Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có căn nguyên gây bệnh là virus Varicella-Zoster thuộc nhóm virus Herpes. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là mùa xuân có thời tiết nồm ẩm. Đặc trưng của bệnh thủy đậu là những nốt phát ban, mụn nước kèm theo sốt.

Đối với những người chưa từng bị thủy đậu, chưa tiêm vắc xin phòng bệnh, nguy cơ lây nhiễm sẽ cao hơn. Hầu hết các trường hợp nhiễm thủy đậu chỉ xảy ra 1 lần, trường hợp bị tái phát 2 lần trở lên khá hiếm gặp và ít được ghi nhận.

>>> XEM THÊM: Virus thủy đậu sống bao lâu trong không khí? Xem ngay để biết câu trả lời

herpes-zoster---can-nguyen-gay-ra-benh-thuy-dau.webp

Herpes Zoster – Căn nguyên gây ra bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu có lây không?

Nguyên nhân chính gây thủy đậu là virus Varicella-Zoster, đây là loại virus rất dễ lây lan qua đường hít thở hoặc tiếp xúc với người bệnh. Do đó, thủy đậu là bệnh rất dễ lây nhiễm, người bị thủy đậu là nguồn lây chính. Giai đoạn đầu và toàn phát (xuất hiện bọng nước) là thời điểm thủy đậu dễ lây lan.

Bệnh thủy đậu có thể dễ dàng lây lan qua 3 con đường chính:

  • Thông qua tiếp xúc trực tiếp với nốt phỏng người bệnh.
  • Qua đường hô hấp: Người bệnh hắt hơi, giọt bắn lan truyền trong không khí.
  • Tiếp xúc mầm bệnh từ đồ dùng sinh hoạt chung như quần áo, khăn tắm.

Đối tượng nguy cơ cao dễ bị mắc bệnh thủy đậu bao gồm:

  • Trẻ em từ 2 đến 7 tuổi.
  • Người bị suy giảm miễn dịch như ung thư, HIV/AIDS.

>>> XEM THÊM: Ngã ngửa vì 5 hiểu lầm nghiêm trọng về bệnh thủy đậu

Triệu chứng, dấu hiệu thủy đậu điển hình

Bệnh thủy đậu được chia thành 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những dấu hiệu điển hình riêng:

Thời kỳ ủ bệnh

Có thể kéo dài từ 10 đến 21 ngày. Giai đoạn này người bệnh thường không có dấu hiệu, triệu chứng nào đáng kể.

Giai đoạn khởi phát

Người bệnh xuất hiện triệu chứng mệt mỏi và khó chịu kèm theo sốt (thường dưới 39 độ), có thể diễn ra từ 3 đến 5 ngày. Ngoài ra, người bệnh cũng bị nhức mỏi cơ, ăn uống không ngon kèm triệu chứng giống như cảm lạnh (hắt hơi, sổ mũi).

Thời kỳ toàn phát

Ở giai đoạn này, người bệnh vẫn có thể kèm theo các triệu chứng như sốt nhẹ và biếng ăn (trẻ em), hoặc sốt cao, đau cơ, nôn ói, đau đầu (người lớn). Tổn thương do thủy đậu bắt đầu xuất hiện ngoài da dưới dạng các nốt phát ban. Tuy nhiên, cũng có trường hợp tổn thương ở vùng niêm mạc hay âm đạo. 

Phát ban có hình dạng là các nốt mụn (nốt tổn thương da phẳng), sẩn (nốt tổn thương nổi trên bề mặt của da), sau đó tiến triển nhanh chóng thành phỏng. Các nốt phỏng hình tròn hay bầu dục, dễ vỡ, có kích thước nhỏ (khoảng 1 - 3mm), sau đấy phát triển thành các nốt to hơn (5 - 10mm) và có viền đỏ xung quanh. 

Ở đối tượng bị suy giảm miễn dịch xuất hiện nhiều nốt ban hơn, có thể xuất huyết dưới nốt phỏng. Thời gian lành bệnh của những đối tượng này kéo dài hơn, nguy cơ xuất hiện biến chứng cũng cao hơn so với người miễn dịch khỏe mạnh.

Thời kỳ lui bệnh

Nốt phỏng chứa dịch trong, sau đó trở nên đục, bị vỡ và đóng vảy tiết trong vòng 10 đến 14 ngày. Tổn thương sau khi lành có thể để lại sẹo lõm. Lưu ý trong giai đoạn này nên tránh các tác nhân có thể gây nhiễm trùng và hình thành sẹo. Người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thuốc trị sẹo, trị thâm trong quá trình phục hồi để không gây mất thẩm mỹ sau khi đã lành bệnh.

Tre-bi-thy-dau-cam-thay-met-moi-chan-an.webp

Trẻ bị thủy đậu cảm thấy mệt mỏi, chán ăn

Những biến chứng của bệnh thủy đậu không nên xem thường

Thủy đậu là bệnh lành tính, diễn biến trong vòng 2 đến 3 tuần và có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách, thủy đậu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Dưới đây là những biến chứng mà người bệnh nếu gặp phải cần liên hệ ngay với bác sĩ:

  • Cơ thể bị mất nước nghiêm trọng.
  • Gây nhiễm trùng da hoặc mô mềm: Do quá trình điều trị không đúng cách khiến người bệnh bị bội nhiễm tại nốt ban, chủ yếu do sự xâm nhập của tụ cầu vàng gây ra mủ.
  • Gây ra nhiễm trùng máu: Tiến triển từ bội nhiễm nếu không được điều trị đúng cách. Có thể gây ra các hậu quả nguy hiểm, làm tổn thương đến các cơ quan, mô của cơ thể như viêm màng não, suy thận cấp, gan sưng to, viêm cơ tim, xương khớp, nhiễm trùng phổi...

Những đối tượng có nguy cơ xuất hiện biến chứng của thủy đậu cao hơn như: Trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ mang thai, người có hệ miễn dịch kém (HIV/AIDS), người vừa thực hiện các cuộc phẫu thuật cấy ghép, người đang điều trị bằng thuốc ức chế, steroid lâu dài hoặc điều trị bằng hóa chất. Đối với phụ nữ mang thai, thủy đậu ở trẻ sơ sinh xuất hiện khi bà mẹ bị bệnh trong vòng 5 ngày trước khi sinh hoặc trong 2 ngày sau khi sinh. Trường hợp này tiên lượng rất nặng, tỷ lệ tử vong lên đến 30%.

Bệnh thủy đậu có thể tự điều trị tại nhà, nhưng nếu xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng sau, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ:

  • Bạn thuộc các nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng thủy đậu.
  • Sốt cao trên 39 độ C và liên tục kéo dài hơn 4 ngày.
  • Người bệnh có các triệu chứng như: Khó thở, đi lại khó khăn, ho dữ dội, cổ cứng, đau bụng nặng, thường xuyên bị nôn mửa.
  • Viêm màng não dẫn đến hôn mê.
  • Các nốt phỏng da có dấu hiệu của nhiễm trùng: Nốt phát ban đỏ, nóng, mềm, bị rỉ mủ (mủ sệt, đổi màu).
  • Xuất hiện phát ban xuất huyết: Nốt phát ban bị chảy máu, bầm tím.
nguoi-benh-thuy-dau-sot-cao-tren-39-do-C-va-keo-dai-hon-4-ngay-can-lien-he-ngay-cho-bac-si.webp
Nếu sốt cao trên 39 độ C và kéo dài hơn 4 ngày cần liên hệ ngay cho bác sĩ

Các biện pháp điều trị thủy đậu hiện nay

Thủy đậu hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nguyên tắc điều trị bệnh chủ yếu là hỗ trợ giảm triệu chứng cho người bệnh, bao gồm hạ sốt và chăm sóc nốt phỏng da. 

Sử dụng sản phẩm Tây Y để điều trị

Người bị thủy đậu thường sẽ được hướng dẫn điều trị bằng các loại thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống tùy trường hợp. Các thuốc điều trị nhằm mục đích giảm triệu chứng bệnh như sốt, ngứa và ngăn ngừa sẹo. Các loại thuốc được sử dụng gồm:

Kem bôi kháng virus

Người bệnh sẽ được bác sĩ/dược sĩ hướng dẫn sử dụng các loại kem bôi kháng viêm, kháng virus để điều trị các vết phát ban của thủy đậu. Những loại kem bôi thuộc nhóm này thường được sử dụng như:

  • Acyclovir: Đây là loại kem khá phổ biến, tuy nhiên lúc sử dụng có thể đem lại một số tác dụng phụ như nóng, nhói đau nhẹ ở vị trí tiếp xúc với kem.

  • Castellani: Có khả năng sát khuẩn, chống viêm, ngứa khá tốt. Tuy vậy vẫn có thể khiến người bệnh bị nổi dị ứng, mày đay, nóng rát khi sử dụng.

  • Xanh Methylen: Được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú. Tuy nhiên, Xanh Methylen có tính oxy hóa mạnh, vì vậy có thể gây các phản ứng khó chịu trên da. Ngoài ra, màu sắc của thuốc cũng có thể làm mất thẩm mỹ, bẩn quần áo.

  • Kem có thành phần nano bạc: Giúp kháng khuẩn, lành tính, giảm thiểu được các triệu chứng như phát ban, ngứa, mụn nổi và sẹo do thủy đậu hiệu quả. Đặc biệt, nano bạc đã được nghiên cứu và cho kết quả như sau: Chỉ cần 1 lượng nano bạc rất nhỏ khoảng 1mg/L đã có thể tiêu diệt được hầu hết vi khuẩn, virus gây bệnh. Vì vậy, sử dụng kem có thành phần nano bạc vừa an toàn vừa có thể dùng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ.

Thuốc điều trị triệu chứng khác

Ngoài các loại thuốc, kem bôi trực tiếp lên vết phát ban. Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng khó chịu như sốt, ngứa, dược sĩ/bác sĩ có thể hướng dẫn dùng thêm các loại thuốc khác. Những loại thuốc này sẽ giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu. Ví dụ như:

Thuốc hạ sốt: Thuốc paracetamol được sử dụng trong trường hợp người bệnh sốt cao trên 38.5 độ C.

Thuốc giảm ngứa: Được chỉ định khi người bệnh ngứa nhiều. Nhóm thuốc kháng Histamin như clorpheniramin, loratadin có thể được sử dụng.

Kem ngừa sẹo: Người bệnh cần sử dụng các loại kem ngừa sẹo khi điều trị thủy đậu để không gây mất thẩm mỹ da. Một số loại kem ngừa sẹo được khuyến khích sử dụng sau khi điều trị thủy đậu như mederma advanced, orlavi scargel, dermatix.

Chăm sóc trong quá trình điều trị thủy đậu

Trong quá trình chăm sóc cho trẻ bị thủy đậu tại nhà, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Tạm thời cho trẻ nghỉ học để cách ly, tránh lây cho các bạn khác.
  • Cho trẻ mặc đồ rộng rãi, thoáng mát, tránh tình trạng cọ xát làm vỡ nốt phỏng.
  • Cắt móng tay, móng chân cho trẻ để hạn chế tình trạng cào gãi gây tổn thương da.
  • Tắm rửa hàng ngày nhẹ nhàng cho trẻ, không chà sát mạnh làm nốt phỏng bị vỡ.

Ngoài ra, cần lưu ý thêm về chế độ ăn cho người bị thủy đậu. Cụ thể:

  • Thực phẩm nên kiêng: Những món ăn cay nóng, món chiên rán nhiều dầu mỡ động vật làm tăng tiết bã nhờn trên da, làm những nốt ban lâu lành lại và gây ra sẹo.
  • Thực phẩm nên dùng: Nên đưa các món mềm và dễ nuốt như cháo, soup, sữa chua vào các bữa ăn. Bên cạnh đó, chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả giúp cung cấp các vitamin và khoáng chất, từ đó giúp tổn thương mau lành lại.

Cách phòng tránh bệnh thủy đậu

Do vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh thủy đậu nên việc phòng tránh cần được ưu tiên hàng đầu. Dưới đây là các cách phòng tránh bệnh thủy đậu hiệu quả:

Tiêm phòng vacxin

Vacxin phòng thủy đậu là dạng vacxin sống giảm độc lực, có tính an toàn, hiệu quả cao. Vacxin được chỉ định cho các trường hợp trẻ em từ 1 đến 12 tuổi và người lớn chưa có kháng thể với virus Herpes Zoster.

  • Đối với trẻ em từ 1 đến dưới 12 tuổi: Tiêm 1 liều vacxin.
  • Đối với người lớn: Tiêm 2 liều vacxin.

>>> XEM THÊM: Tiêm vắc-xin phòng thủy đậu, giảm nguy cơ mắc zona

tiem-vacxin-phong-ngua-benh-thuy-dau.webp
Tiêm vacxin phòng ngừa bệnh thủy đậu

Huyết thanh kháng thủy đậu

Huyết thanh kháng thủy đậu (VZIG) được chỉ định cho trường hợp nguy cơ biến chứng cao do thủy đậu trong vòng 72 giờ tiếp xúc với nguồn bệnh.

Dự phòng không đặc hiệu

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày, tránh tiếp xúc với người bệnh thủy đậu là phương pháp không đặc hiệu nhưng hiệu quả để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Một số câu hỏi thường gặp

Nhiều phụ huynh, người bệnh vẫn còn thắc mắc về một số vấn đề liên quan đến bệnh thủy đậu. Dưới đây là một số câu hỏi thắc mắc thường gặp:

Bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi?

Thủy đậu có thời gian khỏi bệnh thông thường từ 2 đến 3 tuần. Tuy nhiên, ở những đối tượng bị suy giảm miễn dịch, thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn.

Có nên tắm khi bị thủy đậu không?

Khi bị thủy đậu không cần thiết phải kiêng nước hoặc kiêng gió. Việc tắm rửa hàng ngày giúp loại bỏ tế bào da chết, mồ hôi bài tiết ra và các vi khuẩn tồn tại trên bề mặt da. Không tắm rửa trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ bội nhiễm các nốt phỏng.

Bệnh thủy đậu có tái lại không? 

Sau khi khỏi bệnh thủy đậu, cơ thể sẽ có miễn dịch đặc hiệu để chống lại bệnh. Tuy nhiên khoảng 10% trường hợp có thể bị tái nhiễm thủy đậu dù đã có sẵn miễn dịch. Vì vậy bạn cần chú ý vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc với mầm bệnh để hạn chế nguy cơ mắc bệnh thủy đậu.

Trên đây là những điều cần biết về căn bệnh thủy đậu. Nếu bạn còn có những thắc mắc khác liên quan đến bệnh thủy đậu, hãy liên hệ ngay đến số hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ.

Link tham khảo:

Dược sĩ Nhật Hạ

SB Gel (2).webpSB com (1).webp

Bình luận