Tìm hiểu về thuốc rối loạn tiền đình Stugeron

Stugeron là thuốc kháng histamin được sử dụng với mục đích giảm chóng mặt, đau đầu,… Cụ thể như sau:

  • Sử dụng trong phòng và chữa tình trạng say tàu xe.
  • Giảm cảm giác buồn nôn, nôn mửa.
  • Giảm các cơn chóng mặt, ù tai do tiếng ồn hoặc do rối loạn tiền đình.
  • Giảm các triệu chứng của rối loạn tai giữa.
  • Được sử dụng trong một số trường hợp rối loạn mạch não, mạch ngoại vi khác.

Thành phần Stugeron là Cinnazin sẽ hoạt động với cơ chế tác động vào một khu vực của não được gọi là trung tâm gây buồn nôn. Cinnazin sẽ ngăn không cho trung tâm này nhận thông điệp thần kinh từ trung tâm tiền đình của tai trong. Từ đó, thành phần này sẽ ngăn chặn các thụ thể ở trung tâm gây buồn nôn và giảm các triệu chứng, tình trạng nói trên.

Hiện nay, bạn có thể tìm thấy thành phần Cinnazin ở một số biệt dược khác như Cinnazin của VIDIPHA, Nesturon, Alstuzon. Với biệt dược Stugeron, thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén có hàm lượng 25mg, giá bán tham khảo khoảng 222.000 đồng/hộp, bán lẻ 1.000 đồng/viên. Giá thực tế tùy thuộc vào nhà thuốc và thời điểm mua.

thuoc-stugeron-giup-cai-thien-trieu-chung-dau-dau-chong-mat.webp

Thuốc Stugeron giúp cải thiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt

>>> Xem thêm: Những vấn đề về rối loạn tuần hoàn não và cách cải thiện

Hướng dẫn sử dụng thuốc Stugeron an toàn

Bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn dùng thuốc Stugeron, chỉ định từ bác sĩ/dược sĩ. Không sử dụng nhiều hơn hoặc ít hơn liều lượng cho phép. Những thông tin sau đây chỉ mang tính chất tham khảo thêm.

Cách dùng: Nuốt trọn viên thuốc với nước lọc. Không sử dụng cùng với nước có ga, đồ uống có cồn. Nên sử dụng thuốc sau bữa ăn. Không nhai, nghiền nát hoặc cắn thuốc khi dùng.

Liều dùng – Tùy vào từng mục đích sử dụng, liều dùng của Stugeron sẽ khác nhau. Khuyến cáo như sau:

  • Chóng mặt: Người lớn 25mg/lần, mỗi ngày uống 3 lần.
  • Rối loạn tuần hoàn não: Người lớn 25mg/lần, mỗi ngày 3 lần.
  • Rối loạn tuần hoàn ngoại vi: Người lớn 50 – 75mg/lần, ngày 2 lần. Tối đa không quá 225mg/ngày.
  • Say tàu xe: Người lớn và trẻ từ 13 tuổi 25mg/lần, uống trước giờ lên tàu xe ít nhất 1 giờ, lặp lại 6 giờ/lần. Trẻ từ 6 – 12 tuổi uống nửa liều so với người lớn.

Xử lý khi quên/quá liều thuốc

Quên liều: Uống ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp còn 8 giờ nữa đến liều tiếp theo, bạn có thể bỏ qua liều đã quên và tiếp tục liệu trình như bình thường. Không dùng 2 liều/lần.

Quá liều: Một số triệu chứng quá liều của Stugeron đã được ghi nhận như buồn ngủ, bối rối, buồn nôn, cảm thấy yếu, ốm, run rẩy, tim đập nhanh, tim đập không đều hoặc đánh trống ngực. Trẻ dùng quá liều có thể bị lên cơn co giật. Nếu nghi ngờ bản thân đã sử dụng quá liều, cần liên hệ với trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ.

luu-y-su-dung-stugeron-theo-dung-lieu-luong-duoc-chi-dan.webp

Lưu ý sử dụng Stugeron theo đúng liều lượng được chỉ dẫn

Một số lưu ý cần biết khi dùng Stugeron

Để Stugeron có thể phát huy được hiệu quả tốt và an toàn khi sử dụng, bạn cần lưu ý đến các vấn đề: Chống chỉ định, tương tác thuốc và tác dụng phụ có thể gặp phải.

Chống chỉ định và tương tác thuốc

Stugeron có thể sử dụng cho hầu hết các trường hợp là người lớn và trẻ em từ 5 tuổi. Tuy vậy, một số trường hợp sẽ không được sử dụng thuốc hoặc cần thận trọng khi dùng. Ngoài ra, Stugeron cũng có thể tương tác với một số loại thuốc làm tăng nguy cơ bị tác dụng phụ, thay đổi tác dụng của thuốc. Cụ thể như sau:

Chống chỉ định, cần thận trọng – Báo với bác sĩ nếu bạn thuộc các trường hợp sau đây:

  • Bị dị ứng/mẫn cảm với thành phần Cinnarizin hoặc bất kỳ tá dược nào trong Stugeron.
  • Gặp các vấn đề liên quan đến tiểu tiện, rỗng bàng quang.
  • Động kinh, các vấn đề sức khỏe có thể gây ra co giật.
  • Các vấn đề liên quan đến mắt như tăng nhãn áp góc đóng chính.
  • Bệnh Parkinson.
  • Các dị ứng bất kỳ mà bạn đang gặp phải.
  • Đang mang thai, cố gắng mang thai và cho con bú.

Tương tác thuốc – Báo cho bác sĩ nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc, vitamin hoặc thảo dược nào. Đặc biệt:

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc an thần, thuốc giảm đau gây mê.
  • Thuốc thư giãn cơ bắp Atropine.
  • Thuốc điều trị ho, tắc mũi như Ephedrin.
  • Thuốc điều trị ung thư Procarbazine.
  • Thuốc hạ huyết áp.
  • Thuốc kháng sinh như Aminoglycoside.
  • Các loại thuốc histamin khác.

than-trong-khi-su-dung-stugeron-cung-voi-cac-thuoc-khac.webp

Thận trọng khi sử dụng Stugeron cùng với các thuốc khác

Tác dụng phụ của Stugeron có thể gặp

Thuốc chóng mặt Stugeron sẽ gây ra một số tác dụng phụ khi sử dụng. Nhưng không phải tất cả chúng đều xảy ra. 

Tác dụng phụ thường gặp

Xảy ra với 1/100 trường hợp. Nhóm này thường sẽ biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, nếu những phản ứng này kéo dài và làm bạn khó chịu, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Bao gồm: Buồn ngủ vào ban ngày, khó tiêu, tăng cân, cảm thấy ốm.

Tác dụng phụ nghiêm trọng

Gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào sau đây:

  • Ảnh hưởng đến gan: Vàng da, vàng mắt, đi tiểu sẫm màu.
  • Các vấn đề liên quan đến cơ: Hoạt động cơ thể chậm, bị co giật, cứng cơ. Đặc biệt ở người lớn tuổi.
  • Đau khớp, phát ban đỏ trên da, đặc biệt là những vùng da tiếp xúc với ánh mặt trời.
  • Phản ứng dị ứng, sốc phản vệ: Phát ban, ngứa, đỏ, sưng bong tróc hoặc bị phồng rộp trên da; Thở khò khè; Tức ngực, tức cổ họng; Khó nói, khó thở; Mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng bị sưng.

Thông tin chia sẻ thêm từ dược sĩ

Sử dụng Stugeron có thể gây buồn ngủ, đặc biệt ở giai đoạn mới bắt đầu điều trị. Vì vậy, bạn không nên sử dụng rượu trong quá trình dùng thuốc và cần thận trọng khi làm các công việc cần sự tỉnh táo như lái xe, điều khiển máy móc.

Tuy vậy, biện pháp điều trị chóng mặt, đau đầu như Stugeron chỉ hạn chế các triệu chứng mà không điều trị được nguyên nhân sâu xa của bệnh. Vì vậy, bên cạnh sử dụng thuốc tây y, bạn nên dùng thêm các loại thảo dược để hỗ trợ điều trị tận gốc các vấn đề này.

Một số loại thảo dược mà bạn có thể tham khảo như Sâm đất, hạt mào gà trắng, đinh lăng, bạch quả,.. Những loại thảo dược này khi phối hợp với nhau có thể giúp tăng cường chức năng của não bộ. Từ đó cải thiện được các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.

nhung-thao-duoc-giup-ho-tro-giam-chong-mat-dau-dau.webp

Những thảo dược giúp hỗ trợ giảm chóng mặt, đau đầu

Stugeron có thể giúp bạn giảm được các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, đau nửa đầu hiệu quả. Tuy vậy, thuốc được khuyến cáo không nên lạm dụng và chỉ dùng khi thực sự cần thiết.

Trên đây là thông tin tham khảo về thuốc Stugeron. Nếu còn thắc mắc bất kỳ vấn đề gì liên quan đến tình trạng chóng mặt, buồn nôn, đau đầu,… vui lòng để lại câu hỏi, đội ngũ dược sĩ sẽ hỗ trợ giải đáp chi tiết cho bạn.

Tham khảo

https://www.medicines.org.uk/emc/product/1529/pil

https://www.nhs.uk/medicines/cinnarizine/

https://www.mims.com/malaysia/drug/info/stugeron?type=full

 

Bình luận