Levothyrox là gì? Có những loại nào?

Levothyrox là thuốc kê đơn và được phân vào nhóm thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Levothyrox có thành phần chính là Levothyroxine, được dùng để điều trị suy giáp. Đây là tình trạng khi tuyến giáp sản xuất quá ít hormone T3, T4. Thuốc được sản xuất bởi hàng dược phẩm Merck KGaA.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều thuốc chứa Levothyroxine mang đến tác dụng tương tự như Levothyrox như: Berlthyrox; Levosum; L-Thyroxin; Tamidan; Thyrostad; Napharthyrox; Seachirox;... Tuy nhiên, với biệt dược Levothyrox được bào chế dưới dạng viên nén, 1 hộp 3 vỉ x 10 viên. Với các dạng hàm lượng: 50mcg, 75mcg, 100mcg, 125mcg.

Levothyroxine trong Levothyrox là một loại hormone tuyến giáp tổng hợp có vai trò tương tự như hormone nội sinh T4 (thyroxin), giúp điều hòa mọi quá trình chuyển hóa của cơ thể. Từ đó, thuốc được sử dụng chủ yếu để điều trị suy giáp. Ngoài ra nó còn được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị bướu cổ đơn thuần (tuyến giáp mở rộng).
  • Dự phòng bướu cổ tái phát sau phẫu thuật.
  • Điều trị ung thư tuyến giáp hoặc dùng phối hợp với thuốc kháng giáp trong điều trị cường giáp.
  • Bên cạnh đó, thuốc Levothyrox còn được sử dụng trong các xét nghiệm ức chế hormone tuyến giáp.

levothyrox-la-thuoc-bo-sung-hormone-tuyen-giap.webp

Levothyrox là thuốc bổ sung hormone tuyến giáp

>>>XEM THÊM: Tất tần tật về suy giáp - Thông tin hữu ích bạn đừng bỏ qua!

Hướng dẫn sử dụng Levothyrox hiệu quả

Những thông tin sau đây về hướng dẫn sử dụng thuốc Levothyrox được tổng hợp từ nhà sản xuất. Vì vậy, chỉ mang tính chất tham khảo thêm. Để cải thiện bệnh suy giáp tốt nhất người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ.

Cách dùng và liều dùng của Levothyrox

Người bệnh nên uống thuốc trước bữa sáng từ 30 - 60 phút. Và nên uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Điều này sẽ hạn chế tình trạng quên liều và giúp nồng độ hormone được ổn định. Bên cạnh đó, người mắc cần uống thuốc với một ly nước đầy để tránh tình trạng viên thuốc tan nhanh gây tổn thương niêm mạc họng.

Các triệu chứng của suy giáp sẽ cải thiện sau 1-2 tuần sử dụng Levothyrox. Do vậy người bệnh không được ngừng uống thuốc khi chưa thấy các chuyển biến. 

Liều dùng sẽ được xác định dựa trên kết quả khám lâm sàng cụ thể. Liều sử dụng Levothyrox trong bảng tổng hợp dưới đây được khuyến cáo bởi Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế.

Bảng 1: Liều dùng khuyến cáo của Levothyrox

Mục tiêu điều trị

Liều dùng

Trẻ sơ sinh bị suy giáp

10 - 15mg/kg/ngày. Sử dụng trong 3 tháng đầu đời. Sau đó được điều chỉnh liều phù hợp.

Điều trị suy giáp cho người lớn

Khởi đầu 25 - 50mcg/ngày. Duy trì 100 - 200mcg/ngày.

Điều trị suy giáp cho trẻ em

12.5 - 50mcg/ngày

Bướu giáp đơn thuần

75 - 200mcg/ngày

Dự phòng tái phát bướu giáp sau phẫu thuật

75 - 200mcg/ngày

Điều trị ung thư giáp

150 - 300mcg/ngày

Phối hợp với thuốc kháng giáp trong điều trị cường giáp

50 - 100mcg/ngày

Chẩn đoán suy giáp (chỉ áp dụng loại Levothyrox 100mcg)

200mg/ngày. Sử dụng tuần 2 và 1 trước xét nghiệm.

Xử lý quên/quá liều Levothyrox

Nếu không may bị quên hay dùng quá liều thì người bệnh cần:

Quên liều: Uống thuốc càng sớm càng tốt, nhưng bỏ qua liều đã quên nếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo. Không nên dùng hai liều cùng một lúc.

Quá liều: Khi dùng quá liều Levothyrox người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng cường giáp như: Nhức đầu, chuột rút ở chân, run, lo lắng hoặc cáu kỉnh, đau ngực, khó thở và nhịp tim nhanh. Khi xuất hiện triệu chứng này, cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

nen-uong-levothyrox-truoc-khi-an-sang-khoang-30-60-phut.webp

Nên uống Levothyrox trước khi ăn sáng khoảng 30-60 phút

Tác dụng phụ của Levothyrox có thể gặp

Khi sử dụng Levothyrox điều trị suy giáp người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ. Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp phải những tác dụng này. Nhưng người bệnh nên theo dõi sức khỏe thường xuyên và chặt chẽ trong quá trình dùng thuốc. Những tác dụng phụ của Levthyrox có thể bao gồm như:

Dị ứng: Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng hiếm khi xảy ra ở người dùng Levothyrox. Tuy nhiên bạn cần nhanh chóng liên lạc với bác sĩ, cơ sở y tế nếu gặp một trong bất cứ dấu hiệu nào sau đây: Phát ban trên da (ngứa, đỏ, sưng, phồng rộp, bong tróc da), khó thở, khó nói, sưng miệng, môi, mặt, lưỡi,...

Tác dụng phụ nghiêm trọng - gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp một trong những phản ứng sau:

  • Nhịp tim không đều hoặc đập nhanh hơn.
  • Đau ngực; Cơn đau có thể lan đến hàm, vai.
  • Khó thở, sốt, bốc hỏa hoặc đổ mồ hôi.
  • Run, cảm thấy ớn lạnh bất thường.
  • Suy nhược, mệt mỏi, mất ngủ không rõ nguyên nhân.
  • Suy giảm trí nhớ, cáu kỉnh, chán nản.
  • Nhức đầu, đau nhức cơ hoặc bị chuột rút ở chân.
  • Tóc và da khô, kinh nguyệt không đều.
  • Thay đổi cân nặng bất thường, tiêu chảy, nôn mửa.

Tác dụng phụ thường gặp - những tác dụng phụ này có thể không nguy hiểm, thường biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu nó làm bạn khó chịu, hãy thông báo cho bác sĩ. Bao gồm:

  • Đau ngực nhẹ, nhịp tim không đều.
  • Khó thở, nhức đầu nhẹ.
  • Run, khó ngủ mức độ nhẹ.
  • Tăng khẩu vị, cảm thấy nóng, giảm cân.
  • Phát ban da, rụng tóc ít.

neu-gap-phan-ung-di-ung-voi-levothyrox-can-lien-he-ngay-voi-bac-si.webp

Nếu gặp phản ứng dị ứng với Levothyrox cần liên hệ ngay với bác sĩ

Lưu ý khi dùng Levothyrox điều trị suy giáp

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng Levothyrox điều trị suy giáp mà người bệnh cần chú ý:

Đối tượng nên thận trọng khi dùng Levothyrox

Theo cảnh báo của FDA (​​Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA): Không được sử dụng Levothyrox để giảm cân. Bởi nó sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của người mắc. Ngoài ra, Levothyrox cũng không được dùng cho các đối tượng như:

  • Người bị suy tuyến thượng thận, suy tuyến yên chưa được điều trị.
  • Nhiễm độc giáp chưa điều trị.
  • Nhồi máu cơ tim cấp, viêm cơ tim cấp, viêm toàn tim cấp.
  • Người bị cường giáp trong thời kỳ mang thai.

Thêm vào đó, cũng có một số đối tượng sau nên thận trọng khi dùng Levothyrox điều trị suy giáp. Cụ thể như sau:

  • Người bị tăng huyết áp, tim mạch khi dùng Levothyrox cần giảm liều.
  • Người mắc đái tháo đường hoặc suy tuyến thượng thận khi dùng Levothyrox cần điều chỉnh lại liều.
  • Cần hết sức thận trọng khi dùng Levothyrox cho trẻ vì có thể gây dính khớp sọ.
  • Người dùng thuốc chống đông máu kèm Levothyrox cần kiểm tra thời gian đông máu thường xuyên để hiệu chỉnh lại liều.
  • Phụ nữ mang thai dùng Levothyrox cần hết sức thận trọng bởi thuốc có thể qua hàng rào nhau thai.
  • Phụ nữ cho con bú cần hết sức thận trọng vì thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

khong-su-dung-levothyrox-de-giam-can-cho-nguoi-bi-beo-phi.webp

Không sử dụng Levothyrox để giảm cân cho người bị béo phì

Phản ứng của Levothyrox với các thuốc khác

Việc dùng chung Levothyrox với một số loại thuốc có thể làm tăng tác dụng phụ, giảm hiệu quả điều trị. Bạn cần thông báo với bác sĩ nếu đang sử dụng một số loại thuốc sau đây:

Nhóm thuốc làm tăng tác dụng phụ của Levothyrox:

  • Khi kết hợp dùng chung Levothyrox với thuốc chống trầm cảm như Amitriptyline và Maprotiline có thể gây loạn nhịp tim.
  • Tăng tác dụng của cả thuốc cường giao cảm pseudoephedrine và albuterol khi dùng cùng với Levothyroxine. Điều này có thể khiến người mắc gặp phải các vấn đề về tim mạch.
  • Dùng chung thuốc chống đông máu như Warfarin với Levothyroxine có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Bác sĩ sẽ giảm liều thuốc chống đông máu nếu người mắc đang dùng Levothyroxine.
  • Khi dùng chung thuốc gây mê Ketamine với Levothyroxine có thể khiến người bệnh bị tăng huyết áp, tim đập nhanh.

Nhóm làm giảm tác dụng của Levothyrox:

  • Thuốc chống trầm cảm Sertraline; Thuốc điều trị lao Rifampicin; Thuốc chống động kinh như Carbamazepine và Phenobarbital; Thuốc Canxi cacbonat hoặc sắt sunfat.
  • Thuốc điều trị mỡ máu cao như: Colesevelam; Cholestyramine; Colestipol.
  •  Thuốc điều trị suy thận: Kayexalate hoặc Sevelamer;
  •  Thuốc kháng axit điều trị dạ dày như Sucralfate.
  • Thuốc điều trị ung thư thuộc nhóm ức chế Tyrosine-kinase như Imatinib.
  • Thuốc điều trị tiểu đường như Insulin, Glipizide, Pioglitazone,Metformin, Nateglinide.
  • Thuốc trợ tim Digoxin.
  • Thuốc có tác dụng giãn phế quản Theophylin.

Lưu ý từ dược sĩ cho người dùng

Canxi cản trở sự hấp thu của Levothyrox. Do vậy, khi dùng Levothyrox với các thực phẩm giàu canxi cần cách nhau ít nhất 4 giờ. Bưởi có thể làm chậm sự hấp thu của thuốc do vậy cần hạn chế ăn loại quả này. Sắt làm giảm hiệu quả điều trị của Levothyrox bằng cách tạo thành một phức hợp không hòa tan. Nên dùng các chế phẩm chứa sắt và Levothyrox cách nhau ít nhất 4 giờ. Chất xơ, bột đậu nành và quả óc chó có thể làm giảm sự hấp thu Levothyroxine, vì vậy nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này.

Bên cạnh việc sử dụng Levothyrox thì nhiều người lựa chọn dùng thêm các thảo dược. Tiêu biểu như: Hải tảo, lá neem, ba chạc, khổ sâm nam,... giúp điều hòa miễn dịch, ổn định hormone tuyến giáp, giảm triệu chứng của bệnh suy giáp hiệu quả. Vào năm 2012, một nghiên cứu tại Trung Quốc đã chỉ ra rằng: Hải tảo có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, điều hòa miễn dịch, hỗ trợ cải thiện triệu chứng của các bệnh tuyến giáp như: Suy giáp, u tuyến giáp, viêm tuyến giáp,... Khi kết hợp hải tảo cùng các vị thảo dược quý khác như: Bán biên liên, khổ sâm nam, ba chạc,... thì tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp sẽ được tăng lên gấp nhiều lần. Vì vậy, kết hợp đông y và tây y là hướng điều trị mới được nhiều người bị suy giáp lựa chọn.

cac-thao-duoc-giup-cai-thien-suy-giap-an-toan-hieu-qua.webp

Các thảo dược giúp cải thiện suy giáp an toàn, hiệu quả

Thuốc Levothyrox giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh suy giáp. Tuy nhiên, việc sử dụng nên cẩn thận để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách sử dụng Levothyrox. Nếu cần hỗ trợ về bệnh suy giáp hoặc thuốc Levothyrox, vui lòng liên hệ 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ tốt nhất.

* Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo

Link tham khảo:

https://www.drugs.com/levothyroxine.html

https://www.rxlist.com/consumer_levothyroxine/drugs-condition.htm

https://dav.gov.vn/file/2017/HO%20SO%20THONG%20TIN%202017/478.17.pdf

Bình luận