiều omega-3 như cá hồi, cá thu, cá saba,...Rau quả có nhiều beta-caroten: như trái bơ, cà rốt,... Duy trì chế độ tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày nâng cao sức khỏe.
      Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm chứa sói rừng, thổ phục linh, nhàu, hoàng bá, bạch thược,... Sẽ giúp tăng cường năng lượng tế bào miễn dịch, từ đó hỗ trợ làm giảm các tình trạng và nguy cơ tiến triển của các triệu chứng vảy nến hiệu quả.
      Bạn tham khảo nhé!
      Chúc bạn nhiều sức khỏe!