Đa số người bệnh tiểu đường có tâm lý lo ngại việc phải uống thuốc suốt đời sẽ gây tác dụng phụ. Thêm nữa, chế độ dùng thuốc phức tạp và chi phí điều trị cao cũng là các nguyên nhân khiến nhiều người muốn bỏ thuốc. Vậy thật ra bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không? Đón đọc bài viết dưới đây để biết chính xác câu trả lời.

Uống thuốc suốt đời là điều không thể tránh khi bị tiểu đường

Theo GS Thái Hồng Quang, phó chủ tịch Hội Nội tiết & Đái tháo đường Việt Nam, sử dụng thuốc là điều không thể tránh khỏi đối với người bệnh tiểu đường. Cùng với một lối sống lành mạnh, việc dùng thêm các thuốc điều trị tây y sẽ giúp người bệnh kiểm soát đường huyết và các yếu tố nguy cơ gây biến chứng tiểu đường.

Nhiều người tiểu đường nghĩ rằng, khi đường huyết không tăng và ổn định, hoặc khi thấy các triệu chứng như tiểu nhiều, khô miệng, khát nước,… thuyên giảm thì có thể ngừng uống thuốc. Điều này hoàn toàn không đúng, bởi tiểu đường là một bệnh mạn tính, việc bạn ổn định được đường huyết chính là nhờ tác động của thuốc điều trị, kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện. Nếu ngưng thuốc, đường huyết sẽ tăng trở lại, đẩy nhanh các biến chứng trên thận, mắt, thần kinh…

Nhiều người sai lầm khi nghĩ rằng tiểu đường không nên uống thuốc suốt đời

Nhiều người sai lầm khi nghĩ rằng tiểu đường không nên uống thuốc suốt đời

Khi nào người tiểu đường có thể giảm liều hoặc tạm ngưng thuốc

Trong một số ít trường hợp, bác sĩ vẫn có thể cân nhắc giảm hoặc tạm ngưng thuốc tiểu đường.

Thời điểm có thể giảm liều thuốc tiểu đường?

Người bệnh tiểu đường sẽ được giảm liều thuốc trong hai trường hợp sau:

  • Có biểu hiện hạ đường huyết quá mức: Khi bệnh nhân sử dụng thuốc tiểu đường và có các dấu hiệu của hạ đường huyết như mệt mỏi, vã mồ hôi, run tay chân, hoa mắt, chóng mặt… bác sĩ sẽ giảm liều thuốc xuống. Tình trạng này thường gặp ở người tiểu đường mới mắc, bởi ban đầu bác sĩ cần dò liều để tìm ra đơn thuốc phù hợp nhất với bệnh nhân.
  • Đường huyết đã ổn định trong một thời gian dài: Mặc dù rất ít nhưng vẫn có trường hợp bệnh nhân được giảm liều do kiểm soát tốt trong thời gian dài và vẫn duy trì được mức đường huyết đó sau khi giảm liều. Hiện nay tại Việt Nam, tiêu chuẩn giảm liều khá nghiêm ngặt: Thường là HbA1c < 6.5%, đường huyết khi đói < 6 mmol/l, sau ăn 2h < 7.8 mmol/l trong ít nhất 6 tháng liên tục. Việc giảm liều hay tạm ngừng thuốc điều trị cũng được cân nhắc dựa trên tình trạng sức khỏe hiện tại (có mắc kèm bệnh lý khác không, nguy cơ biến chứng như thế nào...) và khả năng kiểm soát lối sống của người bệnh.

Thời điểm có thể tạm ngưng thuốc tiểu đường?

Nếu người bệnh đã ổn định được đường huyết trong thời gian dài (tiêu chuẩn tương tự như trong trường hợp giảm liều) và đang chỉ dùng một loại thuốc với liều dùng thấp, bác sĩ sẽ cân nhắc tạm ngưng thuốc điều trị.

Đường huyết ổn định là yếu tố quan trọng để giảm hoặc tạm ngưng uống thuốc tiểu đường

Đường huyết ổn định là yếu tố quan trọng để giảm hoặc tạm ngưng uống thuốc tiểu đường

Sau khi được giảm hoặc tạm ngưng thuốc tiểu đường, bạn cần quản lý chặt chẽ hơn chế độ ăn uống và tập luyện. Quan trọng nhất là bạn phải thường xuyên theo dõi mức đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn và HbA1c. Nếu các chỉ số đường huyết tăng trở lại hoặc kém ổn định, hãy đến gặp bác sĩ để được điều chỉnh thuốc thích hợp.

Bạn cũng cần hiểu rõ và chuẩn bị tâm lý rằng, việc ngưng sử dụng thuốc chỉ là tạm thời, đến một thời điểm nào đó, bạn sẽ phải quay trở lại dùng thuốc để kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng tiểu đường. 

Một số lưu ý khi dùng thuốc tiểu đường giúp người bệnh đạt hiệu quả cao, tránh tác dụng phụ

Để hạn chế những tác dụng không mong muốn do thuốc Tây gây ra, người tiểu đường cần chú ý những điều sau trong suốt quá trình sử dụng:

  • Không tự ý giảm liều, bỏ thuốc: Một số người tiểu đường khi thấy đường huyết hạ đã tự ý giảm, thậm chí là bỏ luôn dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Điều này sẽ làm đường huyết tăng cao trở lại, gây khó khăn trong việc điều trị.
  • Dùng thuốc đúng cách, đúng thời điểm: Thuốc tiểu đường thường quy định khắt khe về thời điểm uống. Ví dụ như các thuốc nhóm sulfonylurea (glibenclamid, gliclazid, glimepirid…) nên uống trước bữa ăn, còn metformin, acarbose ngay sau bữa ăn để hạn chế rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý không nên bẻ nhỏ viên thuốc đối với thuốc được bào chế đặc biệt (trên bao bì thuốc có các ký hiệu đặc biệt như MR, XR…). Bạn cũng không nên uống thuốc với nước hoa quả, sữa để thuốc được hấp thu tốt nhất.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Người tiểu đường nên kiểm tra sức khỏe hàng tháng, hoặc tối thiểu 3 tháng 1 lần để biết chắc chắn về tình trạng kiểm soát đường huyết của mình, đồng thời phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra. Bên cạnh chỉ số đường huyết.

Khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tốt đường huyết và điều chỉnh thuốc khi cần

Khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tốt đường huyết và điều chỉnh thuốc khi cần

Dùng thuốc là chỉ định điều trị bắt buộc đối với bệnh tiểu đường. Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc hay tránh nhờn thuốc do thời gian sử dụng kéo dài, người bệnh có thể kết hợp thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược.

Từ lâu, lá Xoài đã được biết đến như một bài thuốc cổ phương giúp người đái tháo đường Ấn Độ sống thọ nhất thế giới. Điều này xuất phát từ hai hoạt chất vàng 3beta-taraxerol và Mangiferin trong lá xoài được đánh giá cao về hiệu quả giảm và ổn định đường huyết, cao hơn hẳn các hoạt chất trong thảo dược trị đái tháo đường khác. Sự kết hợp giữa lá Xoài với các thảo dược như lá Neem, Quế chi, Hoàng bá, Mướp đắng rừng... cũng được chứng minh với công dụng kiểm soát toàn diện đường huyết, hỗ trợ giảm biến chứng tê bì chân tay, mờ mắt, tiểu đêm... do tăng đường huyết.

Ngày nay, với công nghệ sản xuất lượng tử hiện đại, các nhà khoa học đã tìm ra cách phối kết hợp các thảo dược và bào chế dưới dạng viên nén tiện dụng, nâng cao hiệu quả hỗ trợ điều trị cho người bệnh đái tháo đường.

thao-duoc-glutex.png

Sản phẩm thảo dược Glutex hỗ trợ cải thiện chỉ số đường huyết

Tin chắc rằng đến đây, bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không? Bạn cũng không cần quá lo lắng về những tác hại khi phải dùng thuốc suốt đời, bởi nếu kết hợp với lối sống khoa học, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt đường huyết, hạn chế tác dụng phụ và tăng liều khi dùng thuốc kéo dài.

Nếu còn băn khoăn khác, bạn vui lòng để lại câu hỏi dưới phần bình luận để được giải đáp chi tiết.

Bình luận