Đường huyết tăng cao khiến người bệnh phải đối mặt với các biến chứng khó lường trên tim, mắt, thận, thần kinh. Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường là một biến chứng thường gặp và chiếm 20% lý do phải nhập viện, 16% tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng. Mặc dù vậy, đây là một trong số ít biến chứng tiểu đường có thể phòng tránh được hoàn toàn. Việc điều trị cũng dễ dàng hơn khi người bệnh phát hiện sớm nhiễm trùng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được các lợi ích quan trọng đó.

 

Nhiễm trùng bàn chân biến chứng nguy hiểm đối với người tiểu đường

Nhiễm trùng bàn chân biến chứng nguy hiểm đối với người tiểu đường

Biểu hiện biến chứng nhiễm trùng bàn chân?

Nhiễm trùng bàn chân do tiểu đường xảy ra khi đường máu tăng cao, người bệnh bị các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở (vết xước, phồng rộp, mụn) cũng dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Chủ yếu ở các vấn đề:

  • Bệnh thần kinh đái tháo đường: Biểu hiện thường gặp da khô, dễ dàng bong tróc, nứt nẻ,... Trường hợp nặng hơn, người mất cảm giác chân, bàn chân dẫn đến không phát hiện ra các vết xước, phồng rộp trên chân,... dẫn đến thúc đẩy nhiễm trùng bàn chân tiểu đường.
  • Bệnh mạch máu ngoại biên: Đường máu cao thường kèm theo các vấn đề về rối loạn chuyển hóa máu. Dẫn đến các biến chứng về tim và mạch máu như xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ. Mạch máu bị tắc hẹp do mảng xơ vữa sẽ làm chậm quá trình chữa tự chữa lành vết thương dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn.
  • Rối loạn hoạt động miễn dịch: Đường máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ảnh hưởng quá trình vận chuyển bạch cầu đến các vị trí viêm nhiễm trong cơ thể. Điều này kéo dài khiến người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng bàn chân.

Đường huyết cao giúp vi khuẩn phát triển dễ dàng và gây nhiễm trùng

Đường huyết cao giúp vi khuẩn phát triển dễ dàng và gây nhiễm trùng

Các yếu tố gây nhiễm trùng bàn chân

Người tiểu đường sẽ dễ bị nhiễm trùng bàn chân khi có các yếu tố sau:

  • Thời tiết lạnh làm tăng khô ngứa da.
  • Không lau khô chân sau khi tắm hoặc ngâm chân. Các vị trí kẽ ngón chân thường ẩm ướt và là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, vi nấm phát triển.
  • Không đi tất, giày hoặc mang giày không thoải mái. Điều này làm gia tăng các chấn thương ở chân cho người tiểu đường.
  • Sử dụng rượu, bia, thuốc lá gây ức chế lưu thông máu đến chân.
  • Cắt tỉa móng chân không đúng cách, tạo vết thương hở.

Triệu chứng của nhiễm trùng bàn chân ở người tiểu đường

Khi vết thương bị nhiễm trùng, khu vực xung quanh vết thương sẽ có các biểu hiện sưng, đau, tấy, đỏ khiến vết thương sâu và nặng hơn. Nhiều trường hợp người tiểu đường có thể thấy các mô đen (hoại tử khô) xung quanh vết loét do máu không lưu thông đầy đến được khu vực bị tổn thương. Người bệnh sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng khác như:

  • Sốt, ớn lạnh và đổ mồ hôi.
  • Nghẹt mũi, cứng cổ, khó nuốt.
  • Xuất hiện thêm các ổ nhiễm trùng mới.

Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường dù ở mức độ nặng hay nhẹ đều cần được điều trị và chăm sóc ở bệnh viện. Việc đưa người bệnh đi điều trị sớm sẽ làm rút ngắn thời gian hồi phục, giúp vết thương mau lành, giảm thiểu nguy cơ đoạn chi.

Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường cần được điều trị tại bệnh viện

Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường cần được điều trị tại bệnh viện

Ngăn ngừa nhiễm trùng bàn chân tiểu đường?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng bàn chân tiểu đường là kiểm tra bàn chân thường xuyên. Bạn nên xem đây như một thói quen hàng ngày, đặc biệt là sau khi có dấu hiệu của biến chứng thần kinh tiểu đường (tê bì tay chân, nóng rát lòng bàn chân, ngón chân, khô ngứa da…).

Khi phát hiện bất kỳ vết thương hở trên chân, dù chỉ là các vết xước nhỏ, bạn cần chăm sóc cẩn thận để tránh nguy cơ nhiễm trùng. 

Thường xuyên kiểm tra và chăm sóc bàn chân hàng ngày

Thường xuyên kiểm tra và chăm sóc bàn chân hàng ngày

Đầu tiên, bạn sát khuẩn vết thương bằng cồn 70 độ, oxi già hoặc povidine iod. Có thể sử dụng băng gạc nếu vết thương lớn hoặc chảy máu nhiều. Các lần sau đó, bạn chỉ cần thay băng hoặc rửa lại bằng nước muối sinh lý. Không nên lạm dụng nhiều chất sát khuẩn vì nó có thể làm tổn thương mô hạt, khiến vết thương lâu lành.

HIện nay, xu hướng sử dụng thảo dược được nhiều bệnh nhân và cả chuyên gia đánh giá cao. Trong đó các thảo dược điển hình như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn được coi là “khắc tinh” của đái tháo đường. 

Đặc biệt nhất, bốn thảo trên khi sử dụng kiên trì còn giúp người bệnh phòng ngừa sớm và cải thiện hiệu quả các biến chứng trên tim, mắt, thận, mạch máu thần kinh do đái tháo đường. Từ đó giúp người tiểu đường có thể sống lâu, sống khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ.

 Tứ quý thảo dược dành cho người tiểu đường

Tứ quý thảo dược dành cho người tiểu đường

Chắc hẳn các thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi “Biến chứng nhiễm trùng bàn chân ở người tiểu đường” và biết cách phòng ngừa các biến chứng của căn bệnh này. Nếu vẫn còn băn khoăn về bệnh tiểu đường, đừng ngần ngại hãy để lại thắc mắc dưới phần bình luận để được các chuyên gia tư vấn chuyên sâu nhé!

box HTĐ web dược phẩm Á Âu.png

 

Bình luận