Hà Nội: xuất hiện nhiều ổ thủy đậu, có nguy cơ bùng phát dịch
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội, từ đầu năm tới nay, Hà Nội đã ghi nhận 555 ca mắc thủy đậu, tăng mạnh khi so sánh với cùng kỳ năm 2022.
Tình hình dịch thủy đậu tại Hà Nội
Khoảng thời gian cuối xuân đầu hè, thời tiết ẩm ướt dần chuyển sang nóng là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh thủy đậu phát tán và lây lan. Từ đầu năm 2023 đến nay, số ca bệnh thủy đậu tại Hà Nội đã lên tới 555 ca, trong đó chủ yếu là nhóm tuổi mầm non (36,5%) và tiểu học (38%).
Bệnh nhân thủy đậu ghi nhận tại 18/30 quận huyện của Hà Nội, trong đó huyện Chương Mỹ đang có diễn biến tăng mạnh với 237 ca, tiếp đến là Mê Linh (với 69 ca), Ba Vì (60 ca mắc bệnh), Nam Từ Liêm (56 ca mắc bệnh), Mỹ Đức (42 ca bệnh). Số ca mắc thủy đậu được dự báo là có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Trong 2 tuần gần đây, tại Khoa bệnh nghề nghiệp - bệnh viện Thanh Nhàn đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân mắc thủy đậu, hầu hết là người lớn. Như vậy kể cả người lớn và trẻ em nếu chưa được tiêm phòng hoặc chưa từng bị thủy đậu bao giờ đều cần hết sức thận trọng trong giai đoạn dịch bệnh đang hoành hành như hiện nay.
Thầy cô giáo tại một trường mầm non huyện Chương Mỹ thực hiện vệ sinh, khử khuẩn lớp học
Phòng ngừa thủy đậu lây lan
Trên cả nước, trong 2 tháng đầu năm 2023, cả nước ghi nhận gần 3200 ca mắc thủy đậu, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2022.
Thủy đậu là bệnh lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp với tỷ lệ lây nhiễm lên tới 90%. Bệnh tuy lành tính nhưng các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, mỏi mệt, các mụn nước mất thẩm mỹ ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Một số biến chứng thủy đậu nguy hiểm mà người bệnh có thể gặp phải bao gồm: viêm phổi, viêm não, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm thận, viêm cầu thận, bội nhiễm… Người đã từng mắc thủy đậu có nhiều nguy cơ mắc zona sau đó. Phụ nữ mang thai nhiễm thủy đậu rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, có thể gây dị tật hoặc sảy thai.
Do vậy, để chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu, Bộ Y tế khuyến cáo:
- Mọi người, đặc biệt là đối tượng trẻ em từ 12 tháng tuổi và phụ nữ có ý định mang thai nên tiêm phòng vacxin thủy đậu đầy đủ.
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh thủy đậu để tránh lây nhiễm.
- Vệ sinh nơi ở sạch sẽ bằng các chất sát khuẩn, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng đồ dùng sinh hoạt riêng.
Bên cạnh đó, giải pháp hiện nay được nhiều bậc cha mẹ lựa chọn là cho con uống cốm thảo dược có thành phần từ cao lá neem, cao bạch chỉ, cao nhọ nồi, cao lá xoài, cao tạo giác thích… để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm các triệu chứng và nguy cơ mắc các biểu hiện do virus trước mùa dịch bệnh thủy đậu đang hoành hành.
Khi phát hiện trẻ có triệu chứng sốt, phát ban đỏ, nổi mụn nước, cần cách ly trẻ để điều trị kịp thời, tránh làm lây lan bệnh thủy đậu trên diện rộng.
Điều trị thủy đậu như thế nào?
Ban đầu, người bệnh thường có triệu chứng sốt, mệt mỏi, sau 1-2 ngày các nốt phát ban bắt đầu biểu hiện trên da. Thời gian từ 2-3 ngày sau đó, các nốt ban phát triển thành bọng nước, gây ngứa, khó chịu. Nếu điều trị đúng cách và vệ sinh sạch sẽ, bệnh có thể cải thiện sau 5-7 ngày.
Thuốc điều trị thủy đậu
Giống như các bệnh do virus khác, chưa có thuốc đặc trị cho bệnh thủy đậu. Nguyên tắc điều trị là cải thiện triệu chứng sốt, ngứa, vệ sinh vết mụn nước bằng dung dịch hoặc gel bôi kháng khuẩn kết hợp với tăng cường sức đề kháng. Người bệnh thủy đậu thường được điều trị bằng thuốc giảm đau, thuốc kháng virus, các vitamin nhóm B, C,… Ngoài ra, người bệnh được uống thuốc hạ sốt paracetamol, thuốc chống ngứa bằng các thuốc kháng histamin… Một số trường hợp nhất định, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống virus, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Với các nốt mụn nước thủy đậu, bác sĩ có thể cho bệnh nhân bôi thuốc tím để kháng viêm. Khi mụn nước vỡ, người bệnh có thể bôi xanh methylen lên những vết tổn thương để sát trùng.
Xanh methylen chỉ nên dùng sau khi các nốt mụn đã vỡ
Tuy nhiên, các thuốc này dây bẩn ra quần áo ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Hơn nữa, xanh methylen dễ gây kích ứng da, không tác động vào nguyên nhân cơ bản của bệnh là hệ miễn dịch suy yếu. Do vậy, bệnh lâu khỏi và có nguy cơ để lại sẹo sâu.
Nếu các mụn nước thủy đậu có dấu hiệu bội nhiễm, sưng mủ thì sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh phù hợp.
Cải thiện bệnh thủy đậu không để lại sẹo nhờ gel bôi thảo dược
Để cải thiện bệnh thủy đậu nhanh chóng, ngoài áp dụng các phương pháp như trên thì người bệnh cần có thêm biện pháp hiệu quả giúp ổn định bệnh bền vững và an toàn cho da. Trong đó, sử dụng kem bôi thảo dược giúp nhanh lành tổn thương do thủy đậu, không để lại sẹo là xu hướng được nhiều người lựa chọn hơn cả.
Hiện nay, gel bôi thảo dược được nhiều chuyên gia khuyên dùng để điều trị thủy đậu tại nhà. Với thành phần chính là nano bạc và các thảo dược quý như: neem (hay còn gọi là xoan Ấn Độ, sầu đâu), chitosan, kẽm salicylate, gel bôi này có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm. Vì thế, giúp làm dịu da, giảm đau ngứa nhanh chóng mà không gây kích ứng da, dùng được cho trẻ nhỏ kể cả trẻ sơ sinh. Gel bôi còn ngăn ngừa nguy cơ các nốt thủy đậu để lại sẹo thâm khi khỏi.
Nano bạc giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa khi bị thủy đậu
Về chế độ dinh dưỡng, người mắc bệnh thủy đậu cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Nên ăn thức ăn mềm để tránh tổn thương vết loét trong niêm mạc miệng và họng. Cần uống đủ nước và bổ sinh vitamin từ hoa quả. Đồng thời sử dụng các sản phẩm tăng cường sức đề kháng từ thảo dược.
Dịch bệnh thủy đậu thời điểm hiện tại đang bùng phát mạnh mẽ, chính vì vậy mỗi người cần nâng cao ý thức phòng ngừa cho bản thân và gia đình theo những lời khuyên ở trên. Đặc biệt, việc kết hợp sử dụng sản phẩm cốm thảo dược và gel bôi thảo dược sẽ giúp phòng ngừa và cải thiện tốt các triệu chứng thủy đậu, ngăn ngừa sẹo nếu chẳng may bạn hoặc người thân trong gia đình bị bệnh.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh thủy đậu, bạn hãy bình luận bên dưới để được giải đáp tận tình và chi tiết nhất!
Bình luận