Vậy thường có những nguyên nhân cụ thể nào có thể gây điếc đột ngột? Chữa điếc đột ngột như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết chi tiết về điếc đột ngột sau đây.

Bệnh điếc đột ngột là gì và cách nhận biết?

Bệnh điếc đột ngột - SSHL (Sudden sensorineural hearing loss) là tình trạng gây mất thính giác đột ngột và nhanh chóng tại một thời điểm hoặc kéo dài hơn. Hoặc nói theo y khoa là khi thính giác thần kinh không tiếp nhận âm thanh từ 30dB (đề xi ben) trở lên ở ít nhất 3 tần số liên tiếp, mới phát hiện trong 72 giờ. 

Điếc đột ngột xảy ra khi tai trong, đường dẫn thần kinh giữa tai và não hoặc ốc tai trong bị tổn thương. Thông thường điếc đột ngột hay xảy ra ở một bên tai. Trong thời gian này, âm thanh dần trở nên bị bóp nghẹt hoặc yếu đi. Mặc dù đa số các trường hợp bị điếc đột ngột đều có thể tự hồi phục thính lực trong khoảng vài tuần. 

Tuy nhiên không ít người bệnh do được chẩn đoán và điều trị muộn dẫn tới ảnh hưởng lớn đến thính lực về sau, thậm chí có bệnh nhân đã bị điếc vĩnh viễn. Theo thống kê điếc đột ngột chiếm tỷ lệ 5-10/100.000 người, tính ra khoảng 15.000 ca mới được phát hiện mỗi năm trên thế giới.

Nhận biết điếc đột ngột như thế nào?

Những người bệnh cho biết họ thường xảy ra tình trạng mất thính lực vào buổi sáng khi thức dậy. Họ thường phát hiện khi sử dụng điện thoại hay từ chính những tiếng ồn xung quanh. Bản thân người bệnh cũng sẽ có những dấu hiệu như thường xuyên thấy đầy tai, ù tai, chóng mặt.

Các triệu chứng thông thường giúp nhận ra tình trạng điếc đột ngột như:

  • Âm thanh cuộc trò chuyện xung quanh thường bị bóp nghẹt
  • Cảm giác tai bị đầy hoặc như khi bị bịt lại bằng một chiếc nút.
  • Chóng mặt thường xuyên.
  • Bị ù tai và có những âm thanh ong ong ở trong tai.
  • Gặp vấn đề với việc giữ thăng bằng.
  • Đối với tiếng ồn xung quanh cảm giác ồn ào, không thể nghe chính xác các âm thanh

diec-dot-ngot-co-the-gay-anh-huong-toi-cuoc-song-nguoi-benh

Điếc đột ngột gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh

Nguyên nhân gây ra điếc đột ngột

Nguyên nhân gây ra bệnh điếc đột ngột có rất nhiều, nhưng trên thực tế việc xác định các nguyên nhân cụ thể chỉ khoảng 10%. Một số những nguyên nhân ghi nhận lại được như:

  • Sự lão hóa của tuổi già khiến cơ quan thính lực bị suy yếu.
  • Bệnh hệ thống miễn dịch như Cogan.
  • Bệnh Lyme - một bệnh nhiễm trùng thường lây truyền qua vết cắn của con bọ.
  • Bệnh Meniere - rối loạn ảnh hưởng đến tai trong.
  • Ảnh hưởng do nọc độc khi bị rắn cắn.
  • Bệnh lý thần kinh như bệnh đa xơ cứng.
  • Thường xuyên có tiếp xúc lâu với môi trường có tiếng ồn lớn.
  • Bị chấn thương đầu hay đa chấn thương.
  • Bệnh lý về mạch máu, lưu thông máu.
  • Có sự tiếp xúc với thuốc điều trị ung thư hoặc nhiễm trùng nặng.
  • Thường xuyên nhiễm trùng tai.
  • Làm sạch tai bằng tăm bông, các vật nhỏ khác dẫn đến làm tổn thương màng nhĩ.
  • Tai tiếp xúc với nước có nhiều vi khuẩn

Ngoài ra ở trẻ sơ sinh cũng bắt gặp tình trạng bị điếc đột ngột do bẩm sinh do những nguyên nhân như sau: 

  • Sự nhiễm trùng lây truyền từ người mẹ, một số bệnh chẳng hạn như rubella, herpes hay giang mai,...
  • Trẻ sinh ra có cân nặng thấp.
  • Toxoplasma gondii-một loại ký sinh trùng đi qua bụng mẹ.
  • Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh điếc đột ngột.

bo-phan-tai-trong-bi-ton-thuong-se-co-the-gay-diec-dot-ngot

Bộ phận trong tai chịu tổn thương sẽ có thể gây điếc đột ngột

Các cách chữa điếc đột ngột hiện nay

Điếc đột ngột thường sẽ tự cải thiện nếu điều trị nhanh chóng được thực hiện. Các triệu chứng biến mất trong vòng những ngày đầu tiên sau khi bị mất thính giác. Đây được gọi là sự phục hồi tự phát. 

Tuy nhiên bên cạnh đó 15% những người bị điếc đột ngột sẽ không phục hồi thính lực. Một số biện pháp được áp dụng trong điều trị các tình trạng điếc đột ngột. Cụ thể:

Điều trị bằng thuốc Corticosteroid

Việc điều trị bằng thuốc Corticosteroid hay steroid đang là phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với bệnh điếc đột ngột, đặc biệt khi không biết rõ nguyên nhân. Thuốc giúp giảm sưng, chống viêm và giúp tự chữa lành.

Steroid được khuyên dùng nên sử dụng càng sớm càng tốt để cho hiệu quả tốt nhất. Thậm chí nhiều trường hợp bác sĩ đề nghị sử dụng steroid trước khi có kết quả chẩn đoán. Đáp ứng ở giai đoạn cấp tính do quá trình viêm của thiếu máu não thoáng qua được điều trị đúng cách bằng corticosteroid, và phải tuân thủ theo phác đồ điều trị điếc đột ngột. 

Trước đây hay như thông thường việc dùng steroid chủ yếu theo đường uống nhưng đã có chứng minh hiệu quả khi tiêm trong màng nhĩ. Và thực tế cũng chứng minh điều trị bằng cách tiêm cho hiệu quả như đường uống. Bên cạnh điều trị bằng corticosteroid thì người bệnh thường được kê thêm kháng sinh khi có kèm theo dấu hiệu của nhiễm khuẩn như sốt hoặc để phòng ngừa bội nhiễm

dung-corticosteroid-la-uu-tien-dieu-tri-dau-tien-trong-diec-dot-ngot

Dùng Corticosteroid là ưu tiên điều trị đầu tiên trong điếc đột ngột

Điều trị điếc đột ngột bằng oxy áp cao

Liệu pháp oxy cao áp (Hyperbaric oxygen therapy-HBOT) là sử dụng oxy tinh khiết trong môi trường áp lực cao. Được thực hiện ở phòng khám hoặc bệnh viện, bệnh nhân sẽ được cho thở oxy tinh khiết và nó sẽ giúp lượng oxy trong máu tăng 22-30 lần. Liệu pháp oxy giúp chữa tổn thương lưu lượng máu trong tai và thúc đẩy quá trình hồi phục mạch máu. Ngoài ra nó cũng có tác dụng kháng khuẩn và thúc đẩy phát triển mạch máu mới.

Liệu pháp oxy cao áp chỉ được sử dụng khi việc sử dụng steroid đơn độc không cho hiệu quả. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những người được điều trị bằng oxy cùng với thuốc có khả năng lấy lại hoàn toàn thính giác của họ cao hơn 61%. Tuy nhiên với liệu pháp này còn khá hạn chế do yêu cầu về thiết bị cao. 

Sử dụng máy trợ thính hoặc cấy ốc tai điện tử

Khi điều trị thuốc hay liệu pháp oxy cao áp vẫn không giải quyết được điếc đột ngột thì lời khuyên sẽ là dùng các thiết bị trợ thính. Điều này giúp cải thiện sinh hoạt cho bệnh nhân tốt hơn.

Thời nay y khoa phát triển, một phương pháp nữa giúp cải thiện thính lực là cấy ốc tai điện tử. Đây là một thiết bị y tế điện tử nhỏ hỗ trợ các tình trạng mất thính lực từ mức độ trung bình đến nặng. 

Thiết bị hoạt động bằng cách kích thích điện vào dây thần kinh ốc tai. Bao gồm một micro, chíp thu sóng âm thanh, bộ xử lý giọng nói giúp phân tích âm thanh thành các ký hiệu kỹ thuật số. Nó thường được sử dụng để giúp hỗ trợ tình trạng điếc đột ngột không hồi phục.

oc-tai-dien-tu-giup-lay-lai-suc-nghec-cho-benh-nhan-diec

Cấy ốc tai điện tử giúp lấy lại thính lực cho bệnh nhân điếc

Các biện pháp phòng ngừa bị điếc đột ngột

Bệnh điếc đột ngột có thể xảy ra trên bất kỳ ai nên dù là vấn đề nhỏ nhất liên quan đến tai, thính giác bạn đều phải thận trọng. Điếc đột ngột các trường hợp tự hồi phục hoặc chỉ cần sử dụng thuốc một thời gian nhưng khả năng tái phát hoàn toàn có thể xảy ra. Mọi người cần chủ động bảo vệ bản thân, dưới đây là một số lưu ý chăm sóc tai và thính giác của bạn.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Để phòng ngừa điếc đột ngột, chủ yếu bệnh nhân cần nghỉ ngơi, thư giãn, giảm thiểu căng thẳng, stress nhằm hạn chế những vấn đề gây ra tắc mạch máu nuôi dưỡng tai.
  • Lưu ý môi trường làm việc có tiếng nhiều tiếng ồn hay tiếng ồn lớn, thợ lặn, làm việc tại các hầm lò,… cần có bảo hộ đủ và an toàn.

Một chế độ ăn khoa học quan trọng cho cơ thể và cả đôi tai của bạn. Một số thực phẩm tốt cho việc phòng ngừa điếc đột ngột:

  • Vitamin A giúp giảm tới 47% nguy cơ điếc đột ngột có nhiều trong: cà rốt, khoai lang,…
  • Axit béo omega-3 giúp cải thiện thính lực.
  • Kali có trong chất lỏng tai giúp dẫn truyền âm thanh đến não, một số thực phẩm chứa nhiều kali như: chuối, cam,…
  • Kẽm giúp duy trì hệ miễn dịch của cơ thể vì vậy rất giúp ích cho việc chống nhiễm khuẩn tai, bảo vệ tai tránh điếc đột ngột. Hạnh nhân, đậu xanh, thịt đỏ là thực phẩm phổ biến và rất giàu kẽm.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ

Một xu hướng hiện nay được nhiều người bệnh tin dùng là các sản phẩm có thành phần thảo dược ngày càng tăng. Vì là các thành phần tự nhiên nên rất an toàn có thể dùng cho mọi đối tượng, không gây ra tác dụng phụ. Một số thảo dược tốt giúp cải thiện và hỗ trợ điều trị tình trạng giảm thính lực như: Cối xay, Cao vảy ốc, Cốt toái bổ, Câu kỳ tử. Đây đều là những vị thuốc trong y học cổ truyền tốt dùng nhiều cho các tình trạng ù tai, đau tai, làm tăng thính lực cho tai.

Đặc biệt, nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy, cây cối xay có tác dụng chống viêm, giảm đau tương đương diclofenac nên giúp cải thiện điếc đột ngột, ù tai, nghe kém do mắc các bệnh viêm nhiễm ở tai hiệu quả.

cay-coi-xay-hieu-qua-trong-ho-tro-dieu-tri-viem-tai-tat-diec-tai

Cối xay hiệu quả trong hỗ trợ điều trị viêm tai, tật điếc, ù tai, đau tai

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh điếc đột ngột và cách điều trị thông dụng, cách phòng ngừa để luôn có thính lực bình thường. Tuy nhiên, đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo. Nếu bạn vẫn còn có băn khoăn vấn đề gì vui lòng liên hệ tổng đài  024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn.

Nguồn:

https://www.hearingloss.org/hearing-help/hearing-loss-basics/sudden-deafness/

https://www.healthline.com/health/sensorineural-deafness

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hearing-loss/symptoms-causes/syc-20373072

 

Bình luận