4 điều cần biết về thuốc Levosum để điều trị suy giáp hiệu quả
Levosum (Levothyroxine) là thuốc gì?
Levosum có thành phần chính là Levothyroxine, giúp điều trị bệnh suy giáp. Mỗi viên Levosum có chứa 0,1mg Levothyroxin. Levosum thuộc nhóm thuốc bổ sung hormone tuyến giáp. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén và đóng gói hộp 10 vỉ x 10 viên.
Hiện tại, Levosum được bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc, với mức giá dao động từ: 150.000 đồng - 165.000 đồng. Một số thuốc trên thị trường hiện nay chứa thành phần Levothyroxine có tác dụng tương tự như Levosum đó là: Berlthyrox; Naphathyrox; Thyrostad; Seachirox; Levosum; L-Thyroxin; Tamidan;…
Cơ chế tác dụng của Levosum
Levosum chứa hoạt chất chính Levothyroxin. Đây là hormone tổng hợp có tác dụng tương tự với hormone T4. Khi vào trong cơ thể, Levothyroxin sẽ ức chế tuyến yên tiết thyrotropin (TSH) kích thích tuyến giáp sản xuất T3, T4 từ đó làm giảm kích thước bướu, cải thiện triệu chứng suy giáp.
Levosum chứa hoạt chất chính levothyroxine giúp bổ sung hormone tuyến giáp
Hướng dẫn dùng Levosum hiệu quả
Để sử dụng Levosum hiệu quả, bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là thông tin liên quan đến liều dùng, cách dùng Levosum mang tính chất tổng hợp từ nhà sản xuất. Vì vậy, bạn có thể tham khảo thêm.
Cách dùng và liều dùng của Levosum
Nên dùng Levosum với một cốc nước đầy, trước khi ăn sáng khoảng 30 phút để thuốc phát huy hiệu quả cao nhất.
Liều dùng Levosum sẽ được chỉ định cho từng đối tượng khác nhau sau khi các bác sĩ đã cân nhắc và tính toán. Dưới đây là liều dùng Levosum mà người mắc có thể tham khảo:
Suy giáp nhẹ ở người lớn:
Liều khởi đầu: 50mcg/lần/ngày. Sau 2-4 tuần điều trị, bác sĩ sẽ tăng liều từ 25 - 50mcg/ngày đến khi nồng độ hormone được kiểm soát.
Suy giáp nặng ở người lớn:
Liều khởi đầu cho người bị suy giáp từ: 12,5 - 25mcg/lần/ngày. Sau 2-4 tuần sẽ tăng thêm 25mcg/ngày cho đến khi nồng độ hormone đạt ngưỡng bình thường. Liều duy trì 75 - 125mcg/lần/ngày.
Suy giáp nặng ở người già:
Liều khởi đầu cho bệnh nhân cao tuổi từ: 12,5 - 25mcg/lần/ngày. Tăng liều thêm 25mcg sau 3-4 tuần điều trị, cho đến khi nồng độ hormone được kiểm soát. Liều duy trì ở bệnh nhân suy giáp nặng là: 100 - 125mcg/lần/ngày.
Trẻ em
Đối với trẻ em dưới 1 tuổi liều điều trị từ 25 - 50 mcg/lần/ngày. Đối với trẻ em trên 1 tuổi liều điều trị thay thế từ 3 - 5 mcg/kg/lần/ngày. Tăng dần liều theo độ tuổi. Cũng có thể dùng liều như sau:
- Trẻ em từ 0-6 tháng: 25-50 mcg hoặc 8-10 mcg/kg/ngày.
- Trẻ từ 6-12 tháng: 50 - 75 mcg hoặc 6-8 mcg/kg/ngày.
- Trẻ từ 1-5 tuổi: 75 - 100 mcg hoặc 5-6 mcg/kg/ngày.
- Trẻ từ 6-12 tuổi: 100 - 150 mcg hoặc 4-5 mcg/kg/ngày.
- Trẻ trên 12 tuổi: Trên 150 mcg hoặc 2-3 mcg/kg/ngày.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể quên hoặc sử dụng quá liều Levosum. Nếu gặp những trường hợp này, bạn có thể xử lý như sau:
Khi quên liều:
Khi quên uống Levosum thì cần dùng thuốc ngay sau khi nhớ ra. Nếu gần giờ dùng liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên và uống thuốc đúng theo lịch trình. Không được uống gấp đôi vì có thể dẫn đến quá liều.
Khi quá liều:
Khi dùng quá liều Levosum người mắc thường có biểu hiện của hội chứng cường giáp như: Run chân tay, nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, hồi hộp, lo lắng, cáu kỉnh, đau ngực, khó thở. Nếu không may uống quá liều và xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm thì cần đến ngay cơ sở y tế để được xử trí.
Cần đến ngay cơ sở y tế khi sử dụng Levosum quá liều
Tác dụng phụ của Levosum có thể gặp
Thuốc Levosum có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người dùng. Nếu có bất kỳ phản ứng bất thường nào sau khi dùng thuốc, cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất. Một số tác dụng phụ được báo cáo như sau:
Phản ứng dị ứng: Nổi mề đay, sưng mặt mũi, môi, lưỡi, cổ họng, khó thở.
Tác dụng phụ thường gặp: Thèm ăn, giảm cân, bồn chồn, tiêu chảy, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, vã mồ hôi, mất ngủ, sốt, sợ nóng, rối loạn kinh nguyệt. Các triệu chứng này sẽ xuất hiện sau nhiều ngày dùng thuốc.
Tác dụng phụ ít gặp: Rụng tóc, đau hoặc khó chịu ở ngực, tiểu ít, khó thở, khó nuốt, giãn tĩnh mạch cổ, rối loạn nhịp tim, sốt, phát ban, cáu gắt, rối loạn kinh nguyệt, buồn nôn, hoặc khó chịu ở cánh tay, hàm, lưng hoặc cổ, đổ mồ hôi.
Tác dụng phụ hiếm gặp: Dị ứng, loãng xương, gây liền sớm đường khớp sọ ở trẻ em, suy tim, tăng chuyển hóa, u giả ở não trẻ em, nhìn mờ hoặc nhìn đôi, chóng mặt, đau mắt, chậm phát triển ở trẻ, đi khập khiễng, đau ở hông hoặc đầu gối, co giật, nhức đầu dữ dội.
>>>XEM THÊM: Tất tần tật về suy giáp - Thông tin hữu ích bạn đừng bỏ qua!
Lưu ý khi dùng Levosum điều trị suy giáp
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng Levosum, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau đây:
Đối tượng thận trọng khi sử dụng thuốc Levosum
Dưới đây là một số đối tượng cần hết sức thận trọng khi sử dụng Levosum:
- Phụ nữ mang thai.
- Bà mẹ cho con bú.
- Những người lái xe và vận hành máy móc.
- Người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đau thắt ngực.
- Người bị tiểu đường, suy thượng thận.
Không được sử dụng thuốc Levosum 0,1mg cho những trường hợp sau:
- Người bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Người bị nhiễm độc giáp, cường giáp chưa được điều trị.
- Người bị nhồi máu cơ tim.
- Người bị suy thượng thận chưa được điều trị.
- Loãng xương, các vấn đề liên quan đến tuyến yên. Hoặc dị ứng với bất kỳ thức ăn/thuốc nào khác.
Người bị suy thượng thận cần thận trọng khi sử dụng Levosum
Tương tác Levosum với thuốc khác
Levosum có thể gây tương tác làm thay đổi công dụng, gia tăng tác dụng phụ với một số thuốc sau:
- Thuốc chống loạn nhịp tim Amiodaron: Khi dùng đơn độc có thể gây suy giáp hoặc cường giáp.
- Thuốc tác động lên thần kinh giao cảm như Pseudoephedrine và Albuterol: Khi dùng chung Pseudoephedrine, Albuterol và Levothyroxine có thể tăng tác dụng của thuốc khiến người mắc có nguy cơ gặp phải các bệnh tim mạch nghiêm trọng.
- Thuốc chống đông máu (Warfarin), chống viêm corticoid: Làm tăng tác dụng đông máu và chống viêm, cần giảm liều khi dùng cùng Levosum.
- Thuốc trợ tim Glycosid và chẹn Beta-Adrenergic (trong điều trị tăng huyết áp): Tác dụng của loại thuốc này bị giảm đi khi phối hợp với Levosum.
- Thuốc gây mê Ketamin: Gây tăng huyết áp, nhịp tim nhanh.
- Kết hợp Levosum với thuốc điều trị trầm cảm Maprotiline: Tăng nguy cơ loạn nhịp tim.
- Phối hợp Levosum với Somatrem (hormone tăng trưởng): Gây thoái hóa nhanh đầu xương.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (Sertraline, Citalopram, Paroxetine, Fluoxetine,...): Tăng tác dụng và độc tính của 2 thuốc khi phối hợp với nhau.
- Thuốc thần kinh giao cảm (Metaraminol, Phenylephrin): Tăng nguy cơ suy mạch vành ở người bị mạch vành.
Lời khuyên của dược sĩ cho người bệnh khi sử dụng Levosum
Dưới đây là một số lời khuyên của dược sĩ cho người bị suy giáp dùng Levosum để điều trị:
Khi dùng chung Levosum với nước ép bưởi, sữa đậu nành, bột hạt bông, quả óc chó và chất xơ có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Do vậy cần dùng thuốc cách xa các thực phẩm này. Cần bảo quản thuốc nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.
Không được tự ý dừng hay bỏ thuốc vì nó có thể gây rối loạn hormone tuyến giáp khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng. Trước khi sử dụng thuốc cần nói với bác sĩ về các bệnh mắc kèm mà bạn gặp phải. Levothyroxine không được dùng để điều trị bệnh béo phì hoặc các vấn đề về cân nặng. Bởi thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng người mắc.
Bên cạnh dùng thuốc Levosum thì người mắc bệnh suy giáp có thể sử dụng thêm các thảo dược như: Hải tảo, lá neem, ba chạc, khổ sâm nam,... Bởi các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng: Hải tảo, lá neem, ba chạc, khổ sâm nam có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ thu nhỏ khối bướu cổ do suy chức năng tuyến giáp. Đặc biệt vào năm 2012, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hải tảo có tác dụng chống oxy hóa giúp bảo vệ tuyến giáp khỏi các tác nhân gây hại. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả điều trị suy giáp, người bệnh nên kết hợp đông và tây y với nhau.
Hải tảo kết hợp cùng các thảo dược giúp cải thiện bệnh suy giáp an toàn, hiệu quả
Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thuốc Levosum và những lưu ý khi sử dụng. Bên cạnh việc tuân thủ điều trị của bác sĩ thì việc thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý là rất cần thiết. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về thuốc Levosum, hãy gọi ngay tới tổng đài 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ tốt nhất.
* Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
Link tham khảo:
https://www.webmd.com/drugs/2/drug-1433-7074/levothyroxine-oral/levothyroxine-oral/details
Bình luận