Điều trị cường giáp và những điều cần lưu ý mà bạn không thể bỏ qua
Điều trị cường giáp kịp thời, hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu không điều trị sớm, hội chứng cường giáp có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim, xương, cơ, chu kỳ kinh nguyệt, khả năng sinh sản,… Để hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị cường giáp, mời bạn tham khảo bài viết sau.
Điều trị cường giáp hiệu quả bằng phương pháp nào?
Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị cường giáp: Dùng thuốc, liệu pháp điều trị phóng xạ và phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ tiến hành lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp.
Điều trị bằng thuốc
Phương pháp này ít có biến chứng nên thường được ưu tiên chỉ định để chữa trị cho người bệnh. Hai nhóm thuốc thường dùng là kháng giáp và chẹn beta.
Thuốc kháng giáp
Nhóm thuốc này ngăn chặn khả năng tạo ra hormone mới của tuyến giáp do đó giúp kiểm soát cường giáp. Khoảng 20-50% bệnh nhân thuyên giảm sau một đợt điều trị từ 1-2 năm. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng hướng dẫn, tái khám định kỳ để đánh giá nồng độ hormone giáp trong máu và báo ngay với bác sĩ khi có các triệu chứng bất thường.
Hiện nay, hai thuốc thuộc nhóm này là methimazole và propylthiouracil, thường được sử dụng để điều trị cường giáp. Trong đó methimazole được ưu tiên sử dụng còn propylthiouracil chỉ được khuyến cáo dùng trong những trường hợp đặc biệt (ví dụ: trong ba tháng đầu của thai kỳ gặp phải cơn bão giáp).
Tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi dùng thuốc là phát ban, phản ứng dị ứng, chức năng gan bất thường (bao gồm suy gan khi dùng propylthiouracil) và khoảng 0,1% trường hợp bị giảm số lượng bạch cầu nhưng sẽ trở về bình thường sau khi ngừng thuốc. Nếu người bệnh dị ứng với một thuốc thì có thể đổi sang thuốc còn lại. Còn trong trường hợp lượng bạch cầu giảm thì nên cân nhắc chuyển sang phương pháp khác (ví dụ: liệu pháp phóng xạ, phẫu thuật).
Người bệnh cần tuân thủ điều trị khi sử dụng thuốc kháng giáp
Thuốc chẹn beta
Được sử dụng trong điều trị bệnh cường giáp để làm giảm nhẹ triệu chứng cường giáp. Các triệu chứng như: Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, run rẩy và nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài thường giảm nhanh ngay sau khi dùng thuốc chẹn beta. Trong đó atenolol và metoprolol có tác dụng giảm nhịp tim mạnh hơn so với propranolol. Đối với người bệnh đang dùng thuốc chẹn beta phải hạn chế uống nước ép bưởi do nó ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Liệu pháp phóng xạ
Phương pháp phóng xạ có mục tiêu chính là phá hủy các mô tuyến giáp hoạt động mạnh nên được xem là một liệu pháp chữa trị cường giáp dứt điểm. Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng i-ốt phóng xạ dưới dạng lỏng hay viên nang bằng đường uống. I-ốt phóng xạ bị tuyến giáp hấp thụ và khiến tuyến giáp co lại. Sau 6-18 tuần các triệu chứng bệnh sẽ giảm dần. Lượng i-ốt phóng xạ thừa sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể qua thận trong vài tuần đến vài tháng.
Phần lớn người bệnh sau khi điều trị bằng i-ốt phóng xạ đều bị suy giáp và phải sử dụng thuốc hằng ngày để kiểm soát lượng hormone tuyến giáp này. Tuy nhiên phương pháp điều trị cường giáp bằng i-ốt phóng xạ tuyệt đối không được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai hay đang cho con bú do có thể gây suy giáp thai nhi nghiêm trọng và truyền từ mẹ sang con qua sữa mẹ. Lưu ý, không nên mang thai ít nhất 1 năm sau khi dừng sử dụng iod phóng xạ.
I-ốt phóng xạ phá hủy các mô tuyến giáp hoạt động mạnh
Phẫu thuật
Đây cũng là phương pháp chữa cường giáp một cách triệt để do phẫu thuật sẽ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Phẫu thuật được chỉ định cho những người bệnh nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán là mắc ung thư tuyến giáp. Ngoài ra, đây cũng là phương pháp phù hợp với bệnh nhân đang mang thai hay mong muốn có thai sớm sau khi điều trị cường giáp.
Với phương pháp điều trị này, nguy cơ tái phát của người bệnh là 2-16%, còn khả năng bị suy giáp là 3-48% và thường liên quan trực tiếp đến mức độ phẫu thuật (cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp). Ít gặp hơn, ở một số trường hợp có thể bị tổn thương dây thần kinh ở thanh quản hoặc các tuyến cận giáp.
Phẫu thuật tuyến giáp được chỉ định khi các phương pháp khác không phù hợp
Các phương pháp chăm sóc người bệnh sau điều trị cường giáp
Sau khi điều trị cường giáp, các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần. Tuy nhiên, để kiểm soát tình trạng bệnh và giảm nguy cơ tái phát, người mắc nên lưu ý một số điều trong cuộc sống hằng ngày bao gồm:
Chế độ ăn cho người cường giáp
Khi bị cường giáp người bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, cân nặng sụt giảm, nhịp tim nhanh,... Để cải thiện các triệu chứng của cường giáp người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Theo các chuyên gia người bệnh cường giáp nên ăn các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giàu đạm, kẽm omega 3, vitamin D như: Dâu tây, việt quất, kiwi, hạnh nhân, cá hồi,... Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu i-ốt, đồ ăn nhanh, các loại đồ uống kích thích (cà phê, rượu, bia,...).
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục giúp cải thiện độ săn chắc của cơ bắp và hệ tim mạch do đó sẽ làm người bệnh cảm thấy khỏe hơn. Với những người bị bệnh Graves, nên lựa chọn các bài tập như đi bộ, tập yoga,... giúp tăng cường sức khỏe toàn trạng, cải thiện triệu chứng bệnh.
Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe cho người mắc bệnh cường giáp
Học các kỹ thuật tự thư giãn
Các kỹ thuật tự thư giãn (ví dụ như yoga cardio hay thiền định) sẽ giúp người mắc cường giáp có cái nhìn tích cực. Có nhiều tài liệu cho rằng đối với bệnh Graves, căng thẳng là một yếu tố nguy cơ, vì vậy học cách thư giãn và đạt được sự cân bằng trong cuộc sống của người mắc có thể giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần.
Sử dụng sản phẩm thảo dược
Bên cạnh các biện pháp trên, hiện nay nhiều người có xu hướng sử dụng các sản phẩm thảo dược. Tiêu biểu trong số đó là sản phẩm chứa thành phần chính là hải tảo. Kể từ thời tiền sử, người Trung Quốc, Nhật Bản đã sử dụng hải tảo trong bữa ăn hàng ngày. Theo nghiên cứu năm 2012 tại Trung Quốc cho thấy trong hải tảo có nhiều hoạt chất sinh học giúp kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch giúp cải thiện bệnh tuyến giáp hiệu quả. Hiện nay nhiều người lo lắng hàm lượng hải tảo giàu i-ốt sẽ gây hại cho tuyến giáp. Tuy nhiên đây là một quan điểm sai lầm, bởi khi bị cường giáp, i-ốt sẽ tập trung nhiều tại tuyến giáp để sản xuất hormone, do đó nhiều cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể bị thiếu i-ốt dẫn đến hệ lụy: Cơ thể mệt mỏi, suy giảm trí nhớ,... Vì vậy, người bị bướu cổ cường giáp không nên kiêng i-ốt tuyệt đối mà cần bổ sung một lượng phù hợp để bộ phận khác hoạt động và duy trì chức năng.
Sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính hải tảo giúp cải thiện cường giáp hiệu quả
Khi hải tảo được kết hợp với khổ sâm nam, bán biên liên, lá neem,... sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh cường giáp một cách hiệu quả hơn vì sự kết hợp này làm tăng tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, điều hòa miễn dịch và ổn định nồng độ hormone giáp hiệu quả.
Như vậy, ngay sau khi được chẩn đoán mắc hội chứng cường giáp, người bệnh nên tiến hành điều trị sớm để tránh được các biến chứng nguy hiểm sau này. Bên cạnh việc tuân thủ điều trị, người bệnh cần thực hiện theo một lối sống lành mạnh và kết hợp sử dụng các sản phẩm thảo dược chứa hải tảo mỗi ngày, nhờ đó nâng cao hiệu quả điều trị đồng thời ngăn chặn được nguy cơ tái phát bệnh.
Link tham khảo
https://www.webmd.com/a-to-z-guides/overactive-thyroid-hyperthyroidism
https://www.endocrineweb.com/conditions/hyperthyroidism/hyperthyroidism-overactivity-thyroid-gland
Bình luận