[Giải đáp] Làm sao giảm đau do sỏi mật hiệu quả tại nhà
Các cơn đau quặn ruột, quặn gan phía hạ sườn phải là triệu chứng nhận biết bệnh sỏi mật. Thế nhưng dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn với đau dạ dày và nhiều bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ bị sỏi mật đau ở đâu, đau thế nào và biết cách làm giảm cơn đau sỏi mật hiệu quả
Diễn biến các cơn đau do sỏi mật
Cơn đau sỏi mật có thể chỉ âm ỉ, hơi khó chịu ở vùng hạ sườn phải kèm đầy trướng, khó tiêu nhưng cũng có khi đau dữ dội, quặn mật quặn gan khiến người bệnh phải ôm bụng, nằm lăn lộn trên giường không dám thở mạnh.
Trong các cơn đau dữ dội, người bệnh thường có thêm các biểu hiện khác như sốt cao (38-39 độ C), vã mồ hôi, ớn lạnh hay cảm giác nôn, buồn nôn, ngứa da…
Mức độ đau thường phụ thuộc vào việc sỏi mật nằm ở đâu. Thông thường, sỏi đường mật trong gan sẽ gây cơn đau trầm trọng hơn khi bị sỏi túi mật. Do đường mật trong gan nhỏ nên dù sỏi chỉ vài mm đã gây các cơn đau quặn mật kèm biểu hiện bán tắc mật (vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng, phân bạc màu…).
Thời điểm xuất hiện dấu hiệu đau sỏi mật đa phần là sau bữa ăn nhiều chất béo, ăn quá no hoặc vào ban đêm. Cơn đau có thể kéo dài vài phút nhưng cũng có khi là vài tiếng với mức độ tăng dần khiến người bệnh phải nhập viện cấp cứu.
Đau sỏi mật thường xuất hiện ở vùng hạ sườn phải
Đau sỏi mật có nguy hiểm không?
Đau sỏi mật có nguy hiểm vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng như:
- Sỏi kẹt cổ túi mật: Thường gây ra cơn đau quặn mật.
- Viêm túi mật: Cơn đau diễn ra dữ dội, sau đó lan dần về vai, lưng, đau hơn khi bị chạm/ấn vào bụng. Thường kèm theo các dấu hiệu khác như đổ mồ hôi, sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, chướng bụng, buồn nôn hoặc nôn, mệt mỏi.
- Viêm đường mật: Đau ở vùng bụng tương tự các biến chứng khác nhưng thường kèm theo sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, vàng da. Nghiêm trọng hơn có thể bị hạ huyết áp, lú lẫn.
- Viêm tụy cấp: Cơn đau tương tự với viêm túi mật, chỉ khác là bụng lúc ấn vào mềm hơn. Cơn đau sẽ dữ dội hơn sau khi ăn, có cảm giác nôn, buồn nôn.
Vậy khi bị đau sỏi mật nên làm gì, đau sỏi mật uống thuốc gì, những hướng dẫn ngay sau đây sẽ là câu trả lời cho bạn.
Đau sỏi mật có thể là dấu hiệu của biến chứng viêm đường mật
Các cách giảm đau sỏi mật
Cách giảm đau sỏi mật sẽ phụ thuộc vào mức độ và tần suất cơn đau xuất hiện. Nếu hiện tượng đau sỏi mật xảy ra với mức độ nghiêm trọng, kéo dài trong nhiều giờ không đỡ, xuất hiện thêm triệu chứng nôn sốt, vàng da, vàng mắt... thì bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, tránh rủi ro cho sức khỏe.
Trường hợp cơn đau bụng mật chỉ âm ỉ và thỉnh thoảng mới xảy ra, bạn có thể cân đối lại chế độ ăn hàng ngày theo hướng giảm chất béo, tăng chất xơ, tránh ăn quá no trong một bữa và áp dụng ngay các cách giảm đau sỏi mật dưới đây.
Uống thuốc giảm đau sỏi mật
Người bệnh khi bị đau sỏi mật có thể sử dụng thuốc giảm đau như Paracetamol hoặc các thuốc giãn cơ trơn như alverin, atropin (nếu bác sĩ chỉ định trước đó). Đây là các thuốc có tác dụng giảm đau sỏi mật khá nhanh. Tuy nhiên khi thuốc hết tác dụng, cơn đau vẫn có thể quay trở lại.
Sử dụng thảo dược giúp bào mòn sỏi
Để làm giảm cơn đau sỏi mật lâu dài, người bệnh nên kết hợp thêm các loại thảo dược giúp làm tan sỏi. Bởi sự xuất hiện của sỏi mới chính là nguyên nhân gây ra các cơn đau này. Nếu không tìm được giải pháp làm tan sỏi thì cơn đau vẫn có thể tái phát bất kỳ lúc nào.
Nổi bật nhất phải kể đến bài thuốc 8 thảo dược bao gồm Uất kim, Nhân trần, Chi tử, Sài hộ, Diệp hạ châu, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Chỉ xác. Bài thuốc này đã được chứng minh về hiệu quả hỗ trợ chữa sỏi mật qua nhiều nghiên cứu và kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện.
Cụ thể, sự kết hợp của 8 thảo dược quý giúp giảm đau bụng mật chỉ sau 2-4 tuần và giúp bào mòn sỏi dần dần, từ đó hỗ trợ cắt cơn đau sỏi mật hoàn toàn, giảm nguy cơ phải mổ và ngăn sỏi mật tái phát.
Bài thuốc 8 thảo dược quý được nghiên cứu hiệu quả giúp làm tan sỏi, cắt cơn đau sỏi mật lâu dài
Chườm ấm cho vùng bụng
Bạn có thể sử dụng túi giữ nhiệt, chai nước ấm hoặc khăn thấm nước ấm để chườm tại điểm đau sỏi túi mật từ 20 – 30 phút. Đặt trực tiếp lên vùng đau, lăn đều kết hợp với xoa nhẹ nhàng. Nếu túi giữ nhiệt hoặc chai nước quá nóng, hãy sử dụng thêm khăn hoặc vải mềm để vùng da bụng không bị bỏng.
Nhiệt độ từ túi giữ nhiệt hoặc chai nước ấm sẽ làm giảm co thắt túi mật, ống mật, từ đó làm dịu và giảm cơn đau bụng mật.
Chườm nóng là cách giảm đau sỏi túi mật tạm thời hiệu quả
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được toàn bộ về “làm sao giảm đau do sỏi mật hiểu quả tại nhà”. Nếu vẫn còn băn khoăn về bệnh sỏi mật, đừng ngần ngại hãy để lại thắc mắc dưới phần bình luận để được các chuyên gia tư vấn chuyên sâu nhé!
Bình luận