Dị ứng thai kỳ và những thông tin quan trọng các mẹ cần biết
Dị ứng thai kỳ là tình trạng phổ biến gây nhiều phiền toái và khó chịu cho các mẹ. Khi bị dị ứng, mẹ bầu thường xuất hiện các triệu chứng như: Phát ban đỏ, ngứa, nổi mề đay,... Vì sao lại có hiện tượng dị ứng thai kỳ? Cách khắc phục tình trạng này là gì? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết này nhé!
Tìm hiểu dị ứng thai kỳ là gì?
Dị ứng thai kỳ là vấn đề thường gặp ở mẹ bầu. Theo một nghiên cứu cho thấy, khoảng 40% các bà mẹ đang trong thời kỳ mang thai gặp phải tình trạng dị ứng. Thông thường, dị ứng thai kỳ sẽ không nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên, nó gây nên nhiều khó chịu cho các mẹ bầu bởi cảm giác ngứa ngáy, mất thẩm mỹ. Trong một số ít các trường hợp, dị ứng thai kỳ cũng có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Dị ứng thai kỳ gây khó chịu cho mẹ bầu
Biểu hiện của dị ứng thai kỳ
Khi gặp phải tình trạng dị ứng thai kỳ, người mẹ thường sẽ có những biểu hiện sau đây:
- Cảm giác ngứa ngáy trên da.
- Nổi phát ban, mề đay.
- Da bị đỏ, sẩn ngứa.
- Các vết tổn thương da do gãi.
- Xuất hiện các vết chàm trên da.
Trong trường hợp dị ứng thai kỳ do tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường bên ngoài (bụi, phấn hoa, lông mèo,...), người mẹ có thể thấy triệu chứng khác như: Hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu,... Tuy nhiên, tình trạng này sẽ giảm dần khi ngừng tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng (còn gọi là dị nguyên).
Dị ứng thai kỳ gây nghẹt mũi, chảy nước mũi
Nguyên nhân gây ra dị ứng thai kỳ
Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều biến đổi, nhất là sự tăng, giảm nội tiết tố. Chính những thay đổi đột ngột này làm cho mẹ bầu nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng bởi các dị nguyên từ môi trường. Dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân phổ biến gây nên dị ứng thai kỳ. Bao gồm:
- Sự thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, các nội tiết tố trong cơ thể người mẹ có sự thay đổi rõ rệt. Nồng độ estrogen và progesterone tăng cao một cách đột ngột, làm giãn rộng các mạch máu toàn thân. Đồng thời, cũng làm cho nồng độ glucocorticoid, androgen và prolactin trong huyết tương tăng lên đáng kể. Tất cả sự biến đổi nhanh chóng kể trên làm hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng đột ngột và dữ dội, gây nên tình trạng dị ứng.
- Sự thay đổi tâm lý khi mang thai: Có nhiều nghiên cứu cho thấy, trong quá trình mang thai, bà bầu thường gặp các vấn đề về tâm lý. Đó là cảm giác lo âu, bồn chồn, hay cáu gắt, dễ bị stress, buồn bực,... Chính những cảm xúc tiêu cực này khiến cơ thể sản sinh một loại hormone được gọi là cortisol. Nếu tích lũy quá nhiều trong cơ thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch và gây viêm. Khi đó, cơ thể sẽ dễ mắc bệnh và dị ứng.
- Sử dụng thuốc: Trong suốt quá trình mang thai, người mẹ cần bổ sung một lượng lớn các vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Ở một số trường hợp, việc dùng quá nhiều thuốc và thực phẩm chức năng có thể gây nên những phản ứng dị ứng.
Xem thêm: Tổng quan về các loại dị ứng và cách giảm mẩn ngứa, khó chịu
Cách điều trị dị ứng thai kỳ
Dị ứng thai kỳ thường xuất phát từ nguyên nhân bên trong cơ thể và có liên quan đến hệ miễn dịch. Do đó, việc chữa trị dứt điểm tình trạng dị ứng thai kỳ rất khó. Hiện nay, phương pháp điều trị chủ yếu đó là kiểm soát các triệu chứng. Dưới đây là một số phương pháp chữa dị ứng thai kỳ phổ biến, bao gồm:
Điều trị dị ứng thai kỳ bằng thuốc
Dị ứng thai kỳ có thể được chữa trị bằng cách dùng thuốc để làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sự phát triển của thai nhi, các mẹ nên thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và nguy cơ trong quá trình dùng thuốc, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ.
Bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về tình trạng dị ứng để nhận được sự tư vấn dùng thuốc phù hợp. Một số thuốc đã được chứng minh là an toàn cho các mẹ bầu, bác sĩ có thể chỉ định khi bị dị ứng thai kỳ đó là: Thuốc kháng histamin đường uống hoặc bôi có thành phần như: Cetirizine, chlorpheniramine , diphenhydramine, loratadine và fexofenadine.
Lưu ý rằng luôn có nguy cơ rủi ro khi dùng bất kỳ loại thuốc nào trong thời kỳ mang thai. Do đó, các mẹ bầu cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ/dược sĩ để đảm bảo an toàn.
Điều trị dị ứng thai kỳ bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Cách chữa dị ứng thai kỳ với thảo dược tự nhiên
Điều trị dị ứng thai kỳ bằng thuốc có thể làm giảm đáng kể triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Nhưng để hạn chế tác dụng phụ, phương pháp điều trị được các chuyên gia tư vấn là kết hợp dùng với thảo dược tự nhiên. Một số loại thảo dược được khuyến cáo đó là:
- Sử dụng cây nhàu để giảm dị ứng: Nhàu hay còn gọi là cây ngao. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trong cây nhàu có chứa một số hợp chất proxeronine, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chống lại các gốc tự do. Đồng thời, cây nhàu cũng được sử dụng từ lâu đời với tác dụng bổ thận, thanh lọc, giải độc cho cơ thể. Sử dụng nước ép quả nhàu hoặc cao nhàu chiết xuất từ cây nhàu có thể giúp giảm các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy do dị ứng.
- Uống trà thảo mộc: Đã từ rất lâu, trà hoa cúc, trà atiso, chè vằng,... đã được dùng trong dân gian với tác dụng thanh lọc, giải độc cho cơ thể. Do đó bạn cũng có thể sử dụng các loại trà này để cải thiện tình trạng dị ứng, thải độc từ bên trong cơ thể.
Sử dụng quả nhàu làm triệu chứng dị ứng thai kỳ
Hiện nay, nền y học hiện đại phát triển đã nghiên cứu ra viên uống dược liệu có thành phần: cao nhàu, cao gan, L-carnitine fumarate có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, tốt cho gan thận giúp cải thiện nhanh triệu chứng mề đay dị ứng và còn ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Biện pháp phòng ngừa dị ứng thai kỳ
Mặc dù các phương pháp chữa dị ứng thai kỳ có thể mang lại hiệu quả nhanh nhưng điều quan trọng nhất là các mẹ bầu nên tìm hiểu nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng dị ứng để có cách phòng tránh hiệu quả. Một số biện pháp có thể giúp ngăn ngừa dị ứng thai kỳ đó là:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố nguy cơ mà bạn nghi ngờ rằng có thể gây dị ứng đối với cơ thể. Chúng bao gồm: Khói thuốc lá, thuốc lào; khói bếp than; lông vật nuôi trong nhà như chó, mèo,...
- Không ăn các thức ăn đã từng dị ứng trước đó cũng như những thức ăn lạ. Một số người có cơ địa dị ứng với đậu phộng, hải sản như tôm, cua,...
- Tránh xa các trạng thái cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, buồn bực, lo âu, stress,... Hãy để cơ thể luôn trong trạng thái thoải mái nhất. Tập thể dục nhẹ nhàng và kết hợp thở sâu đúng cách giúp các mẹ có tinh thần sảng khoái, ngăn ngừa bệnh tật.
- Người mẹ cũng nên đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh để tăng cường đề kháng của cơ thể. Bạn nên ăn các loại thức ăn đã được nấu chín cẩn thận, tránh ăn đồ lạnh, hạn chế dùng thức ăn để qua đêm.
Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về dị ứng thai kỳ. Bạn hãy áp dụng các cách điều trị trên và nhớ sử dụng viên uống có thành phần cao nhàu để cải thiện nhanh mề đay dị ứng nhé. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến dị ứng thai kỳ, hãy nhanh tay để lại số điện thoại hoặc comment xuống bên dưới. Chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi nhanh nhất có thể!
Link tham khảo:
https://www.healthline.com/health/pregnancy/allergies
https://health.clevelandclinic.org/pregnant-5-killer-allergy-busters-that-are-safe-for-baby/
Bình luận