Thủy đậu là bệnh có nguyên nhân do virus Varicella và thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi. Tuy nhiên người lớn cũng có thể bị thủy đậu. Vậy dấu hiệu thủy đậu ở người lớn là gì? Cách điều trị ra sao? Mọi câu hỏi về bệnh thủy đậu ở người lớn sẽ được giải đáp cụ thể, chi tiết ngay trong bài viết dưới đây!

Bệnh thủy đậu ở người lớn có những dấu hiệu gì?

Dấu hiệu thủy đậu ở người lớn thay đổi theo 4 giai đoạn: Ủ bệnh, phát bệnh, toàn phát, phục hồi.

Dấu hiệu thủy đậu ở người lớn trong giai đoạn ủ bệnh

Trong giai đoạn này gần như người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào khác thường. Giai đoạn ủ bệnh có thể kéo dài từ 7 tới 21 ngày nên rất khó để tự nhận biết dấu hiệu thủy đậu ở người lớn trong lúc này.

Dấu hiệu thủy đậu ở người lớn trong giai đoạn phát bệnh

Giai đoạn phát bệnh kéo dài khoảng 2 ngày trước khi người bệnh có dấu hiệu phát ban. Dấu hiệu bị thủy đậu ở người lớn trong giai đoạn phát bệnh bao gồm:

  • Sốt từ 37.8-39.4 độ C, thời gian kéo dài từ 3-5 ngày.
  • Mệt mỏi, đau nhức khắp cơ thể, nhất là các cơ bắp và vùng đầu.
  • Ăn uống kém ngon, khó tiêu hóa.

Các dấu hiệu thủy đậu ở người lớn ban đầu rất dễ nhầm với một số bệnh lý thông thường như cảm cúm, cảm lạnh. Mọi người chỉ có thể phân biệt khi phát ban xuất hiện và có những đặc điểm nhận biết riêng biệt.

Dấu hiệu thủy đậu ở người lớn trong giai đoạn toàn phát

Phát ban, nổi mụn nước là dấu hiệu đặc trưng của thủy đậu trong giai đoạn này. Các nốt ban do thủy đậu sẽ có đặc điểm như sau:

  • Vị trí phát ban: Xuất hiện trên mặt, ngực hoặc lưng đầu tiên. Sau đó nhanh chóng lan rộng ra các vùng khác trên toàn cơ thể.
  • Thời gian phát ban: Xuất hiện thành từng đợt, liên tục trong 2-4 ngày.
  • Đặc điểm của phát ban: Ban thủy đậu có kích thước nhỏ từ 5-10mm dạng sẩn nhẹ, hình tròn hoặc bầu dục và có viền đỏ xung quanh. Sau vài giờ tới vài ngày sẽ tiến triển thành mụn nước.
  • Đặc điểm mụn nước: Có dịch bên trong mụn. Dịch sẽ chuyển màu từ trong sang đục dễ vỡ và đóng vảy, sau đó có thể để lại sẹo lõm trên da.

Hinh-anh-benh-thuy-dau-o-nguoi-lon-voi-nhung-ban-do-mun-nuoc-va-len-vay.jpg

Hình ảnh bệnh thủy đậu ở người lớn với những ban đỏ, mụn nước và lên vảy

>>> XEM THÊM: Bệnh thủy đậu lây qua những đường nào? 

Dấu hiệu thủy đậu ở người lớn trong giai đoạn hồi phục

Sau khoảng 7-14 ngày, cơ thể sẽ dừng nổi ban và các vùng da bị tổn thương dần đóng vảy, tạo thành những vết lõm dưới da có màu sẫm hơn bình thường. Các vết lõm do thủy đậu có thể để lại sẹo nếu chăm sóc không đúng cách.

Các biến chứng có thể gặp của bệnh thủy đậu ở người lớn

Ngoài đặc điểm nổi ban dày hơn, các dấu hiệu của thủy đậu ở người lớn còn lại không nặng như ở trẻ em. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng cách, bệnh thủy đậu ở người lớn có thể tiến triển gây ra một số biến chứng như: 

  • Nhiễm trùng da do khuẩn tụ cầu vàng: Nhiễm khuẩn này khiến da của người bị thủy đậu có dấu hiệu lở loét, sưng tấy, dịch mủ màu vàng đục.
  • Nhiễm trùng phổi: Đây là biến chứng nghiêm trọng và gây tử vong cao của các bệnh nhân bị thủy đậu nặng. Người bị nhiễm trùng phổi sẽ có dấu hiệu sốt cao liên tục trên 40 độ trong 3-4 ngày, đau tức ngực, khó thở, ho nhiều và ho ra máu.
  • Rối loạn thần kinh, ảnh hưởng tới chức năng của não: Người bệnh thủy đậu sẽ có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, khả năng cân bằng kém, đi lại khó khăn và suy giảm chức năng ngôn ngữ. Đây là một tình trạng hiếm gặp nhưng để lại ảnh hưởng lâu dài sau khi người bệnh hết thủy đậu. Ngoài ra, nếu có hiện tượng sợ ánh sáng, đau đầu, cứng cổ, nhất là vào ban đêm, người bệnh có thể bị biến chứng viêm màng não.
  • Hội chứng reye gây sưng não và gan: Đây là tình trạng thường xảy ra ở những trẻ sử dụng aspirin để điều trị thủy đậu. Người lớn cũng bị nghi ngờ mắc reye khi liên tục buồn nôn, thở gấp, li bì và khi siêu âm phát hiện thể tích gan to bất thường.

Benh-thuy-dau-o-nguoi-lon-co-the-dan-toi-bien-chung-nang-ne-neu-khong-duoc-dieu-tri-kip-thoi.jpg

Bệnh thủy đậu ở người lớn có thể dẫn tới biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời

>>> XEM THÊM: Tiêm vắc-xin phòng thủy đậu, giảm nguy cơ mắc zona

Cách điều trị thủy đậu tại nhà 

Bệnh thủy đậu vẫn chưa có thuốc đặc trị. Nguyên tắc trong điều trị thủy đậu là: Tập trung điều trị triệu chứng đúng cách giúp bệnh nhanh khỏi và giảm biến chứng.

Các loại thuốc điều trị thủy đậu và một số điều cần chú ý

Một số loại thuốc có thể dùng để điều trị thủy đậu ở người lớn tại nhà. Trong khi số khác chỉ được dùng dưới sự theo dõi của bác sĩ.

  • Thuốc hạ sốt: Khi bị sốt người bệnh thủy đậu có thể dùng paracetamol có sẵn ở nhà hoặc ra hiệu thuốc mua để hạ sốt. Và tuyệt đối không dùng aspirin vì đây là thuốc gián tiếp gây hội chứng reye ở trẻ em và một số đối tượng nhạy cảm, sức khỏe yếu.
  • Thuốc giảm ngứa: Các loại kem bôi hoặc thuốc kháng histamin. Tuy nhiên chỉ dùng histamin khi đọc kỹ chống chỉ định và lựa chọn loại Histamin H2 để giảm bớt tác dụng phụ với hệ thần kinh. Bạn nên tham khảo ý kiến dược sĩ trước khi quyết định sử dụng. 
  • Thuốc kháng virus bệnh thủy đậu: Đây là thuốc kê đơn chỉ sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ.

Hỗ trợ điều trị thủy đậu bằng chất kháng khuẩn, làm dịu da tự nhiên

Một số gel bôi có tác dụng giảm ngứa, kháng khuẩn và làm dịu da từ thành phần tự nhiên được ưu tiên lựa chọn trong quá trình điều trị thủy đậu phải kể đến là gel bôi chứa nano bạc do có tác dụng:

  • Kháng khuẩn: Nano bạc được đánh giá là chất có tính kháng khuẩn thuộc top đầu. Rất nhiều vi khuẩn gây nhiễm trùng, hoại tử da như khuẩn tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh,... bất hoạt với hàm lượng siêu nhỏ nano bạc (chỉ khoảng 1 mg/L).
  • Kháng virus: Nano bạc ức chế quá trình phát triển của một số virus như virus HIV- 1, virus viêm gan B, virus hợp bào hô hấp, virus herpes simplex, virus đậu mùa. Nano bạc có tính chất ổn định và có thể kéo dài hiệu quả kháng khuẩn, kháng virus của nó trong một thời gian dài mà không bị đề kháng.
  • Làm dịu da: Nano bạc giúp tế bào tổng hợp cấu trúc nền của da phát triển. Do đó, khi dùng thành phần nano bạc sẽ thấy vết thương co lại và liền nhanh hơn.

Có thể thấy, nano bạc sở hữu nhiều tính năng vượt trội cùng tính chất an toàn cao so với rất nhiều hoạt chất khác. Vì vậy nên nano bạc có mặt trong các loại gel hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh thủy đậu.

Nano-bac-co-tinh-chat-khang-khuan-khang-virus-thich-hop-dung-trong-benh-thuy-dau.jpg

Nano bạc có tính chất kháng khuẩn, kháng virus, thích hợp dùng trong bệnh thủy đậu

Chế độ chăm sóc phù hợp với người bị thủy đậu

Một số thói quen sinh hoạt hàng ngày dưới đây sẽ giúp người bị thủy đậu cảm thấy dễ chịu hơn:

  • Không gãi và tránh làm vỡ mụn nước khiến virus lây lan ra những vùng da khác. Các loại gel giảm ngứa, kháng khuẩn, làm dịu da sẽ giúp đỡ người bị thủy đậu rất nhiều.
  • Người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi, vải mềm và thấm hút tốt để đỡ bị đổ mồ hôi, ngứa ngáy nhiều hoặc gây vỡ mụn nước.
  • Chỉ nên tắm rửa nhẹ nhàng với nước ấm, không chà sát mạnh vào các vùng da bị phát ban, nổi mụn nước.

Thủy đậu ở người lớn kiêng gì? Thực tế, người bị thủy đậu không cần kiêng nước, kiêng gió như người nhầm tưởng. Chỉ cần chú ý dùng nước ấm và ở nơi thoáng mát là được. Tuy nhiên người bị thủy đậu sẽ cần kiêng một số thực phẩm như sau:

  • Các thực phẩm làm từ bơ và sữa như bánh ngọt, phô mai, kem, sữa tươi,... vì các món này khiến da đổ mồ hôi nhiều, tạo điều kiện cho virus phát triển trên bề mặt da.
  • Các thực phẩm cung cấp nhiều vitamin C như ổi, ớt chuông, chanh, đu đủ, cam,... gây đau đớn nặng thêm và khiến vết thương loét rộng.
  • Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, cay nóng, món mặn và đa số các loại hải sản có thể làm vết thương lâu lành hoặc khiến người bị thủy đậu ngứa ngáy.

Trên đây là các thông tin hữu ích về bệnh thủy đậu. Nếu bạn vẫn chưa xác định được mình có các dấu hiệu thủy đậu ở người lớn hay không, hoặc còn bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình điều trị, hãy liên lạc với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp. 

Dược sĩ Nhật Hạ

Nguồn tham khảo: 

https://www.nfid.org/infectious-diseases/why-vaccinate-adults-against-chickenpox/ 

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6264685/

Bình luận